Người dân nô nức đổ về Lễ hội Tháp Bà Ponagar
Lễ hội này còn có tên gọi khác là lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu, kéo dài từ ngày 20-23/4 (tức ngày 20 – 23/3 Âm Lịch).
Dịp lễ, người dân, đặc biệt là người Chăm ở các nơi trong khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên về dâng hương tưởng nhớ Thiên Y A Na Thánh Mẫu và cầu mong cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình yên.
Bên cạnh đó còn có các lễ như: Lễ thí thực; lễ cúng giờ Tý; lễ tế cổ truyền; múa dâng mẫu…
Tháp Bà Ponagar không chỉ là địa chỉ tín ngưỡng, tâm linh mà từ lâu nổi tiếng là một quần thể kiến trúc độc đáo nằm trên địa bàn TP.Nha Trang (Khánh Hòa) và được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1979. Cùng với đó, Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thế quốc gia năm 2012.
Trong những ngày lễ hội, các cơ sở ăn uống trên địa bàn được yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân hành hương lẫn du khách.
Các dịp Lễ hội Tháp Bà Ponagar còn là cơ hội để các nghệ nhân, những người yêu văn hóa Việt-Chăm giao lưu, trao đổi. Khách đến với Lễ hội Tháp Bà Ponagar còn có cơ hội tìm hiểu sâu thêm về văn hóa Chăm, làm quen với các làn điệu, âm nhạc Chăm; gốm Chăm; thổ cẩm Chăm… Nhiều sản phẩm độc độc đáo của người Chăm cũng được bày bán ngay trong Tháp Bà.
Dưới đây là ghi nhận của phóng viên về sự nhộn nhịp trong dịp Lễ hội Tháp Bà Ponagar sau 2 năm gián đoạn bởi dịch COVID-19.
Lễ hội thu hút rất nhiều khách tới tham dự
Các nghi lễ trong khuôn khổ lễ hội đều diễn ra trang trọng
Nhiều người vào tháp cầu Quốc thái dân an, cầu mưa thuận gió hòa, cầu đời sống bình yên
Đến chiều ngày 21/4, khách du lịch lẫn người dâng hương vẫn tập trung rất đông ở khuôn viên chính của Tháp Bà để dự lễ hội
Khách hành hương đều một lòng thành kính khi đến lễ hội
Các tiết mục trong khuôn khổ lễ hội đều rất ấn tượng
Thành kính dâng hương lên Thánh Mẫu trong ngày lễ hội
Quần thể Tháp Bà ngoài là địa chỉ tín ngưỡng còn cuốn hút bởi kiến trúc độc đáo
Nhiều chương trình đặc sắc trong Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2022