Người khuyết tật là gì? Phân loại các dạng khuyết tật
Hiện nay, xã hội đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đối với nhóm đối tượng người khuyết tật, nằm tạo ra môi trường bình đẳng với những người bình thường và tạo cơ hội cho người khuyết tật có một cuộc sống bình thường như mọi người khác, không phải chịu cảnh miệt thị, phân biệt đối xử như trước đây. Hãy cùng tìm hiểu về người khuyết tật qua bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê nhé!
Mục Lục
1. Người khuyết tật là gì?
Người khuyết tật là người khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Theo đó, người khuyết tật phải có khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng, khiếm khuyết hoặc suy giảm chức năng được biểu hiện dưới các dạng tật, lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Họ là người có một hay có nhiều khiếm khuyết trên cơ thể hoặc tinh thần, những khiếm khuyết ấy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động hay trí tuệ người mắc bệnh. Những khiếm khuyết đó gây ra những suy giảm đáng kể và ảnh hưởng lâu dài đến đời sống của họ. Sự suy yếu về thể trạng hay trí tuệ của người khuyết tật sẽ làm giảm khả năng vận động, giảm khả năng tư duy vè nhận thức. Đến năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, người khuyết tật được định nghĩa như sau:
“1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Người khuyết tật có những đặc điểm cơ bản là nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất.”
Hiểu theo cách khác khuyết tật có thể là khiếm khuyết diễn ra rất lâu dài và không có cơ hội phục hồi về mặt tinh thần, thể chất, trí tuệ không được minh mẫn hoặc sự ảnh hưởng của các giác quan mà khi tương tác với với xã hội họ gặp rất nhiều cản trở và ảnh hưởng. Gây bất lợi đến quá trình làm việc và có thể những khiếm khuyết đó làm họ không thể hoạt động và làm các công việc giống như người bình thường.Trong tiếng anh người khuyết tật được gọi là “People with disabilities”, người khuyết tật trong cuộc sống hiện nay rất cần sự giúp đỡ và những cái nhìn thiện cảm của mọi người trong xã hội.
2. Phân loại khuyết tật:
Rất nhiều người có thể bị khuyết tật tại những bộ phận khác nhau, có thể là bị ảnh hưởng về trí tuệ hoặc chân tay, mặt mũi,… Tuy nhiên chúng ta có thể chia và phân loại khuyết tật theo những nhóm cụ thể.
2.1. Khuyết tật về thị giác
Những người bị khuyết tật về thị giác thường được gọi là người khiếm thị: Bao gồm những người bị khiếm khuyết về thị giác. Họ có thể không nhìn thấy hoặc là nhìn thấy nhưng rất mờ và cần đến sự trợ giúp của các phương tiện khác để hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày. Người khiếm thị có những mức độ khác nhau về thị lực do suy giảm chức năng và tầm nhìn của mắt. Bên cạnh đó chúng ta có thể gặp những trường hợp người bị khiếm khuyết về mắt có một bên nhìn rõ và một bên không hoặc cả hai mắt đều không nhìn thấy. Do vậy dựa vào độ khuyết tật của thị giác người ta chia khuyết tật thị giác thành hai loại: Đó là nhìn kém và mù.
2.2. Khuyết tật về thính giác
Khi chúng ta gặp những người không nghe được mọi người vẫn thường gọi đây là những người khiếm thính: Đây là người bị suy giảm chức năng trong vấn đề về khả năng nghe ở các mức độ với tần suất khác nhau. Khi khả năng nghe bị suy giảm dẫn tới không thể giao tiếp với người khác, hạn chế về mặt ngôn ngữ. Người bị khiếm thính không thể trả lời và giao tiếp với đối phương khi khả năng nghe của họ bị hạn chế. Do vậy tùy theo khả năng nghe của người khiếm thính, người ta chia khuyết tật thính giác thành các mức độ khác nhau và áp dụng các biện pháp trợ nghe như dùng máy trợ thính để những người khuyết tật có thể nghe rõ hơn đối với những trường hợp nghe không rõ.
2.3. Khuyết tật về ngôn ngữ
Những người không nói được, có thể bị câm hoặc nói ngọng, nói lắp, nói không rõ, nói một cách rất khó nghe mà người nghe không thể hiểu được ý người đó đang muốn nói gì thì đó được gọi là khuyết tật ngôn ngữ. Nếu như người nói không kèm các vấn đề như bị bại não, đao, thiểu năng trí tuệ thì họ có thể chỉ bị khuyết tật về ngôn ngữ mà không bị vấn đề gì về thần kinh cơ thể.
2.4. Khuyết tật về trí tuệ
Những người bị khuyết tật về mặt trí tuệ ở dưới mức trung bình thường có IQ nhỏ hơn 70. Họ có thể bị hạn chế về mặt kiến thức cũng như năng lực và trình độ đối với việc học và làm việc. Khả năng tiếp thu kém, đồng thời không có hành vi nhận thức và tự phục vụ bản thân. Có thể bị ngớ ngẩn hoặc những vấn đề về thần kinh hay không tiếp thu được các kiến thức mà mọi người đã truyền đạt. Hiện tượng khuyết tật về trí tuệ thường xuất hiện trước 18 tuổi. Để nhận diện những người bị khuyết tật trí tuệ chúng ta có thể căn cứ vào những biểu hiện như dưới đây để có thể nhận biết rõ hơn.
- Đó là những người khó tiếp thu được nội dung các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt họ có thể có chứng chậm hiểu, không nhớ những gì giáo viên đang nói.
- Ngôn ngữ nghèo nàn, thông thường ngữ pháp đang sử dụng còn kém, những yếu tố tiếp thu kiến thức trên lớp và đời sống hầu như không làm được.
- Khó thiết lập và nhận biết các hoạt động, các sự vật, hiện tượng, bên cạnh đó những người khuyết tật là gì? Họ còn rất khó kiểm soát được hành vi của bản thân. Một số người khuyết tật trí tuệ cơ thể còn có thể không được giống người bình thường hoặc hình dáng đặc biệt.
Như vậy dựa vào những trường hợp người khuyết tật này chúng ta có thể nhận biết và tiếp xúc với họ bằng nhiều phương tiện khác nhau. Đem lại cho người khuyết tật một cuộc sống tốt đẹp và nhiều niềm vui trong cuộc sống.
3. Các dạng khuyết tật
Luật Người khuyết tật (Luật số 51/2010/QH12) được Quốc hội khóa 12 thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 17/6/2010. Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Theo đó, Khoản 1, Điều 2, Luật quy định người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Căn cứ Luật Người khuyết tật 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2012 ngày 10/4/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật (sau đây gọi tắt là Nghị định). Theo đó, Nghị định đã quy định 6 dạng tật (Điều 2), cụ thể là:
- Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. Người bị khuyết tật vận động thường có bất thường về cấu trúc; suy giảm chức năng vận động (phản xạ vận động bất thường, thiếu khả năng điều phối vận động phù hợp với lứa tuổi, vận động lặp lại hoặc dừng lại không có lý do, thăng bằng kém, trương lực kém); chậm phát triển vận động (không đạt được các mốc phát triển phù hợp với lứa tuổi chẳng hạn như điều khiển đầu, lẫy, điều khiển thân mình, ngồi, đứng, bò… ở trẻ em); suy giảm vận động (trương cơ lực hay vận động có chiều hướng yếu đi thay vì trở nên tinh vi và mạnh mẽ hơn); suy giảm chức năng sinh lý thần kinh…..
- Khuyết tật nghe, nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói: – Người khiếm thính: Đây là người bị suy giảm chức năng trong vấn đề về khả năng nghe ở các mức độ với tần suất khác nhau. Người bị khiếm thính không thể trả lời và giao tiếp với người khác khi khả năng nghe của họ bị hạn chế. Do vậy tùy theo khả năng nghe của người khiếm thính, người ta chia khuyết tật nghe thành các mức độ khác nhau và áp dụng các biện pháp trợ nghe như dùng máy trợ thính để những người khuyết tật có thể nghe rõ hơn đối với những trường hợp nghe không rõ. Những người không nói được, có thể bị câm hoặc nói ngọng, nói lắp, nói không rõ, nói một cách rất khó nghe mà người nghe không thể hiểu được ý người đó đang muốn nói gì.
- Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất hả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. Những người bị khuyết tật về nhìn thường được gọi là người khiếm thị. Họ có thể không nhìn thấy hoặc là nhìn thấy nhưng rất mờ và cần đến sự trợ giúp của các phương tiện khác để hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày. Người khiếm thị có những mức độ khác nhau về thị lực do suy giảm chức năng và tầm nhìn của mắt. Bên cạnh đó có thể gặp những trường hợp người bị khiếm khuyết về mắt có một bên nhìn rõ và một bên không hoặc cả hai mắt đều không nhìn thấy. Do vậy dựa vào độ khuyết tật của thị giác người ta chia khuyết tật nhìn thành hai loại: Đó là nhìn kém và mù.
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm sơát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn..
- Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. Những người bị khuyết tật về mặt trí tuệ ở dưới mức trung bình thường có IQ nhỏ hơn 70. Họ có thể bị hạn chế về mặt kiến thức cũng như năng lực và trình độ đối với việc học và làm việc. Khả năng tiếp thu kém, đồng thời không có hành vi nhận thức và tự phục vụ bản thân. Có thể bị ngớ ngẩn hoặc những vấn đề về thần kinh hay không tiếp thu được các kiến thức mà mọi người đã truyền đạt. Hiện tượng khuyết tật về trí tuệ thường xuất hiện từ thời thơ ấu.
- Khuyết tật khác: là các tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp nêu trên.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định cụ thể về 3 mức độ khuyết tật (Điều 3), gồm:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn;
- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc;
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định ở trên.
4. Những nội dung cơ bản về khuyết tật
4.1. Nguyên nhân khuyết tật là gì?
Có rất nhiều yếu tố có thể tác động và ảnh hưởng đến con người làm họ bị dị dạng, khuyết tật mà vô tình chúng ta không hề để ý đến. Cụ thể như một số nguyên nhân dưới đây:
- Thứ nhất, môi trường sống tưởng như rất bình thường nhưng nó lại có tầm ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi cá nhân. Những môi trường sống với các điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, nơi ở chật chội, yếu kém, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe gây nên đói nghèo, suy dinh dưỡng. Dẫn đến hậu quả bệnh tật mà không tìm cách chữa trị và ảnh hưởng đến cơ thể. Những người lao động trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi hay thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất, khi sinh con cũng có thể mắc phải chứng khuyết tật với việc thiếu khuyết các bộ phận trên cơ thể. Việc ô nhiễm môi trường và và suy thoái môi trường, thiên tai, cũng ảnh hưởng đến con người đáng kể. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc chữa bệnh không theo khoa học làm biến chứng cơ thể và dẫn đến khuyết tật.
- Thứ hai, yếu tố dẫn đến khuyết tật là gì nếu một người đang bình thường mà thành khuyết tật? Đó có thể là do họ gặp phải do các vụ tai nạn, rủi ro hay trong khi đang lao động và mắc phải các tai nạn về lao động.
- Thứ ba, do bà bầu trong quá trình mang thai bị ảnh hưởng bởi việc thiếu oxi , tổn thương khi sinh non hay bị mắc các bệnh dịch trong quá trình mang thai. Không có sự chuẩn bị và phòng chống nên con sinh ra thường mắc các bệnh về dị tật.
- Thứ tư là, thiếu kiến thức và không thực hiện tiêm phòng và sử dụng các dịch vụ y tế sẵn. Bên cạnh đó tình trạng cơ thể thường xuyên bị áp lực và căng thẳng cũng làm cho bản thân tinh thần bị tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trí não.
- Thứ năm, có thể do việc kết hôn cùng huyết thống. Những người dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu vùng xa thường không có kiến thức và kết hôn trong cùng một dòng họ. Chính vì suy nghĩ này làm cho con sinh ra khả năng mắc và gặp phải tình trạng khuyết tật là rất lớn.
- Cuối cùng khuyết tật cũng có thể do bẩm sinh. Có thể do bị di truyền, dị tật bẩm sinh hay do bị lỗi gen,..
4.2 Những khó khăn mà người khuyết tật gặp phải:
Đối với bản thân những cơ thể không trọn vẹn làm cho họ bị xã hội xa lánh.
- Người khuyết tật gặp phải những khó khăn về việc học tập: Với những hạn chế về trong khi vận động, trí tuệ kém hay việc không nghe thấy, không nhìn thấy làm cuộc sống và việc tiếp thu kiến thức của họ từ mọi thứ đều hạn chế hơn. Những bài giảng của thầy cô đối với người bình thường là dễ nhưng nếu như người khuyết tật có vấn đề về tai thì đó hoàn toàn là khó khăn và vất vả.
- Khó khăn trong khi xin việc: Nếu như những người bình thường khi theo học trình độ trung học phổ thông xong thì họ có thể tìm kiếm những công việc thích hợp, nhưng người khuyết tật thì khác. Tại Việt Nam các trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm cho người khuyết tật là rất ít. Số lượng thấp và quy mô nhỏ, chủ yếu chưa tiếp cận và chưa sủ dụng đến nhiều người khuyết tật, do vậy hạn chế rất nhiều thông tin việc làm. Các doanh nghiệp và các nhà tài trợ còn chưa hứng thú với việc tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc. Hơn thế, họ có thể chưa được rèn luyện tay nghề và kỹ năng nhất định nên cơ hội xin việc rất khó khăn.
- Sự khó khăn vất vả trong hôn nhân: Do những định kiến của mọi người trong xã hội nên khuyết tật kết hôn rất sợ và sự e ngại về cơ thể khiếm khuyết của mình, khả năng chăm lo gia đình bị hạn chế nên người khuyết tật thường có tâm lý mặc cảm về hình thể, sức khỏe của bản thân và sợ dư luận xã hội nên họ đánh mất đi khả năng tìm kiếm bạn đồng hành cùng mình rất lớn. Những số liệu thống kê cho thấy người khuyết tật nam thường có tỷ lệ kết hôn cao hơn những người khuyết tật là nữ.
- Những người khuyết tật còn bị xã hội xa lánh và chưa được chấp nhận cũng như đối xử công bằng trong mọi tình huống. Đặc biệt rất nhiều người hiện nay có thái độ khinh thường, chê bai người khuyết tật làm họ bị tổn thương về mặt tinh thần rất cao.
4.3 Ảnh hưởng của người khuyết tật đối với xã hội
- Người khuyết tật mang lại nghị lực và ý chí vươn lên trong cuộc sống đối với mọi người. Chúng ta có thể thấy những tấm gương nghị lực vươn lên và đã để lại sự ngưỡng mộ của mọi người. Từ đó con người có ý chí, niềm tin đối với cuộc sống hơn.
- Những người khuyết tật còn góp phần tăng gia sản xuất phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế. Đối với những người có nhu cầu và đam mê học hỏi họ có thể cố gắng và vươn lên trở thành những doanh nghiệp giỏi và cơ sở đào tạo dành cho người khuyết tật, đồng thời họ có thể gây dựng được những thương hiệu riêng của bản thân mình.
- Trên thực tế người khuyết tật cũng chịu ảnh hưởng từ xã hội tương đối lớn. Do vậy sự cố gắng của họ để hòa nhập với xã hội ngày càng lớn và là nguồn cổ vũ, động lực to lớn cho những người bình thường và khỏe mạnh học hỏi theo.
4.4 Công tác xã hội với người khuyết tật
Với tình hình của nước ta hiện nay việc chăm lo đời sống và nâng cao tinh thần cho hoạt động khuyết tật là gì được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt đó là các hoạt động công tác xã hội phục vụ và giúp đỡ những người khuyết tật ngày càng được tăng cường. Đây là công việc khôi phục chức năng xã hội của họ, huy động các nguồn lực, những dịch vụ cần thiết từ phía xã hội để tất cả mọi người, gia đình và cộng đồng tổ chức và chăm sóc đời sống cho người khuyết tật được hiệu quả và nâng cao hơn. Đồng thời giúp cho họ vượt qua những định kiến và rào cản,mạnh dạn tham gia vào các hoạt động xã hội. Lấy lại được công bằng và sự tự tin của họ trong cuộc sống.
- Hoạt động công tác xã hội được thực hiện như việc trợ giúp, thúc đẩy và tăng cường khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, những nhóm và các cộng đồng người khuyết tật tham gia các hoạt động của xã hội được nhiệt tình hơn và xóa bỏ đi những rào cản giúp họ có thể thành công hơn với những khiếm khuyết của mình.
- Tham gia vào việc xây dựng, hoạch định và thực thi các chế độ và chính sách của xã hội, các dịch vụ của xã hội, các nguồn tài nguyên và giúp đỡ cho trẻ khuyết tật, người khuyết tật và chăm lo cho cuộc sống của họ.
- Đề ra những chính sách phối hợp với các đơn vị, tổ chức chương trình để nhằm đáp ứng và tăng quyền lực, sự tự tin cho người khuyết tật cho họ có một cuộc sống bình yên và ổn định nhất có thể.
Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!