Nghịch cảnh xử lý nợ xấu ngân hàng: “Đứng cho vay, quỳ thu nợ” | Tài chính | Vietnam+ (VietnamPlus)
Bên trong Nhà máy thép Vạn Lợi bị bỏ hoang gần 4 năm nay. (Ảnh: TL/Vietnam+)
“Khi ký hợp đồng thì cả hai bên cùng tay bắt mặt mừng nhưng khi đến kỳ trả nợ thì vô cùng khó khăn, thậm chí có cả nước mắt” đó là tâm sự của bà Chu Thị Châu Hạnh, Trưởng phòng Công nợ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Muôn kiểu ‘chây ỳ’
Đầu tuần trước, chúng tôi có dịp đến tìm hiểu thực tế tài sản thế chấp ngân hàng của Công ty
Cả khu nhà máy rộng lớn khoảng 25 ha để hoang, máy móc rỉ sét, không một bóng người. Những đống sắt vụn hoen rỉ ở bên ngoài chẳng ai buồn dọn đi.
Nhìn vào quy mô nhà máy luyện phôi thép với công suất 600.000 tấn/năm và nhà máy luyện gang công suất 300.000 tấn/năm với tổng vốn đầu tư lên đến 1.000 tỷ đồng giờ chỉ còn là nơi hoang phế. Nếu như thị trường tiêu thụ tốt sẽ là cơ hội ăn lên làm ra cho Vạn Lợi nhưng đã 4 năm nay, cả cụm dự án này chỉ nằm “đắp chiếu.”
Cũng đã 4 năm nay, công tác thu hồi nợ của Vietcombank và Agribank bế tắc, bởi Công ty Thép Nam Đô gần như không hợp tác. dù vật vã bao lần đi lại, đàm phán, rồi kiện tụng… hai nhà băng này vẫn “chịu cứng”, không thu được đồng nào từ 100 tỷ đồng gốc vay còn lại (chưa kể lãi). Tòa yêu cầu ngân hàng xác minh địa chỉ để gửi trát tới, ngân hàng chật vật mới tìm ra, song lập tức doanh nghiệp lại thay đổi hoặc viện ra đủ lý do.
Ông Đặng Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thép Vạn Lợi cho biết, nhà máy dừng hoạt động là do dây chuyền nhà máy luyện gang lỏng gần đó gây ô nhiễm nên người dân cản trở không cho chở gang sang nhà máy thép, khiến nhà máy phải dừng hoạt động.
Nhưng thực tế đó chỉ là một trong những cách ngụy biện, cố tình không trả nợ của nhà máy này vì thực tế thì nếu dân không cản trở thì sản xuất thép ra cũng rất khó tiêu thụ vì thời điểm đó sự dư thừa về nguồn cung thép đã được các cơ quan chức năng cảnh báo.
Vạn Lợi chỉ là một trong những dẫn chứng rất nhỏ khó khăn trong công tác thu hồi nợ của các ngân hàng hiện nay.
Như tại Công ty Cổ phần Khách sạn Hoàng Cung (Huế), cả Agribank, VietinBank và Vietcombank đều đang mắc kẹt nhiều năm qua. Theo cán bộ tín dụng phụ trách, doanh nghiệp chây ỳ và không hợp tác đã đành, quá trình tố tụng trở nên bế tắc khi có thêm rủi ro mới.
Sau gần ba năm theo đuổi, tưởng như tòa sẽ mở, nhưng vụ việc lại xuất hiện tình huống oái ăm khi khách sạn Hoàng Cung xảy ra hai tranh chấp nội bộ về người đại diện và về giao dịch cổ phần. Ba năm theo đuổi của các ngân hàng đã bị tòa bác bỏ vì tòa yêu cầu chờ kết quả giải quyết hai tranh chấp nội bộ trước, mà không rõ đến bao giờ mới xong.
Một dẫn chứng điển hình khác tại tỉnh An Giang đó là Công ty Cổ phần Xây dựng thương mại Ngọc Hầu. Doanh nghiệp được cho vay và có tài sản đảm bảo theo đúng quy định, sau khi không trả nợ và qua rất nhiều đoạn trường xử lý, hiện đã có bản án và được cục thi hành án An Giang quyết nhưng vướng là những tài sản của doanh nghiệp Ngọc Hầu là đất ở thành phố Châu đốc. Ngân hàng phong tỏa tài khoản nhưng công ty vẫn hoạt động bình thường thông qua các công ty con khác. Người ta vẫn thấy ông chủ ngày ngày đi chiếc xe hơi đắt tiền.
Cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay này ấm ức cho biết: “Ông Giám đốc Công ty Ngọc Hầu vẫn lượn suốt với chiếc xe Hummer, cả tỉnh này chỉ có mỗi một chiếc xe đó. Vẫn đi xe đắt tiền mà không chịu trả nợ ngân hàng như vậy đấy.”
Biết con nợ có nguồn thu, tài sản để trả nhưng nhiều trường hợp ngân hàng vẫn phải bó tay. Theo quy định, sau khi xử lý xong tài sản thế chấp nếu khách hàng chưa trả hết, ngân hàng có thể kê biên các tài sản khác để xử lý. “Tuy nhiên, rất khó để làm việc này bởi khách hàng lẩn như chạch,” cán bộ thu nợ của một ngân hàng cho biết.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ai bảo vệ lẽ phải?
Qua tiếp xúc với nhiều cán bộ thu nợ của các ngân hàng, hiện có một thực tế rất bất cập là người vay không trả được nợ thì họ không sao cả, thậm chí càng chây ỳ càng có lợi. Nếu ngân hàng có đến thu giữ tài sản đảm bảo theo quy định thì họ bị “con nợ” cản trở, chống đối và đôi khi lại được dư luận bênh vực.
Thậm chí, khách hàng lại “tố ngược” ngân hàng xử lý nợ theo kiểu cưỡng bức… Trong khi đó, nợ xấu càng kéo dài thì ngân hàng càng phải è cổ ra để trích lập dự phòng rủi ro mà xử lý, lại còn mang tiếng là để nợ xấu tăng. Lúc này, ngân hàng là người yếu thế và chính lại là nạn nhân.
Ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng Giám đốc
Lãnh đạo ngân hàng này cho biết thêm, khi ngồi học trên ghế nhà trường chỉ toàn nghiệp vụ nhưng giờ hều hết cán bộ thu nợ ngân hàng lại giống như công an đi tìm hiểu bị đơn đang ở đâu, có bỏ trốn khỏi địa phương hay không, có những bị đơn còn chuyển chỗ ở từ tỉnh này sang tỉnh khác… Câu chuyện là nếu cán bộ ngân hàng không xác định được địa chỉ của bị đơn thì sẽ bị tòa án trả lại đơn kiện.
“Vấn đề là anh vay thì anh phải trả. Phải làm sao cho cả xã hội nhìn nhận quy định thành luật chứ không để cho các đại gia vẫn có thể tiếp tục ngang nhiên không trả nợ,” ông Thắng nhấn mạnh.
Là người am hiểu về lĩnh vực tài chính ngân hàng, chuyên gia Cấn Văn Lực thừa nhận, đây là một trong những vấn đề đang khiến việc xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều việc phải làm.
Ông Lực đặt ra câu hỏi về sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng đặc biệt là phía lực lượng công an, chính quyền địa phương trong những vấn đề tương tự khi các doanh nghiệp, cá nhân cố tình không trả nợ. Theo ông, công tác cưỡng chế rõ ràng đang có “vấn đề” bởi có khi tòa án đã ra quyết định cuối cùng nhưng chẳng tìm thấy con nợ đâu.
Ông Lực ước lượng có không dưới 70% rào cản
Đã đến lúc luật pháp và hành pháp phải xoay chiều cho phù hợp với nguyên lý của nền kinh tế thị trường. Đó là, trước hết phải bảo vệ quyền lợi của chủ nợ thay vì con nợ, điều này cần phải được cụ thể hóa trong các đạo luật liên quan đến quan hệ vay nợ, thế chấp và xử lý hệ quả pháp lý./.
“Khi ký hợp đồng thì cả hai bên cùng tay bắt mặt mừng nhưng khi đến kỳ trả nợ thì vô cùng khó khăn, thậm chí có cả nước mắt” đó là tâm sự của bà Chu Thị Châu Hạnh, Trưởng phòng Công nợ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).Đầu tuần trước, chúng tôi có dịp đến tìm hiểu thực tế tài sản thế chấp ngân hàng của Công ty Thép Vạn Lợi (Hải Phòng) chuyên sản xuất cán thép và gang thành phẩm.Cả khu nhà máy rộng lớn khoảng 25 ha để hoang, máy móc rỉ sét, không một bóng người. Những đống sắt vụn hoen rỉ ở bên ngoài chẳng ai buồn dọn đi.Nhìn vào quy mô nhà máy luyện phôi thép với công suất 600.000 tấn/năm và nhà máy luyện gang công suất 300.000 tấn/năm với tổng vốn đầu tư lên đến 1.000 tỷ đồng giờ chỉ còn là nơi hoang phế. Nếu như thị trường tiêu thụ tốt sẽ là cơ hội ăn lên làm ra cho Vạn Lợi nhưng đã 4 năm nay, cả cụm dự án này chỉ nằm “đắp chiếu.”Cũng đã 4 năm nay, công tác thu hồi nợ của Vietcombank và Agribank bế tắc, bởi Công ty Thép Nam Đô gần như không hợp tác. dù vật vã bao lần đi lại, đàm phán, rồi kiện tụng… hai nhà băng này vẫn “chịu cứng”, không thu được đồng nào từ 100 tỷ đồng gốc vay còn lại (chưa kể lãi). Tòa yêu cầu ngân hàng xác minh địa chỉ để gửi trát tới, ngân hàng chật vật mới tìm ra, song lập tức doanh nghiệp lại thay đổi hoặc viện ra đủ lý do.Ông Đặng Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thép Vạn Lợi cho biết, nhà máy dừng hoạt động là do dây chuyền nhà máy luyện gang lỏng gần đó gây ô nhiễm nên người dân cản trở không cho chở gang sang nhà máy thép, khiến nhà máy phải dừng hoạt động.Nhưng thực tế đó chỉ là một trong những cách ngụy biện, cố tình không trả nợ của nhà máy này vì thực tế thì nếu dân không cản trở thì sản xuất thép ra cũng rất khó tiêu thụ vì thời điểm đó sự dư thừa về nguồn cung thép đã được các cơ quan chức năng cảnh báo.Vạn Lợi chỉ là một trong những dẫn chứng rất nhỏ khó khăn trong công tác thu hồi nợ của các ngân hàng hiện nay.Như tại Công ty Cổ phần Khách sạn Hoàng Cung (Huế), cả Agribank, VietinBank và Vietcombank đều đang mắc kẹt nhiều năm qua. Theo cán bộ tín dụng phụ trách, doanh nghiệp chây ỳ và không hợp tác đã đành, quá trình tố tụng trở nên bế tắc khi có thêm rủi ro mới.Sau gần ba năm theo đuổi, tưởng như tòa sẽ mở, nhưng vụ việc lại xuất hiện tình huống oái ăm khi khách sạn Hoàng Cung xảy ra hai tranh chấp nội bộ về người đại diện và về giao dịch cổ phần. Ba năm theo đuổi của các ngân hàng đã bị tòa bác bỏ vì tòa yêu cầu chờ kết quả giải quyết hai tranh chấp nội bộ trước, mà không rõ đến bao giờ mới xong.Một dẫn chứng điển hình khác tại tỉnh An Giang đó là Công ty Cổ phần Xây dựng thương mại Ngọc Hầu. Doanh nghiệp được cho vay và có tài sản đảm bảo theo đúng quy định, sau khi không trả nợ và qua rất nhiều đoạn trường xử lý, hiện đã có bản án và được cục thi hành án An Giang quyết nhưng vướng là những tài sản của doanh nghiệp Ngọc Hầu là đất ở thành phố Châu đốc. Ngân hàng phong tỏa tài khoản nhưng công ty vẫn hoạt động bình thường thông qua các công ty con khác. Người ta vẫn thấy ông chủ ngày ngày đi chiếc xe hơi đắt tiền.Cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay này ấm ức cho biết: “Ông Giám đốc Công ty Ngọc Hầu vẫn lượn suốt với chiếc xe Hummer, cả tỉnh này chỉ có mỗi một chiếc xe đó. Vẫn đi xe đắt tiền mà không chịu trả nợ ngân hàng như vậy đấy.”Biết con nợ có nguồn thu, tài sản để trả nhưng nhiều trường hợp ngân hàng vẫn phải bó tay. Theo quy định, sau khi xử lý xong tài sản thế chấp nếu khách hàng chưa trả hết, ngân hàng có thể kê biên các tài sản khác để xử lý. “Tuy nhiên, rất khó để làm việc này bởi khách hàng lẩn như chạch,” cán bộ thu nợ của một ngân hàng cho biết.Qua tiếp xúc với nhiều cán bộ thu nợ của các ngân hàng, hiện có một thực tế rất bất cập là người vay không trả được nợ thì họ không sao cả, thậm chí càng chây ỳ càng có lợi. Nếu ngân hàng có đến thu giữ tài sản đảm bảo theo quy định thì họ bị “con nợ” cản trở, chống đối và đôi khi lại được dư luận bênh vực.Thậm chí, khách hàng lại “tố ngược” ngân hàng xử lý nợ theo kiểu cưỡng bức… Trong khi đó, nợ xấu càng kéo dài thì ngân hàng càng phải è cổ ra để trích lập dự phòng rủi ro mà xử lý, lại còn mang tiếng là để nợ xấu tăng. Lúc này, ngân hàng là người yếu thế và chính lại là nạn nhân.Ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank , người trực tiếp phụ trách mảng thu hồi nợ chia sẻ: “Nếu ngân hàng xử lý không khéo thì hình ảnh sẽ bị xấu đi, bên ngoài nhìn vào lầm tưởng ngân hàng đang dồn khó cho người dân. Trong khi ở đây vay mượn là thỏa thuận hai bên cùng ký. Thu hồi nợ đó là nhiệm vụ ngân hàng buộc phải làm khi đã hết cách xử lý vì tiền không phải của ngân hàng mà thực tế là tiền của huy động của người dân, của Nhà nước.”Lãnh đạo ngân hàng này cho biết thêm, khi ngồi học trên ghế nhà trường chỉ toàn nghiệp vụ nhưng giờ hều hết cán bộ thu nợ ngân hàng lại giống như công an đi tìm hiểu bị đơn đang ở đâu, có bỏ trốn khỏi địa phương hay không, có những bị đơn còn chuyển chỗ ở từ tỉnh này sang tỉnh khác… Câu chuyện là nếu cán bộ ngân hàng không xác định được địa chỉ của bị đơn thì sẽ bị tòa án trả lại đơn kiện.“Vấn đề là anh vay thì anh phải trả. Phải làm sao cho cả xã hội nhìn nhận quy định thành luật chứ không để cho các đại gia vẫn có thể tiếp tục ngang nhiên không trả nợ,” ông Thắng nhấn mạnh.Là người am hiểu về lĩnh vực tài chính ngân hàng, chuyên gia Cấn Văn Lực thừa nhận, đây là một trong những vấn đề đang khiến việc xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều việc phải làm.Ông Lực đặt ra câu hỏi về sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng đặc biệt là phía lực lượng công an, chính quyền địa phương trong những vấn đề tương tự khi các doanh nghiệp, cá nhân cố tình không trả nợ. Theo ông, công tác cưỡng chế rõ ràng đang có “vấn đề” bởi có khi tòa án đã ra quyết định cuối cùng nhưng chẳng tìm thấy con nợ đâu.Ông Lực ước lượng có không dưới 70% rào cản xử lý nợ xấu là do các vướng mắc pháp lý. Đó là, cản trở pháp lý do xung đột pháp luật; cản trở pháp lý do bất cập pháp luật; cản trở pháp lý do áp dụng sai luật và cản trở pháp lý do bất chấp pháp luật…Đã đến lúc luật pháp và hành pháp phải xoay chiều cho phù hợp với nguyên lý của nền kinh tế thị trường. Đó là, trước hết phải bảo vệ quyền lợi của chủ nợ thay vì con nợ, điều này cần phải được cụ thể hóa trong các đạo luật liên quan đến quan hệ vay nợ, thế chấp và xử lý hệ quả pháp lý./.