Nghiên cứu marketing là gì? Quy trình nghiên cứu marketing

Bình chọn bài viết

Nghiên cứu marketing (Marketing Research) là một quá trình có hệ thống hỗ trợ quá trình ra quyết định marketing thông qua việc thu thập, phân tích được những thông tin cần thiết. Có nhiều phương pháp nghiên cứu marketing khác nhau để thu thập dữ liệu. Sau đây hãy cùng Multicontents tìm hiểu chi tiết về nghiên cứu marketing nhé!

Nghiên cứu marketing (Marketing Research) là gì?

Nghiên cứu marketing là việc thu thập, tổng hợp, phân tích và giải thích thông tin về các vấn đề liên quan đến marketing một cách có hệ thống và phục vụ cho những quyết định marketing cụ thể.

Hoạt động nghiên cứu marketing thường được tiến hành theo từng dự án. Dự án marketing có các chức năng chính như:

  • Rà soát để tìm kiếm các cơ hội và phát hiện các mối đe dọa từ thị trường và môi trường marketing.
  • Đánh giá khả năng thành công hay duy trì rủi ro của các chương trình marketing dự định thực hiện.
  • Điều khiển các chương trình marketing hiện tại.

Quá trình nghiên cứu marketing

quy-trinh-nghien-cuu-marketing-700x376 Nghiên cứu marketing là gì? Quy trình nghiên cứu marketingquy-trinh-nghien-cuu-marketing-700x376 Nghiên cứu marketing là gì? Quy trình nghiên cứu marketingQuy trình nghiên cứu Marketing

Quá trình nghiên cứu marketing có 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xác định vấn đề và mục đích của cuộc nghiên cứu

Nhà nghiên cứu cần phải xác định chính xác vấn đề hiện tại sẽ nghiên cứu là gì, bản chất của nó ra sao và những thông tin nào cần thiết với dự án nghiên cứu? 

Thông thường, các dự án nghiên cứu marketing có ba loại mục tiêu nghiên cứu: Xác định nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu, đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề đó, chọn ra giải pháp tối ưu nhất.

Giai đoạn 2: Lập kế hoạch nghiên cứu

Bước đầu tiên là xác định mục tiêu khái quát của quá trình nghiên cứu. Sau đó là phân tích để xác định những mục tiêu chi tiết, cụ thể: Nghiên cứu cái gì, ai thực hiện, khi nào, ở đâu, như thế nào?

Trong kế hoạch nghiên cứu bao gồm: Các nguồn thông tin, các phương pháp thu thập, các công cụ hỗ trợ, kế hoạch chọn mẫu nghiên cứu, ngân sách dự kiến, thời gian thực hiện.

Giai đoạn 3: Thực hiện thu thập dữ liệu

Giai đoạn này sẽ thực hiện các công việc chuẩn bị và tiến hành thu thập dữ liệu. Những vấn đề cần dự tính trước trong thực hiện thu thập dữ liệu: phương thức tiếp cận, dự báo các trở ngại, các tình huống bất ngờ,…

Giai đoạn 4: Xử lý dữ liệu nghiên cứu

Đây là quá trình chuẩn bị dữ liệu cho phân tích và quá trình phân tích dữ liệu.

Giai đoạn 5: Chuẩn bị báo cáo kết quả nghiên cứu

Nội dung là toàn bộ kết quả đạt được sau khi phân tích, đánh giá, các thông tin thu thập được có liên quan đến dự án nghiên cứu.

Cần ghi nhớ rằng nghiên cứu chỉ có thể hỗ trợ cho quá trình ra quyết định chứ không thay thế được nó.

Các phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu Marketing

nghien-cuu-marketing-multicontents Nghiên cứu marketing là gì? Quy trình nghiên cứu marketingnghien-cuu-marketing-multicontents Nghiên cứu marketing là gì? Quy trình nghiên cứu marketing

Phương pháp quan sát (observation)

Quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu khá đơn giản và tiện lợi, thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập.

  • Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp

     Ví dụ: Quan sát thái độ của khách hàng khi thưởng thức đồ uống tại một quán cafe.

  • Quan sát ngụy trang và quan sát công khai

     Ví dụ: Quan sát thái độ phục vụ của nhân viên một cách bí mật.

  • Người quan sát hay quan sát bằng thiết bị:

     Ví dụ: Kiểm kê hàng hóa; quan sát số khách ra vào ở các cửa hàng tiện lợi.

  • Quan sát có cấu trúc hay không cấu trúc:

Quan sát có cấu trúc là quan sát hành vi có thứ tự trước sau. Ngược lại, quan sát không theo cấu trúc là không giới hạn hành vi quan sát.

Khi nghiên cứu marketing về hành vi, thái độ, biểu cảm của khách hàng thì sử dụng phương pháp quan sát là phù hợp.

Phương pháp phỏng vấn

Các kỹ thuật trong phỏng vấn:

Hỏi đáp theo cấu trúc: Là việc tiến hành hỏi đáp theo thứ tự trong một bảng bao gồm những câu hỏi đã được soạn sẵn. Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn này phù hợp cho các cuộc nghiên cứu với số lượng người được hỏi khá lớn.

Hỏi đáp không theo cấu trúc: Người phỏng vấn hỏi một cách tự nhiên như một cuộc nói chuyện tâm tình, hoặc đi sâu vào những điều khác mới phát hiện ở người đáp, câu hỏi được đặt ra bám sát theo câu trả lời trước đó. Được áp dụng trong trường hợp có ít đối tượng phỏng vấn, người được phỏng vấn là các chuyên gia, các nhà bán sỉ, lẻ có uy tín và có trình độ.

Phương pháp thử nghiệm

Gồm 2 loại:

Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm là để quan sát và đo lường các phản ứng tâm lý. Phòng thí nghiệm thường được chia làm 2 ngăn: Ngăn 1 dành cho những người được phỏng vấn/thử nghiệm; Ngăn 2 dành cho những quan sát viên và các trang bị kỹ thuật, ở giữa 2 ngăn được trang bị 1 tấm kính 1 chiều.

Thử nghiệm tại hiện trường là việc quan sát, đo lường thái độ, phản ứng của khách hàng trước những sự thay đổi của nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ như: thay đổi giá bán, thay đổi cách thức phục vụ, chăm sóc khách hàng…

Phương pháp điều tra thăm dò

Để thu thập nghiên cứu marketing các thông tin, phương pháp này dùng “Bảng câu hỏi – Questions Form” để cho khách hàng tự trả lời.

Thảo luận nhóm (focus group)

Trong nghiên cứu định tính, thảo luận nhóm là kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất. Thông qua một cuộc thảo luận giữa một nhóm đối tượng nghiên cứu để thu thập các dữ liệu, do người điều khiển chương trình (moderator) dẫn dắt. Một moderator cần phải đảm bảo các yêu cầu:

  • Có kỹ năng tiếp cận và khả năng quan sát
  • Hướng mục tiêu vào dàn bài thảo luận
  • Là người biết lắng nghe, có khiếu dẫn dắt. Biết xóa bỏ các thành kiến, đồng cảm và khuyến khích các thành viên khác đưa ra ý kiến.

Thảo luận nhóm được thực hiện ở ít nhất 3 dạng:

  • Nhóm thực thụ (Full group): Gồm từ 8 – 10 thành viên tham gia thảo luận;
  • Nhóm nhỏ (Mini group): Khoảng 4 thành viên;
  • Nhóm điện thoại (Telephone group): Các thành viên tham gia thảo luận trực tuyến qua điện thoại hội nghị hoặc diễn đàn (forum) trên internet.

Thảo luận nhóm có những ứng dụng:

  • Nhận biết thái độ, khám phá thói quen của người tiêu dùng;
  • Phát triển giả thuyết để chuẩn bị cho nghiên cứu định lượng;
  • Tổng hợp dữ liệu phục vụ việc thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng;
  • Thử khái niệm sản phẩm mới;
  • Thử khái niệm thông tin;
  • Thử bao bì, logo, tên nhãn hiệu…

Lắng nghe mạng xã hội (social listening)

Ở bất kỳ thời điểm nào đều đang diễn ra rất nhiều các cuộc thảo luận trên mạng xã hội. Riêng Facebook mỗi phút lại cập nhật 317.000 bài đăng, 147.000 bức ảnh và 54.000 liên kết được người dùng tải lên và chia sẻ. Có 8 tỷ lượt xem video trên Facebook mỗi ngày, 20% trong số đó là phát trực tiếp (livestream).

Dòng thông tin nghiên cứu marketing này bao gồm bất kỳ và tất cả các chủ đề khác nhau. Từ việc các tài khoản đăng tải những bức ảnh để lưu giữ kỷ niệm trên trang cá nhân, những cuộc bình luận qua lại trên các trang báo mạng, cho tới những câu chuyện cười đằng sau là sự than phiền về “cột sống” của gen Z hiện nay.

Với dòng thông tin náo nhiệt và dồi dào như vậy, Lắng nghe trên mạng xã hội – Social Listening, cho phép các doanh nghiệp thu thập và tổng hợp những cuộc trò chuyện mang ý nghĩa quan trọng và dưới sự phân tích chuyên sâu có thể ra được những insight đắt giá.

Multi-contents

Biên tập bởi

Bạn đang xem bài viết được đăng tải tại Multicontents. Mọi sao chép hay đăng tải lại đều phải dẫn nguồn. Nếu có góp ý vui lòng để lại bình luận phía bên dưới hoặc liên hệ . Chúc bạn có một ngày gặt hái được nhiều thành công. Trân trọng.

Bạn đang xem bài viết được đăng tải tại Multicontents. Mọi sao chép hay đăng tải lại đều phải dẫn nguồn. Nếu có góp ý vui lòng để lại bình luận phía bên dưới hoặc. Chúc bạn có một ngày gặt hái được nhiều thành công. Trân trọng.