Nghĩ suy đôi điều về y đức
Kết quả điều tra cho thấy: 5,7% bác sĩ có biểu hiện thường xuyên vi phạm y đức. Điều đáng lưu ý là càng lên tuyến cao hơn thì y đức càng giảm sút. Cụ thể, tỷ lệ vi phạm y đức ở tuyến huyện là 3%, tuyến tỉnh là 6,7% và ở tuyến trung ương là 7,0%.
Trong xã hội ngày nay, người làm việc ở bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp. Trong nghề y, công việc chữa bệnh cứu người càng đòi hỏi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phải được coi trọng. Phẩm chất đạo đức của người hành nghề y thể hiện rõ ở thái độ phục vụ, chăm sóc sức khỏe người bệnh. Đáng buồn là hiện nay, bên cạnh số đông người hành nghề y tận tâm với nghề, luôn nỗ lực thực hiện đầy đủ y đức của người thầy thuốc, vẫn còn đó những “con sâu làm rầu nồi canh”. Có thể kể ra đây những biểu hiện vi phạm y đức của một số thầy thuốc hiện nay: thờ ơ, lạnh nhạt, thiếu nhiệt tình với bệnh nhân khi chưa nhận được phong bì, “bắt tay” với các hiệu thuốc kê đơn thuốc với giá cao để trục lợi… Tình trạng thầy thuốc vi phạm y đức mà nhức nhối nhất là tệ nạn phong bì trong các bệnh viện khiến cho dư luận hết sức bức xúc. Đáng lưu tâm là trong khi nhà nước đang có nhiều cố gắng trong việc tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân thì nạn nhận phong bì lại chủ yếu xảy ra tại bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh công lập. Điều này diễn ra trong một thời gian dài đã góp phần làm giảm sút niềm tin trong nhân dân.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:[email protected]
Trước hết cần phải nhận thấy việc đưa và nhận phong bì trong các bệnh viện là hành động sai trái xét cả về góc độ pháp lý và đạo lý của cả người đưa và kẻ nhận. Tâm lý người đưa phong bì cảm thấy mình ở “thế yếu”, cần phải cầu cạnh để được chiếu cố hoặc có mưu cầu muốn được thầy thuốc quan tâm hơn người khác. Vô hình trung, người đưa phong bì đã góp phần làm biến chất, thoái hóa tư cách đạo đức của người thầy thuốc và là tác nhân thúc đẩy người nhận phong bì vi phạm quy chế y đức, pháp luật. Đối với người nhận phong bì, tự họ bị ràng buộc vào đồng tiền và có thói quen vụ lợi, thích hưởng thụ, coi thường quy chế cơ quan và các quy định chung của ngành, dần sa ngã, thoái hóa, biến chất.
Nền y học truyền thống của dân tộc vốn rất đề cao y đức. Thông qua lời dạy của các bậc danh y như: Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Đình Chiểu…, qua các cuốn sách về y huấn, y thuật còn lưu lại, ta có thể thấy rõ điều đó. Trong số những bậc danh y xưa, Hải Thượng Lãn Ông được những người thầy thuốc Việt Nam hiện nay tôn vinh là Y tổ, lấy ngày rằm tháng giêng hàng năm làm ngày giỗ tổ. Đối với Hải Thượng Lãn Ông, nghề thuốc là một nghề thanh cao, ông nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật, có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng cho người ta, phải lo trước cái lo của người và vui sau cái vui của mình mà không cầu danh lợi, kể công” và “Thầy thuốc là người bảo vệ sinh mạng của con người, tử sinh họa phúc đều ở tay mình quyết định”. Những tư tưởng, quan niệm về y đức ấy cho đến nay vẫn còn tính thời sự và vẹn nguyên giá trị.
Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12 điều về y đức (hay còn gọi là “12 tiêu chuẩn nghề nghiệp của người làm công tác y tế”). Kể từ đó đến nay, 12 điều y đức vẫn được lồng kính, trang trọng treo ở các bệnh viện, trung tâm y tế, nhưng không phải người thầy thuốc nào cũng ghi nhớ, tự giác, nghiêm túc thực hiện đầy đủ những quy chuẩn tối thiểu về nghề nghiệp của mình. Để từng bước góp phần lành mạnh hóa bộ máy hành nghề, hạn chế đi đến chấm dứt nạn phong bì trong các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh công lập, cần quyết liệt , dứt khoát hơn trong việc xử lý kỷ luật, thậm chí loại khỏi ngành những cán bộ, nhân viên y tế không còn giữ được y đức, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ. Các bệnh viện cần công khai nội quy, quy chế, viện phí, quy trình khám, tiếp nhận, điều trị, thủ tục ra viện, danh tính các bộ phận, cá nhân phụ trách từng khâu; quyền và nghĩa vụ của bác sỹ, nhân viên y tế cũng như của bệnh nhân, thân nhân người bệnh. Bên cạnh đó, sự quan tâm chăm lo của toàn xã hội đến đời sống và vấn đề y đức của người thầy thuốc đóng vai trò quan trọng. Phải chú trọng
tuyên truyền, giáo dục đối với người thầy thuốc về tinh thần tận tụy phục vụ người bệnh, về lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp một cách thường xuyên. Đồng thời phải có chính sách khuyến khích, chăm lo đời sống cán bộ y tế về vật chất, tinh thần để họ yên tâm đem hết sức mình phục vụ người bệnh, góp phần thiết thực nâng cao y đức nghề nghiệp.
Trước hết cần phải nhận thấy việc đưa và nhận phong bì trong các bệnh viện là hành động sai trái xét cả về góc độ pháp lý và đạo lý của cả người đưa và kẻ nhận. Tâm lý người đưa phong bì cảm thấy mình ở “thế yếu”, cần phải cầu cạnh để được chiếu cố hoặc có mưu cầu muốn được thầy thuốc quan tâm hơn người khác. Vô hình trung, người đưa phong bì đã góp phần làm biến chất, thoái hóa tư cách đạo đức của người thầy thuốc và là tác nhân thúc đẩy người nhận phong bì vi phạm quy chế y đức, pháp luật. Đối với người nhận phong bì, tự họ bị ràng buộc vào đồng tiền và có thói quen vụ lợi, thích hưởng thụ, coi thường quy chế cơ quan và các quy định chung của ngành, dần sa ngã, thoái hóa, biến chất.Nền y học truyền thống của dân tộc vốn rất đề cao y đức. Thông qua lời dạy của các bậc danh y như: Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Đình Chiểu…, qua các cuốn sách về y huấn, y thuật còn lưu lại, ta có thể thấy rõ điều đó. Trong số những bậc danh y xưa, Hải Thượng Lãn Ông được những người thầy thuốc Việt Nam hiện nay tôn vinh là Y tổ, lấy ngày rằm tháng giêng hàng năm làm ngày giỗ tổ. Đối với Hải Thượng Lãn Ông, nghề thuốc là một nghề thanh cao, ông nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật, có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng cho người ta, phải lo trước cái lo của người và vui sau cái vui của mình mà không cầu danh lợi, kể công” và “Thầy thuốc là người bảo vệ sinh mạng của con người, tử sinh họa phúc đều ở tay mình quyết định”. Những tư tưởng, quan niệm về y đức ấy cho đến nay vẫn còn tính thời sự và vẹn nguyên giá trị.Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12 điều về y đức (hay còn gọi là “12 tiêu chuẩn nghề nghiệp của người làm công tác y tế”). Kể từ đó đến nay, 12 điều y đức vẫn được lồng kính, trang trọng treo ở các bệnh viện, trung tâm y tế, nhưng không phải người thầy thuốc nào cũng ghi nhớ, tự giác, nghiêm túc thực hiện đầy đủ những quy chuẩn tối thiểu về nghề nghiệp của mình. Để từng bước góp phần lành mạnh hóa bộ máy hành nghề, hạn chế đi đến chấm dứt nạn phong bì trong các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh công lập, cần quyết liệt , dứt khoát hơn trong việc xử lý kỷ luật, thậm chí loại khỏi ngành những cán bộ, nhân viên y tế không còn giữ được y đức, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ. Các bệnh viện cần công khai nội quy, quy chế, viện phí, quy trình khám, tiếp nhận, điều trị, thủ tục ra viện, danh tính các bộ phận, cá nhân phụ trách từng khâu; quyền và nghĩa vụ của bác sỹ, nhân viên y tế cũng như của bệnh nhân, thân nhân người bệnh. Bên cạnh đó, sự quan tâm chăm lo của toàn xã hội đến đời sống và vấn đề y đức của người thầy thuốc đóng vai trò quan trọng. Phải chú trọngtuyên truyền, giáo dục đối với người thầy thuốc về tinh thần tận tụy phục vụ người bệnh, về lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp một cách thường xuyên. Đồng thời phải có chính sách khuyến khích, chăm lo đời sống cán bộ y tế về vật chất, tinh thần để họ yên tâm đem hết sức mình phục vụ người bệnh, góp phần thiết thực nâng cao y đức nghề nghiệp.
Bùi Minh Tuấn
Trường THPT Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An
LTS Dân trí – Trong các nghề nghiệp thì nghề Thầy thuốc vừa đòi hỏi có kiến thức và tay nghề vững vàng vừa có lương tâm và ý thức trách nhịêm của người làm công việc đặc biệt quan trọng là trị bệnh cứu người. Chình vì lẽ đó mà mọi sinh viên y khoa trước khi nhận bằng tốt nghiệp đều phải đọc Lời thề danh dự Hyppocrates của người Thầy thuốc, xác định rõ nội dung y đức mà mình phải thấm nhuần và thực hiện trong suốt cuộc đời hành nghề.
Tiếc rằng mặt trái của cơ chế thị trường hiện nay đã tác động khá mạnh mẽ lên một bộ phận đáng kể những người hành nghề y và dược, làm cho nhiều người dân phải phàn nàn và bất bình, nhưng cách ứng xử của chính người bệnh cũng là một tác nhân gây ra tình trạng tiêu cực trong khám, chữa bệnh.
Nhằm khắc phục tình trạng đáng buồn này, chúng ta cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với nghề Thầy thuốc cũng như đổi mới cách quản lý của các bệnh viện công lập để vừa chăm lo tốt hơn đời sống của đội ngũ thầy thuốc, vừa đưa công tác khám, chữa bệnh vào nền nếp công khai, minh bạch, chấm dứt tệ nạn “phong bì” và “đi cửa sau” ở nơi khám bệnh và chữa bệnh.