Nguồn Gốc, Xuất Xứ, Đặc Điểm Của Cây Điều Việt Nam
Mục Lục
Nguồn Gốc, Xuất Xứ Cây Điều (đào lộn hột)
Cây điều hay còn gọi là đào lộn hột (Anacardium occidentale) có nguồn gốc xuất hiện ở vùng Đông Bắc Brazil. Cây mọc hoang dại trên các bãi biển và một số vùng đất hoang. Từ thế kỷ 16, cây điều được người Bồ Đào Nha mang đến trồng tại Ấn Độ, Malaysia và một số nước Đông Phi. Ngày nay cây điều là được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới châu Á. Điều thường trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới có vĩ tuyến từ 30 độ Bắc đến 30 độ Nam. Điều được trồng phổ biến lên tới 50 quốc gia và nơi trồng nhiều điều nhất là Ấn độ, Mozambich, Brazil, Malayxia, Srilanca, Philipines, Tanzania, Nigieria, Kenya…
=> Xem thêm: Tại Sao Hạt Điều Bình Phước Lại Được Ưa Chuộng?
Lúc đầu cây điều được sử dụng như kiểu trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc hay trồng ngăn lũ và xói mòn đất. Nhưng rồi khi xác định được cây này có giá trị cao về mọi mặt đều cao thì chúng được trồng càng ngày càng nhiều để khai thác các giá trị này. Việt Nam đang là có sản lượng điều nhân xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Điều thường chỉ được trồng ở các tỉnh phía Nam nhất là các tỉnh vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và có một số ít trồng ở miền Tây. Hiện nay các tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất gồm Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Lắk, Bình Thuận và Bình Định…
=> Xem thêm: Cây Điều Được Trồng Nhiều Ở Vùng Nào Tại Việt Nam?
Cây điều được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Dưới đây là một số đặc điểm hình thái tiêu chuẩn của cây điều, dựa vào những đặc điểm thực vật học này bà con có thể nhận biết được những giống điều nào sẽ là giống điều tốt để trồng, tăng khả năng thích nghi cao và cho năng suất ổn định trong suốt thời kỳ sinh trưởng. Cây điều là cây công nghiệp lâu năm có tuổi thọ lên tới 40-50 năm tuổi, cây thường cho năng suất ổn định trong giai đoạn từ 10 đến 20 năm sau khi trồng.
Rễ Cây Điều
Cây điều thuộc loại rễ cọc, ngang bộ rễ vươn xa phát triển mạnh để tìm kiếm chất dinh dưỡng, rễ điều có thể ăn sâu vào đất. Khi trồng nơi đất tơi xốp thì chỉ cần sau 2 đến 3 tháng rễ cây điều đã có thể cắm sâu xuống 80 cm, sau khi trồng được 5 đến 6 tháng rễ đã có thể ăn sâu vào đất tới 2m. Tùy vào loại đất và khả năng sinh trưởng của cây điều, bộ rễ của cây điều có thể ăn sâu hàng chục mét, rễ điều rất chắc, bắm chặt vào đất có thể tới khoảng từ 1 đến 3 m (tính từ mặt đất tở xuống). Ngoài ra có tài liệu ghi lại nếu chúng được sinh trưởng với loại đất phù hợp thì cây sẽ có thể cắm đến gần 100m, và có thể lan rộng ra bán kín tán từ 50 đến 60 cm chính vì vậy mà cây có khả năng chịu hạn cực tốt, có thể sinh trưởng bình thường trong mùa khô, không có nước từ 5 đến 6 tháng.
Thân Cây Điều
Vì là cây công nghiệp lâu năm nên cây điều thường có thân cao từ 6 đến 8m, nếu sống trong điều kiện sinh trưởng tốt cây có thể cao tới 10 m (ở điều kiện sinh trưởng tốt còn các trường hợp khác thì cây sẽ bị còi cọc không không sinh trưởng được như ý). Trong thân cây điều và cành thường có nhiều mủ. Tán cây thường có dạng hình dù, cành thường phát sinh theo chiều ngang nên khi còn nhỏ cành thường hay mọc sà cong xuống đất. Cây điều là cây ưa sáng nên thân có thể mọc tốt ở những nơi có ánh sáng mạnh, khi có đầy đủ ánh sáng, cành có thể vươn rộng nên bà con cần chú ý trong công đoạn tỉa cành tạo tán và trồng cây ở mật độ thích hợp để tăng khả năng vươn của cành.
=> Xem thêm: Gỗ Cây Điều Loại Gỗ Tốt Dùng Làm Đồ Nội Thất
Lá Cây Điều.
Cây điều có bộ lá thường tập trung ở đầu cành, lá thường có chiều dài từ 10 đến 20 cm, chiều rộng từ 5 đến 10 cm cuống lá ngắn. Phiến lá khá dày với những đường gân nổi rõ, đặc biệt là mặt dưới các đường gân nổi bật lên. Khi là điều còn non chúng thường có màu đỏ hoặc hơi xanh nhạt, khi già lá chuyển sang màu xanh đậm, khi thay là thì là điều sẽ chuyển ngả vàng từ từ và cuối cùng là khô héo và rụng xuống đất. Bộ tán của cây điều thường rất rộng, khi cây trưởng thành và phát triển thành thục trong điều kiện sinh trưởng thuận lợi thì bộ tán có thẻ rộng đến 5m tính từ gốc, thông thường một cây điều trưởng thành thường có bộ tán chiếm diện tích lên tới 50 đến 60 mét vuông khi cây đạt 6 đến 7 tuổi.
Hoa Cây Điều.
Cây điều thường ra hoa vào lúc kết thúc mùa mưa chuẩn bị chuyển sang mùa khô. Hoa điều có cả hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Hoa mọc thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng từ vài chục hoặc hàng trăm hoa. Hoa điều có màu vàn hoặc trắng có vằn đỏ, đôi kho hoa có màu hồng đẹp. Hoa điều có 5 cánh, đối với hoa đực chỉ có nhị đực còn hoa lưỡng tính thì có tới 8 đên 10 nhị đực và 1 nhụy cái. Thông thường thì chỉ có 1 nhị đực ở hoa lưỡng tính phát triển đầy đủ các chức năng và có khả năng tung phấn, các nhị khác thường không có khả năng thụ phấn.
=> Xem thêm: Hoa Điều và Quả Điều Quá Trình Phát Triển Của Hoa và Quả
Hoa điều thường mọc ở đầu cành và bao gồm cả hoa đực lẫn hoa lưỡng tính. Hoa thường chỉ thụ phấn bằng côn trùng hoặc gió. Hoa thường nở vào buổi sáng, tuy nhiên nếu trong lúc hoa đang nở mà xuất hiện mưa thì bao phấn sẽ không thể nứt ra để phấn rớt vào nên quá trình thụ phấn sẽ không xảy ra khiến mất mùa.
Cây điều sau 3 năm trồng mới thì bắt đầu trổ hoa, thời gian ra hoa thường kéo dài khoảng 3 tháng và chia thành 3 giai đoạn rõ rệt gồm:
- Thời điểm hoa đực thứ nhất nở thường kéo dài từ 2 đến 4 ngày, lúc này có khoảng từ 19 đến 100% là hoa đực nở.
- Thời điểm cả hai loại hoa lưỡng tính và hoa đực cùng nở thường kéo dài khoảng 70 ngày. Trong đó có khoảng từ 0 đến 60 % là hoa đực nở còn lại khoảng từ 0 đến 20% là hoa lưỡng tính nở.
- Thời điểm hoa đực thứ hai nở thường chỉ kéo dài 13 ngày có khoảng từ 0 đến 67% là hoa đực nở.
Như vậy thời điểm hoa lưỡng tính và hoa đực nở thường chênh lệch nhau tới 1/6 nên chùm hoa thường có nhiều hoa nhưng tỷ lệ đậu quả chỉ đạt khoảng 10,2%.
Trái điều (quả giả) hay còn được gọi là đào lộn hột bởi trái điều thật ra chỉ là một trái giả với phần cuống quả phình to tạo thành. Trái điều thật chính là hạt điều mà chúng ta sử dụng sau khi tách nhân Sau khi thụ phấn thành công thì trái thật của quả điều (chính là hạt điều) sẽ phát triển kích thước rất nhanh. Trong vòng 1,5 tháng là có khả năng đạt kích thước tối đa. Từ đó quả không bắt đầu phát triển nữa mà chuyển sang phình to phần cuống quả thành quả giả. Như vậy trái điều thường có hai phần là trái thật và trái giả.
Trái giả thường chiếm trọng lượng rất lớn, tới 90% do phần cuống quả phình to có hình quả lê, khi chín quả điều thường có màu hồng hoặc màu vàng, trọng lượng quả giả thường từ 45 đến 60g. Trái điều vàng thường lớn hơn và có hàm lượng đường cao hơn điều đỏ. Trái thật (hạt quả) thường chỉ chiếm 10% trọng lượng quả. Hạt điều thường có dạng hình hạt đậu lớn, lớp vỏ ngoài thường có màu xám xanh khi còn tươi và sau quá trình phơi khô sẽ chuyển sang màu nâu. Hạt điều thường nhẵn có trọng lượng thường từ 3-5 g một hạt.
Để lấy được nhân hạt điều bà con cần loại bỏ lớp vỏ hạt (lớp vỏ hạt này thường chiếm tới 70% trọng hạt và có vỏ dày đến 3mm), vỏ hạt cũng được chia làm 4 phần để bao bọc lấy nhân. Ngoài cùng là vỏ ngoài rất dai và cứng, tiếp đến là vỏ giữa khá xốp, vỏ giữa thường chiếm 30% trọng lượng vỏ, đây là phần chứa dầu của hạt điều. Để lấy được nhân điều chúng ta cần loại nỏ lớp vỏ này nhưng nó có chứa chất Urushion rất độc với da người. Cuối cùng là vỏ trong rất cứng sau đó mới đến lớp vỏ lụa mỏng bên ngoài bao bọc lấy phần nhân hạt điều màu trắng.
Nhân hạt điều có chứa nhiều dầu, chất béo, có hương vị thơm ngon, vị bùi béo nên được sử dụng nhiều trong việc chế biến bánh kẹo hoặc rang ăn (hạt điều rang muối).
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Hạt Điều
Cây điều có giá trị kinh tế cao vì nhân điều chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, trong đó hàm lượng chất béo chiếm tới 44.9 %, tinh bột chiếm 19,82%, đường là 13,48 %, ngoài ra còn có chứa 2,49% là canxi, photpho sắt và các loại vitamin như B1, B2, D, E, PP,…. Nhân hạt điều có thể chế biến thành nhiều thành phẩm khác nhau như: sữa hạt điều, bánh hạt điều, hạt điều rang muối, kẹo nhân điều.
=> Xem thêm: Phân Loại Hạt Điều, Hạt Điều Có Những Loại Nào?
Hạt điều có tác dụng tốt cho hệ tim mạch, xương khớp. Ăn hạt điều mỗi ngày giúp giảm cholesterol, tốt cho não. Đây là món ăn dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi từ người già, em bé, đến phụ nữ mang thai
Ngoài công dụng để chế biến các món ăn liền thì điều cón có thể ép dầu, trong thành phần vỏ hạt điều thường có chứa từ 23 đến 28% dầu. Dầu vỏ hạt điều thường rất dễ cháy, có màu đẹp nên thường được sử dụng để chế vecni cho đồ gỗ, sơn chống thấm hay sơn chịu nhiệt. Ngoài ra dầu điều còn được sử dụng trong ngành nhuộm hoặc mỹ phẩm
Trái điều (quả giả) ít được nhiều người tiếp xúc. Chỉ có đám trẻ dân vùng điều mới được thưởng thức món này, chưa được khai thác hiệu quả. Theo các nghiên cứu trong trái điều có chứa hàm lượng vitamin C nhiều rất 5 lần quả cam, ngoài ra còn có vitamin B2 cùng các chất khoáng, đạm, đường và tanin rất tốt cho sức khỏe. Một số nơi đã sơ chế điều để làm rượu nhẹ hoặc nước giải khát lên men.
Cây điều là một trong những cây công nghiệp có dầu thích hợp trồng ở các tỉnh miền Nam nước ta, hiện nay để có tới 50 tỉnh trồng điều và diện tích điều sẽ còn tăng cao khi giá trị kinh tế của điều đang được khẳng định nhờ nhân hạt có giá trị xuất khẩu lớn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguồn gốc cây điều và tác dụng của hạt điều. Hạt điều có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Đây là món ăn nên có trong gia đình mỗi ngày. Lời khuyên của các chuyên gia là nên sử dụng khoảng một nắm nhỏ hạt điều mỗi ngày (tương đương 30gram) là tốt nhất. Tuy nhiên cũng rất nhiều người cũng băn khoăn mua hạt điều ở đâu ngon nhất. Qua các kiểm nghiệm về thành phần dinh dưỡng, hạt điều Bình Phước được đánh giá là ngon nhất.
=> Xem thêm: Có Nên Ăn Hạt Điều Rang Muối Còn Vỏ Lụa?
Để tìm được địa chỉ bán hạt điều Bình Phước ngon, hàng mới rang, đúng chuẩn. Bạn có thể tham khảo tại Kimmy Farm Chúng tôi là thương hiệu phân phối hạt điều loại 1, hạt điều được kiểm tra, phân loại kỹ lưỡng trước khi đưa vào chế biến và đóng gói.
- Hạt điều rang muối thơm ngon, giòn rụm
- Không hóa chất, không cholesterol
- Hạt điều loại 1, được rang mới, đúng hàng Bình Phước
- Mua hàng giá tốt nhất, giao hàng tận nơi