Nguồn gốc, bản chất và chức năng và quy luật lưu thông tiền tệ? | Vatgia Hỏi & Đáp
Gà con
Trả lời 14 năm trước
a.Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ?
*Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hoá và của các hình thái giá trị. Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp đến cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ:
+ Hình thái giá trị đơn giản hay ngẫu nhiên.
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
+ Hình thái giá trị chung.
+ Hình thái tiền tệ.
*Bản chất: Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị; đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá.
b.Các chức năng của tiền tệ:
-Thước đo giá trị.
– Phương tiện lưu thông.
-Phương tiện cất trữ.
– Phương tiện thanh toán
-Tiền tệ thế giới.
c. Quy luật lưu thông của tiền tệ:
Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ là xác định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hoá ở mỗi thời kì nhất định. Quy luật được thể hiện như sau:
Trong đó:
M: là số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông.
P: là mức giá cả của đơn vị hàng hoá.
Q: là số lượng hàng hoá đem ra lưu thông.
V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
Như vậy, lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá cả của hàng hoá đem ra lưu thông ( P x Q ) và tỉ lệ nghịch với vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ ( V ).
3.Thị trường:
a.Thị trường là gì?
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
b.Các chức năng cơ bản của thị trường:
-Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.
-Chức năng thông tin.
-Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Kết luận toàn bài: Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa.Đó là một kiểu tổ chức kinh tế, trong đó toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất gắn chặt với thị trường. Việc sản xuất ra những hàng hóa gì? Cần có những dịch vụ nào? Đều xuất phát từ nhu cầu thỉ trường. Mọi sản phẩm đi vào sản xuất trao đổi, tiêu dùng phải thông qua thị trường. Hàng hóa -tiền te ä- thị trường là những vấn đề quan trọng quyết định của quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Chúng ta cần hiểu và vận dụng tốt để phát triển sản xuất nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung.
[b]Có lẽ cũng không kém hơn vào giữa thập niên 80 của thế kỷ thứ XX vấn đề lạm phát lại được đưa ra bàn thảo sôi nổi như lúc này tại Việt Nam. Có sự đồng thuận về quan điểm nhưng cũng có không ít những bất đồng xoay quanh cách hiểu lạm phát và cách điều hành chính sách tiền tệ.[/b]
Để hiểu rõ hiện tượng lạm phát cũng như các hiện tượng tài chính – tiền tệ trong các nền kinh tế, tôi cho rằng trước hết chúng ta cần phải hiểu được bản chất của tiền tệ và các chức năng của nó. Không phải ngẫu nhiên mà nội dung Tiền tệ thường được các sách Kinh tế học (kể cả Kinh tế Chính trị học, Tài chính – Tiền tệ) bàn đến đầu tiên. Trong giới hạn bài viết này tôi không trình bày lại thế nào là bản chất và nội dung các chức năng của tiền tệ, tôi cũng không có ý định cũng như tham vọng đưa ra một định nghĩa chính thống về lạm phát nhằm thống nhất các định nghĩa khác. Tôi chỉ muốn chia sẻ một suy nghĩ nhỏ của mình về vấn đề nhìn nhận lạm phát. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các nhà nghiên cứu kinh điển lẫn kinh nghiệm.
Có lẽ cũng không kém hơn vào giữa thập niên 80 của thế kỷ thứ XX vấn đề lạm phát lại được đưa ra bàn thảo sôi nổi như lúc này tại Việt Nam. Từ các nhà hoạch định chính sách đến các doanh nghiệp, từ các giáo sư đến các sinh viên, từ các nhà nghiên cứu kinh tế đến những người thực hành, từ anh kỹ sư đến cô nội trợ, từ anh công nhân đến bác nông dân, từ người giàu đến kẻ nghèo và đến cả bản thân tôi, mỗi người bàn đến vấn đề lạm phát từ những góc độ khác nhau và cũng xuất phát từ những mục đích khác nhau. Trong các bàn luận đó có người hoan hỉ hoặc bàng quan nhưng cũng có kẻ căm phẫn, tỏ ra bực tức rồi lo lắng… Có sự đồng thuận về quan điểm nhưng cũng có không ít những bất đồng xoay quanh cách hiểu lạm phát và cách điều hành chính sách tiền tệ.
Cho đến nay ở Việt Nam, về cách hiểu và định nghĩa lạm phát, có thể chia ra hai trường phái: Lạm phát Giá cả và Lạm phát Tiền tệ. Nội dung cơ bản của hai dòng quan điểm này là: những người theo trường phái Lạm phát Giá cả cho rằng hiện tượng Lạm phát là do giá cả tăng lên, nói chính xác là mức giá cả chung tăng lên theo thời gian; trong khi đó người theo trường phái Lạm phát Tiền tệ cho rằng lạm phát có căn nguyên là tiền tệ, hay nói chính xác là do sức mua của tiền tệ giảm theo thời gian. Như vậy, một quan điểm thì cho rằng lạm phát so sức mua của tiền tệ giảm theo thời gian, còn quan điểm kia thì lại “đổ lỗi” cho mức giá cả chung tăng lên theo thời gian. Nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Chúng ta chắc phải biết, tiền tệ là vật ngang giá chung dùng để đo lường, biểu thị giá trị của hàng hoá (chức năng thước đo giá trị – standard of value) và qua đó giúp cho hàng hoá có thể lưu thông (chức năng phương tiện trao đổi – medium of exchange). Hàng hoá sản xuất ra yêu cầu cần phải lưu thông, trao đổi, tức để bán. Để có thể trao đổi được thì cần phải xác định được giá trị trao đổi. Như vậy, chức năng phương tiện trao đổi ra đời là yêu cầu khách quan của tiền tệ, góp phần làm cho lưu thông hàng hoá được diễn ra một cách thuận lợi, thông suốt và dễ dàng. Song trước khi thực hiện chức năng phương tiện trao đổi thì đòi hỏi tiền tệ phải làm tốt chức năng thước đo giá trị. Chức năng thước đo giá trị phải có trước, sau đó mới có chức năng phương tiện trao đổi. Song chức năng phương tiện trao đổi là mục đích chính để từ đó phải có chức năng thước đo giá trị. Kinh tế chính trị học đã chỉ rõ, để tiền làm chức năng thước đo giá trị của hàng hoá thì bản thân tiền phải có giá trị. Điều này cũng giống như yêu cầu về tư chất đạo đức của người làm công việc đánh giá tư chất đạo đức của người khác. Nếu người làm công việc này bị xã hội cho rằng kém đạo đức thì những đánh giá của ông ta cũng không đáng tin cậy, không có ý nghĩa, thiếu thuyết phục.
Ban đầu, tiền là hàng hoá (hoá tệ) bởi hàng hoá tự nó phải có giá trị (và giá trị sử dụng). Hàng hoá khi được dùng làm tiền, nó đã tỏ ra là người có năng khiếu bẩm sinh. Hàng hoá dùng làm tiền tồn tại dưới hình thức là vàng (chế độ Bản vị Vàng – gold standard) đã xoá bỏ mọi tranh cãi về lạm phát. Đây là một trong những nội dung cốt lõi để hiểu về lạm phát. Sự sụp đổ của chế độ Bản vị Vàng với nhiều nguyên nhân đã chỉ rõ trong các sách kinh tế và sự ra đời của chế độ tiền dấu hiệu (fiat money) từ chế độ Bản vị bảng Anh đến chế độ đồng USD (Bretton Woods) rồi chế độ tiền giấy pháp định ngày nay. Quá trình này làm cho các hệ thống tiền tệ luôn đứng trước khả năng (chính xác hơn là một hiện thực) “lún sâu” vào các cuộc lạm phát.
Vấn đề được dẫn dụ như thế này. Giả sử trước đây có một loại hàng hoá có giá trị 100.000 đồng/sp thì với một tờ tiền có mệnh giá 100.000 đồng, chúng ta có thể mua được 1 sản phẩm. Nay vì lý do gì đó, tờ tiền này bị mất giá trị 50%, nghĩa là mệnh giá của tờ tiền vẫn 100.000 đồng nhưng để mua được cùng loại hàng hoá trên ta phải bỏ ra 2 tờ cho 1 sản phẩm như trước. Lưu ý rằng hàng hoá trên giá trị vẫn không đổi bởi đã không hề có một yếu tố nào tác động đến giá trị của nó cả. Giá trị không đổi thì giá cả cũng phải không đổi vì xét theo lý thuyết (thị trường cạnh tranh hoàn hảo) giá cả chỉ là hình thức biểu hiện cho giá trị (không có điều ngược lại mà phải là giá trị là nội dung của giá cả). Vì vậy, nếu nhìn vào hiện tượng thì bạn chỉ thấy giá cả hàng hoá này là 200.000 đồng do người mua hàng phải trả 2 tờ mệnh giá 100.000 đồng để đổi lấy nó thì chớ có lầm tưởng giá trị của hàng hoá này đã tăng lên 200.000 đồng. Về bản chất thì giá trị hàng hoá không đổi trong khi sức mua của tờ tiền giảm sút. Từ đây có thể kết luận rằng khái niệm lạm phát là hiện tượng (tình trạng) mức giá chung tăng lên không sai nhưng như chính bề mặt (câu từ) khái niệm này đã nói lên rằng nó chỉ cho thấy hiện tượng của lạm phát mà chưa thấy được bản chất. Cũng giống như không ai nhìn thấy được bản chất của con người mà chỉ nhìn thấy được hiện tượng của họ để từ đó nhận thức được bản chất mà thôi. Nếu bản chất của ai đó được xã hội đánh giá xấu (tất nhiên chỉ mới trong suy nghĩ của ai đó) thì tạm thời hiện tượng có thể phản ánh sai lệch bản chất do tính chủ quan của con người. Song không sớm thì muộn bản chất đó phải “lòi” ra qua hiện tượng chứ không có điều ngược lại rằng bản chất sẽ phải thay đổi theo hiện tượng. Nghĩa là không thể giá trị của loại hàng hoá trên phải tăng lên 200.000 đồng cho đúng bằng giá cả mà cái mức giá 200.000 đồng kia phải được điều chỉnh về 100.000 đồng. Hơn nữa, điều chỉnh giá cả từ 200.000 đồng về mức giá để phản ánh đúng trị là 100.000 đồng không phải từ chính hàng hoá đó mà phải chính từ loại hàng hoá đặc biệt làm vật ngang giá, tức là tiền.
Vấn đề chưa thể dừng lại ở đây mà sẽ được giải quyết khi chúng ta lý giải được vì sao tờ tiền trên bị mất giá trị 50%. Chúng ta biết rằng, tờ tiền ban đầu đảm trách tốt chức năng thước đo giá trị và do vậy cũng thực hiện hoàn hảo chức năng phương tiện trao đổi thông qua hình thức biểu hiện là giá cả. Điều này chỉ có được khi tiền bản thân nó có giá trị nội tại (như vàng), còn với tiền dấu hiệu thì giá trị của tờ giấy làm tiền (chi phí làm ra tờ tiền) không thể bằng sức mua của nó hay cái giá trị của hàng hoá (vàng) mà nó là đại diện. 100.000 đồng kia không phải là giá trị của bản thân tờ tiền mà là cái giá trị đại diện cho một lượng giá trị hàng hoá. Khi chúng ta nói giá trị của tờ tiền giảm 50% tức nói cái giá trị đại diện kia giảm 50%. Lý do từ đâu? Lý do được tìm thấy ở chính quy luật lưu thông tiền tệ và chính sách tiền tệ của NHTW. Với 100 bao gạo định sẵn thì với 50 người vác thì mỗi người sẽ vác 2 bao, nhưng tăng cường thêm 50 người nữa thì không thể nói ngược rằng mỗi người vẫn vác 2 bao để có thể 100 người vác được 200 bao gạo mà phải nói xuôi là mỗi người chỉ vác 1 bao mà thôi. Còn nếu muốn vẫn duy trì mỗi người vác 2 bao thì cần tăng thêm 100 bao gạo nữa vậy, tức phải tăng thêm một lượng giá trị hàng hoá tương ứng bằng việc sản xuất ra một lượng sản phẩm hàng hoá tăng thêm.
Vậy, lạm phát là một thuật ngữ kinh tế mà bản chất của nó là giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của tiền bị suy giảm một cách tương đối so với cái giá trị mà đáng lẽ nó phải đại diện tốt khi nó “dám” xung phong làm đại diện. Khi con người “đẻ” ra tiền dấu hiệu thì họ cũng phải chịu trách nhiệm “nuôi dạy” và “chỉ bảo” nó. Chính chính sách tiền tệ mới là thủ phạm chính gây ra tội lạm phát vì nó có thể làm ảnh hướng đến cung tiền và từ đó là sức mua của tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ một lần nữa khẳng định là kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của tiền tệ. Lạm phát là một vấn đề thuộc về tiền tệ. Chính sách tiền tệ phải có nhiệm vụ đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và phải chịu trách nhiệm trước tình trạng lạm phát trong nền kinh tế.
Lạm phát là một hiện tượng ngẫu nhiên tồn tại khách quan trong các nền kinh tế có lưu thông tiền dấu hiệu. Diệt hẳn lạm phát là điều cực kỳ khó khăn nếu không muốn nói là không thể khi vẫn còn tiền dấu hiệu. Xóa bỏ tiền dấu hiệu buộc con người phải nghĩ ra một chế độ tiền tệ mới. Chừng nào “họ” nghĩ ra thì đó cũng là thời điểm đánh dấu sự chín muồi cho một sự quá độ từ chế độ tiền tệ này sang một chế độ tiền tệ khác như nó đã từng diễn ra trong lịch sử.
[b]
CHỐNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM: TÌM ĐÚNG NGUYÊN NHÂN MỚI CÓ GIẢI PHÁP TÍCH CỰC[/b]
Kiềm chế lạm phát để ổn định kinh tế ở nước ta đang là vấn đề bức xúc. Lạm phát đang diễn ra do nhiều nguyên nhân, trong đó, đặc biệt quan trọng là nguyên nhân tỷ giá, là yếu tố phản ánh biến động kinh tế cả trong nước và quốc tế. Trên cơ sở nhấn mạnh định lượng về lạm phát, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp để góp phần kiềm chế lạm phát ở nước ta.
Lạm phát không chỉ gây ra rối loạn kinh tế, ngừng trệ sản xuất, và bóp méo hoạt động phân bổ nguồn lực xã hội, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của mọi tầng lớp nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người nghèo và người có thu nhập thấp trong xã hội, do thu nhập không thay đổi kịp với tốc độ thay đổi giá. Lạm phát giá lương thực có thể xóa tan thành quả công cuộc xóa đói, giảm nghèo trong nhiều năm qua của các nước đang phát triển trên thế giới.
Lạm phát là một vấn đề phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nguyên nhân và tìm kiếm các biện pháp đối phó với lạm phát luôn thu hút các nhà kinh tế thế giới và là công việc thường niên của chính phủ các nước. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, việc nghiên cứu tìm nguyên nhân và biện pháp để giải quyết lạm phát ở Việt Nam là một việc hết sức cấp thiết. Việc nghiên cứu định lượng để tìm ra nguyên nhân và lời giải cho bài toán lạm phát ở Việt Nam sẽ giúp chúng ta nhanh chóng ổn định kinh tế vĩ mô, đưa nền kinh tế quay trở lại guồng tăng trưởng.
1 – Chế độ tỷ giá hiện hành là nguyên nhân cơ bản của lạm phát ở Việt Nam
Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng đạt 8,48%, cao hơn mức trung bình 5 năm giai đoạn 2003 – 2007 (8%/năm), là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, đồng USD mất giá, giá dầu thô tăng cao, giá cả lương thực và nguyên nhiên vật liệu tăng đột biến cộng với tác động của thiên tai, dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế Việt Nam bộc lộ những nhược điểm cố hữu của một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi.
Trong các báo cáo gần đây, Chính phủ đã chỉ ra được hầu hết những nguyên nhân gây ra những yếu kém kinh tế trong thời kỳ này. Cụ thể là, “cơ cấu kinh tế chậm cải thiện; công nghiệp khai thác tài nguyên và gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển, phần lớn vật tư, nguyên liệu trung gian cho sản xuất phải nhập khẩu; giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp thấp. Tình trạng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn còn dàn trải, không bảo đảm tiến độ, còn nhiều thất thoát, hiệu quả thấp… kéo dài, chậm được khắc phục. Quản lý tài chính, tiền tệ, thị trường, giá cả, xuất nhập khẩu chưa chặt chẽ. Công tác dự báo và dự kiến các biện pháp, kế hoạch ứng phó với những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới trong điều kiện hội nhập chưa được quan tâm đúng mức; các cơ quan nghiên cứu, tham mưu của Đảng và Nhà nước phát hiện tình hình còn chậm; khi tình huống xảy ra, do chưa có kinh nghiệm và chủ động trong việc ứng phó nên chỉ đạo, xử lý của một số ngành chức năng có lúc còn lúng túng, chưa kịp thời, thiếu phối hợp đồng bộ, thiếu linh hoạt. Có chính sách, giải pháp chưa tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội.”(1)
Chỉ ra được nguyên nhân, nhưng chúng ta vẫn lúng túng trong điều hành ổn định kinh tế vĩ mô là do chưa có một đánh giá định lượng cụ thể để lượng hóa tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới các biến số kinh tế vĩ mô, từ đó sử dụng các công cụ chính sách phù hợp để điều hành nền kinh tế.
Vậy vấn đề là lượng hóa các nhân tố cơ bản nhất ảnh hưởng tới tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay và đề xuất công cụ phù hợp để đối phó với lạm phát trong hoàn cảnh hiện tại. Các phân tích dưới đây sẽ chỉ ra rằng những nhược điểm của một chế độ tỷ giá neo với đồng USD và mất cân đối cơ cấu kinh tế gây ra tình trạng “thắt cổ chai” là nguyên nhân cơ bản của lạm phát.
Lạm phát trong kinh tế học được hiểu là sự tăng giá chung. Lạm phát thường có nguyên nhân từ tiền tệ do ngân hàng nhà nước cung ứng quá nhiều tiền trong lưu thông. Lạm phát cũng có thể có nguyên nhân từ việc tăng giá do cầu tăng mạnh đột biến lớn hơn khả năng sản xuất của nền kinh tế tạo ra lạm phát do cầu kéo. Chi phí sản xuất gia tăng cũng đẩy giá hàng hóa lên cao tạo ra lạm phát do chi phí đẩy. Có thể nói lạm phát ở Việt Nam hiện nay hội tụ đủ các nguyên nhân do cả cầu kéo lẫn chi phí đẩy và tiền tệ.
Nhóm nguyên nhân thứ nhất có nguồn gốc từ các yếu tố bên trong của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong nhiều năm qua và việc Việt Nam gia nhập WTO đầu năm 2007 đã tạo thêm động lực phát triển cho nền kinh tế. Sự mở rộng mạnh mẽ của nhu cầu chi tiêu, đầu tư tư nhân và công cộng là nhân tố làm cho tổng cầu tăng nóng. Tổng đầu tư của toàn xã hội năm 2007 khoảng 493,6 nghìn tỉ đồng, chiếm 43% GDP với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phê duyệt đạt 21,3 tỉ USD và vốn thực hiện đạt 6,4 tỉ USD, cao hơn 77% so với năm 2006. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 399,3 nghìn tỉ đồng, vượt khoảng 11,7% so với dự toán năm. Bội chi ngân sách nhà nước 56,5 nghìn tỉ đồng, bằng 4,95% GDP. Thâm hụt cán cân thương mại là 14,12 tỉ USD, bằng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng gấp hơn 2,5 lần so với năm 2006(2). Tổng cầu tăng nóng vượt quá khả năng của một nền kinh tế còn tồn tại nhiều vấn đề “thắt cổ chai” liên quan tới hạ tầng kinh tế, xã hội và pháp luật đã làm gia tăng áp lực lạm phát. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận việc gia tăng đầu tư nước ngoài và đầu tư công vào kết cấu hạ tầng tạo cơ hội nhiều hơn thách thức, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và giải quyết các vấn đề “thắt cổ chai”, tạo đà phát triển bền vững trong dài hạn.
Nhóm nguyên nhân thứ hai có nguồn gốc từ các yếu tố bên ngoài, đó là giá cả các loại hàng hóa trên thế giới đã tăng nhanh, tỷ lệ nghịch với sự mất giá danh nghĩa của đồng USD đẩy mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, đặc biệt là dầu thô, lên cao gấp 2 đến 3 lần so với năm 2003. Giá dầu lửa đã tăng từ 53,4 USD/thùng tháng 1-2007 lên 89,4 USD/thùng tháng 12-2007, và đạt đỉnh mới 125,96 USD/thùng vào ngày 9-5-2008. Tốc độ tăng giá năng lượng, đặc biệt là giá lương thực trong nửa cuối năm 2007 và đầu năm 2008 là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát trên diện rộng ở tất cả các nước trên thế giới. Đến cuối năm 2007, lạm phát so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam là 12,63% và đến tháng 4-2008, tỷ lệ này đã là 21,42%. Nhìn vào hình 1, có thể nhận thấy tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn gấp đôi mức lạm phát của một số nước trong khu vực.
Tác động của lạm phát do chi phí đẩy ở Việt Nam thường cao hơn gấp đôi các nước khác trong khu vực là do Việt Nam thực thi chính sách neo giá đồng nội tệ với USD(3). Các nước trong khu vực như Ma-lai-xi-a và Thái Lan theo đuổi chính sách thả nổi có điều tiết đồng nội tệ và đã điều chỉnh lên giá nội tệ theo giá trị danh nghĩa của đồng USD trong thời gian qua. Kể cả Trung Quốc là nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong việc thực thi chính sách tỷ giá cũng đã điều chỉnh lên giá danh nghĩa nội tệ trong thời gian qua. Kết quả là, trong khoảng thời gian từ tháng 1-2004 đến nay, đồng Việt Nam có xu hướng mất giá danh nghĩa, trong khi đồng tiền của các nước khác trong khu vực có xu hướng lên giá danh nghĩa so với đồng USD.
Giá hàng hóa, nguyên liệu trên thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây là do tăng trưởng cầu thế giới tăng nhanh hơn tốc độ tăng cung với bằng chứng là lượng hàng tồn kho hàng hóa nguyên liệu giảm mạnh. Đồng USD mất giá danh nghĩa làm cho giá hàng hóa tính theo đồng tiền khác như EUR, GBP giảm tương đối và càng khuyến khích cầu. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư trên thế giới gia tăng mua hàng hóa đề phòng vệ rủi ro mất giá USD. Kết quả là giá hàng hóa nguyên liệu tăng lên cao hơn mức bình thường, tăng do tăng cầu và tăng do USD mất giá.
Các nước trong khu vực có điều chỉnh nâng giá nội tệ tương ứng với mức mất giá danh nghĩa của Mỹ (đo bằng chỉ số tỷ giá hiệu lực danh nghĩa NEER) sẽ điều chỉnh giảm được tác động tăng giá do mất giá đồng USD. Hình 3 minh họa mức biến động giá lương thực theo nội tệ của các nước so với giá danh nghĩa của đồng USD và tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER). Có thể nhận thấy, giá lương thực thế giới tính theo VNĐ cao hơn mức giá tính theo USD do đồng Việt Nam mất giá so với USD. Giá lương thực theo bạt (Thái Lan) và nhân dân tệ (Trung Quốc) còn có phần rẻ hơn mức tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER) của Mỹ. Chính nhờ chính sách tỷ giá linh hoạt, Thái Lan và Trung Quốc giảm được tác động sốc giá lương thực từ nước ngoài. Việt Nam thi hành chính sách neo tỷ giá và vì vậy đã nhập khẩu lạm phát giá lương thực theo USD. Đây có thể là nguyên nhân chính làm cho lạm phát ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực.
Nhóm nguyên nhân tiếp theo gây ra lạm phát ở Việt Nam là yếu tố tiền tệ với tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam tăng quá nhanh trong những năm vừa qua. Trong ba năm từ 2005 đến 2007, cung tiền tăng 135% nhưng GDP chỉ tăng 27%. Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng năm 2007 tăng gấp đôi so với tốc độ tăng của năm 2006. Tính đến 31-12-2007, tổng phương tiện thanh toán tăng 46,7% so với 31-12-2006. Tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế năm 2007 tăng 57,53% so với năm 2006(4). Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng đột biến là do tổng lượng ngoại tệ ròng chảy vào nền kinh tế trong năm 2007 ước chừng lên tới 22 tỉ USD, tương đương 30% GDP. Để duy trì tỷ giá USD, Ngân hàng nhà nước đã tăng dự trữ ngoại hối từ 11,5 tỉ USD (năm 2006) lên 21,6 tỉ USD (năm 2007) và đẩy một lượng lớn nội tệ ra thị trường(5).
Mặc dù không thể phủ nhận yếu tố tiền tệ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát hiện tại, nhưng cũng cần khẳng định rằng, nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai, dịch bệnh lây lan và giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến dẫn đến giá lương thực tăng cao. Trong những năm 1999, 2000, mức cung ứng tiền tệ M2 đã có lúc lên tới 56,2% nhưng Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng thiểu phát. Hơn nữa, độ trễ của chính sách tiền tệ là từ 6-36 tháng, nên không phải cung tiền tăng lập tức dẫn tới lạm phát. Trong tình hình hiện nay, tốc độ tăng trưởng cung ứng tiền tệ M2 chỉ đóng vai trò xúc tác cho quá trình nhập khẩu lạm phát từ nước ngoài. Trên thực tế, ở bảng 1 chúng ta có thể thấy do lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng tới 42,7% trong chỉ số CPI, nên phần đóng góp của giá lương thực thường chiếm tới 70% động thái của chỉ số giá tiêu dùng CPI (được coi là tỷ lệ lạm phát). Trong quý III năm 2007, phần đóng góp của các yếu tố phi lương thực vào lạm phát chỉ là 3,5%. Con số này là 4% cho quí IV năm 2007, và ngay cả khi lạm phát lên tới 15,7% vào tháng 2-2008, thì lương thực thực phẩm góp tới 10,8%. Tháng 3 và tháng 4, tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm trước là 19,4% và 21,4%, phần đóng góp của lạm phát giá lương thực, thực phẩm là 13,1% và 14,6%.
2 – Thử bàn thêm về giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam
[quote]
Theo thông tin từ Hiệp hội Thủy sản các tỉnh phía Nam, việc không vay được vốn đã bắt đầu gây ra nhiều hậu quả mà cả doanh nghiệp và nông dân phải gánh chịu. Điều này khiến việc mua cá nguyên liệu của người dân chậm lại, nông dân đang bị thiệt hại rất lớn. Chỉ tính riêng từ tháng 3-2008 đến nay, người nuôi cá đã mất khoảng 300 tỉ đồng do việc không bán được cá và giá cá xuống thấp. Nông dân không còn mặn mà nuôi cá, nguồn cá nguyên liệu sụt giảm, công nghiệp chế biến lại gặp khó khăn. Vòng tròn luẩn quẩn là khi có thị trường thì không có cá để xuất khẩu và ngược lại, khi có cá thì không có thị trường.
Lãnh đạo Tập đoàn dệt may Việt Nam cũng cho rằng, khi doanh nghiệp đang căng sức để cạnh tranh và giữ lấy thị trường nước ngoài nhiều biến động thì câu chuyện vốn vay, lãi suất và giá cả trong nước gần như đi ngược lại tất cả(6).[/quote]
Lạm phát tiền tệ có thể được giải quyết thông qua thắt chặt tín dụng, nhưng lạm phát do cầu kéo hoặc chi phí đẩy chỉ có thể được giải quyết thông qua điều chỉnh cơ cấu và ổn định hóa. Việc thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ trong những tháng đầu năm 2008 thông qua điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và phát hành tín phiếu bắt buộc nhằm thu hút bớt tiền từ lưu thông về, giảm áp lực đối với lạm phát, kiểm soát quy mô tăng trưởng tín dụng bộc lộ nhiều vấn đề có tính hệ thống, cơ cấu, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính.
Cần phải xác định xem lạm phát có nguyên nhân từ vấn đề tiền tệ hay không, nếu có thì ở mức độ như thế nào, và quá trình can thiệp của Chính phủ phải diễn ra bao lâu. Việc thắt chặt tín dụng đột ngột trong những tháng đầu năm đã gây sốc cho hệ thống tài chính, đặt hệ thống tài chính trước nguy cơ khủng hoảng, và nền kinh tế có thể rơi vào tình trạng đình trệ, suy thoái. Nghiên cứu lạm phát ở Việt Nam cần chỉ ra khi nào có thể sử dụng công cụ tiền tệ, khi nào cần phải giải quyết vấn đề cơ cấu.