Người khuyết tật là gì ? Quy định về người khuyết tật năm 2022

Người khuyết tật là những người không may mắn có được cơ thể toàn vẹn như bình thường. Vậy pháp luật quy định như thế nào về người khuyết tật ? Cùng Luật Nam Sơn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

người khuyết tật là gì

Khái niệm: Người khuyết tật là gì ?

Ở Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ để chỉ cùng một khái niệm. Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 quy định về người tàn tật tại Điều 1 như sau:

“Người tàn tật theo quy định của Pháp lệnh này không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.”

Đến năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, người khuyết tật được định nghĩa như sau:

“1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.

Các dạng khuyết tật theo quy định năm 2022

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục I Phần 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về khái niệm khuyết tật và các dạng khuyết tật như sau:

“3. Dạng tật và mức độ khuyết tật

3.1. Khái niệm khuyết tật:

Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 quy định: Người khuyết tật (NKT) là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

3.2. Dạng tật bao gồm:

– Khuyết tật vận động

– Khuyết tật nghe, nói:

– Khuyết tật nhìn

– Khuyết tật thần kinh, tâm thần;

– Khuyết tật trí tuệ

– Khuyết tật khác”

Điều 2, Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể về dạng tật

“1, Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và cấu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

3 Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

4 Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường

Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nêu trên).”

Theo đó, các dạng khuyết tật bao gồm:

  • Khuyết tật vận động
  • Khuyết tật nghe, nói:
  • Khuyết tật nhìn
  • Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
  • Khuyết tật trí tuệ
  • Khuyết tật khác.

Các mức độ khuyết tật theo quy định năm 2022

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục I Phần 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về mức độ khuyết tật như sau:

“3.3. Mức độ khuyết tật: Điều 3, Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể về mức độ khuyết tật:

“1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khắc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

3.Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Theo đó, hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 đã hướng dẫn cụ thể khái niệm người khuyết tật đặc biệt nặng như sau:

Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khắc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Trên đây là phần tư vấn của Luật Nam Sơn về Người khuyết tật là gì ? Quy định về người khuyết tật năm 2022. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư giàu kinh nghiệp khác.

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: [email protected]