Ngứa rát bên ngoài vùng kín – Tìm đúng nguyên nhân, điều trị đúng cách
Ngứa rát bên ngoài vùng kín là triệu chứng thường gặp ở nữ giới nhưng lại thường bị chị em chủ quan bỏ qua mà không biết rằng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh phụ khoa nào đó. Vậy nguyên nhân gây ngứa bên ngoài vùng kín là gì và cách xử lý ra sao, tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
1. Những nguyên nhân gây ngứa rát bên ngoài vùng kín
Vùng kín vốn là bộ phận nhạy cảm của phái nữ, làn da khá mỏng manh, cấu trúc ẩm ướt, sâu nên dễ bị vi khuẩn, nấm men tấn công gây viêm nhiễm, ngứa rát bên ngoài vùng kín. Chị em cần biết nguyên nhân gây ngứa vùng kín bên ngoài của bản thân để có biện pháp khắc phục sớm.
1.1. Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Nguyên nhân ngứa ngoài vùng kín thường gặp đó là do thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách. Bên cạnh việc vệ sinh kém khi đến kỳ kinh nguyệt, không vệ sinh sau khi quan hệ tình dục thì vẫn có nhiều người nghĩ rằng, vệ sinh càng nhiều, càng kỹ càng sạch nên đã rửa liên tục 3-4 lần/ ngày, thụt rửa âm đạo quá sâu. Nhưng không phải thế. Trong “cô bé” luôn tồn tại cả lợi khuẩn và hại khuẩn, hai loại sinh vật này cân bằng thì âm đạo khỏe mạnh. Ngược lại, nếu ta vệ sinh qua loa hoặc kỹ quá cũng khiến vi khuẩn xấu bùng phát, gây ngứa rát bên ngoài vùng kín.
1.2. Dị ứng hóa chất
Phụ nữ thường thích thơm nên chị em hay chọn dùng các loại xà phòng tắm, dung dịch vệ sinh vùng kín, nước hoa “cô bé”, kem dưỡng, bao cao su, giấy vệ sinh có mùi thơm,.. Một số chất hóa học trong đó có thể gây kích ứng vùng da âm đạo. Nếu chọn không cẩn thận và sử dụng thường xuyên, sẽ dẫn đến cô bé bị ngứa bên ngoài.
1.3. Mặc quần lót quá chật
Chiếc quần lót quá chật hoặc bằng chất liệu không tốt hoặc quần lót thường xuyên bị ẩm ướt là những nguyên nhân kích ứng từ bên ngoài gây ngứa vùng kín.
1.4. Do bệnh lý
Ngứa vùng kín, ngứa ngoài âm đạo có thể là triệu chứng dễ gặp khi chị em mắc bệnh phụ khoa nào đó. Một số bệnh lý gây ngứa ngáy vùng kín như: viêm âm đạo, nhiễm trùng nấm men, bệnh xã hội, chàm sinh dục, bệnh lây qua đường quan hệ tình dục…
Bạn nên đi khám phụ khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ngứa ngoài vùng kín, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, dứt điểm.
2. Ngứa rát bên ngoài vùng kín có nguy hiểm không?
Với những nguyên nhân khác quan như vệ sinh vùng kín sai cách, chiếc quần lót bí bách, kích ứng da, hội chị em chỉ cần điều chỉnh lại thì sẽ không có nguy hiểm gì. Nhưng nếu nguyên nhân từ sức khỏe tử cung thì khi thấy hiện tượng ngứa rát ngoài vùng kín, bạn cần đề phòng những bệnh lý sau:
2.1. Nhiễm trùng âm đạo
Khi bị ký sinh trùng Trichomoniasis vaginalis tấn công có thể gây kích ứng, sưng, viêm, khí hư có mùi hôi kèm theo các triệu chứng vùng kín ngứa rát bên ngoài, đỏ tấy, có cảm giác như bị kim châm, có thể bị lở loét.
2.2. Bệnh chàm sinh dục
Một trong những tình trạng viêm nhiễm vùng kín thường gặp là bệnh chàm sinh dục. Triệu chứng nhiễm bệnh chàm sinh học là có mảng da tấy đỏ kèm theo lớp vảy nến và mụn nước li ti gây nên tình trạng ngứa ngoài vùng kín và nóng rát. Nếu gãi nhiều sẽ làm trầy da và chảy máu, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng da.
2.3. Các bệnh lây qua đường tình dục
Các bệnh như: sùi mào gà, lậu, mụn rộp sinh dục, mụn cóc sinh dục, cũng có triệu chứng ngứa rát bên ngoài vùng kín. Tùy từng loại bệnh mà sẽ có biểu hiện khác nhau, nhưng đa phần chị em sẽ thấy vùng kín ngứa rát, chảy mủ, xuất hiện các nốt nhỏ…
2.4. Bệnh viêm nang lông
Chị em nào hay có thói quen dùng dao cạo để loại bỏ lông vùng kín thì khả năng bị viêm nang lông cao hơn. Do lông mới khi mọc sẽ mọc quặm vào bên trong lớp biểu bì. Vùng kín là nơi ẩm, bí, dễ đổ mồ hôi, những bã nhờn sẽ đọng lại ở lớp thượng bì, hình thành mụn viêm màu trắng hoặc màu đỏ, có mủ và gây ngứa rát bên ngoài “cô bé”.
2.5. Bệnh vẩy nến
Các triệu chứng bệnh vảy nến thường là vảy màu trắng gây ngứa ngáy xen lẫn mảng màu đỏ sáng bóng hình thành bên ngoài âm hộ.
2.6. Bệnh hắc lào
Hắc lào thường xuất hiện ở vùng kín, háng, bẹn. quanh mông, hoặc ở những vùng có nếp gấp lớn. Dấu hiệu nhận biết là vùng da nổi nốt mẩn đỏ hình tròn giống đồng xu và nổi mụn nước. Các vệt da sần sùi, dễ tróc vảy, ngứa ngáy nhất là khi đổ mồ hôi.
2.7. Rận mu
Khu vực lông mu ở nữ giới là môi trường trú ngụ của nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, trong đó có rận mu. Rận mu có kích thước nhỏ thường bám chặt vào da đốt máu. Nước bọt của rận mu gây triệu chứng ngứa, có thể ngứa nhẹ đến ngứa dữ dội vùng kín. Bên cạnh những nguy hiểm về bệnh lý , ngứa rát âm đạo còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt vợ chồng, khiến chị em bứt rứt khó chịu.
3. Ngứa ngoài vùng kín, làm sao để hết?
Để khắc phục tình trạng ngứa rát bên ngoài vùng kín nhanh chóng và hiệu quả nhất, chị em nên đi thăm khám chuyên khoa, tìm đúng nguyên nhân. Sau khi đã rõ nguyên nhân gây ngứa, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, nếu do bệnh lý thì điều trị bệnh, có thể kết hợp thuốc bôi trị ngứa vùng kín. Hoặc đơn giản chỉ là thay đổi những thói quen sinh hoạt thường nhật cho hợp lý hơn, như:
- Giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, tránh mặc đồ quá chật, nên chọn vải cotton thấm hút mồ hôi, thoáng mát
- Hạn chế tối đa gãi khi bị ngứa ngoài vùng kín, tránh nhiễm trùng da
- Không nên lạm dụng băng vệ sinh hằng ngày, nếu dùng hãy thay rửa đều đặn
Nên chọn dung dịch vệ sinh vùng kín có độ pH=4-6 cân bằng môi trường âm đạo, giúp giảm, tránh viêm nhiễm nấm ngứa. Loại dung dịch này nên chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như trà xanh, mít, bạc hà cùng công nghệ nano bạc để kháng khuẩn tốt nhất và loại bỏ mùi hôi khó chịu.
Song hành cùng những biện pháp trên, chị em nên dùng thêm viên uống chứa “kháng sinh thực vật” để nhanh chóng đánh bay tình trạng bên ngoài vùng kín bị ngứa. Viên uống này không chỉ giúp tiêu diệt hại khuẩn mà còn giữ nguyên các lợi khuẩn nên không làm mất cân bằng môi trường âm đạo, khắc phục được nhược điểm khi điều trị ngứa âm đạo bằng thuốc tây. Có được công dụng vượt trội này là nhờ các thành phần Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Dây ký ninh và Diếp cá cùng hợp chất Immune Gamma được chiết xuất từ thành vách tế bào có lợi nên giúp tăng sức đề kháng cho vùng kín. Từ đó, chị em sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh “khó nói”, đảm bảo sức khỏe sinh sản, duy trì thiên chức làm mẹ vĩ đại.