Nghị luận xã hội về tranh giành và nhường nhịn
Nghị luận xã hội về tranh giành và nhường nhịn – Bài làm 1
Cha ông xưa từng khuyên: “Một điều nhịn là chín điều lành”. Có lẽ, có lời khuyên ấy cũng là bởi trong cuộc sống có quá nhiều biểu hiện của sự tranh giành. Tranh giành – nhường nhịn, hai vấn đề không phải là mới nhưng cũng không hề cũ.
Vậy tranh giành là gì? Thế nào là nhường nhịn? Tranh giành là giành giật, vơ vét lấy công sức, thành quả của người khác về phần mình. Còn nhường nhịn thì ngược lại. Nhường nhịn là cho, chia sẻ công sức thành quả của mình cho những người có ít hơn mình. Tranh giành là biểu hiện của lòng tham, của lối sống vị kỉ, vun vén cho lợi ích cá nhân; còn nhường nhịn là biếu hiện của tình thương, của lối sống mình vì mọi người.
Nhìn vào những biểu hiện của từng người qua hành động, lời nói, cách giao tiếp từ trong gia đình đến ngoài xã hội, chúng ta cũng có thể hiểu được rất rõ người ấy sống thế nào.
Lúc bé, tranh nhau một cái kẹo ngon, một chỗ ngồi tốt… Dẫu rất đơn giản nhưng đã là mầm mống của một thói xấu. Không được uốn nắn, tính xấu áy cứ thê lớn dần lên. Đứa trẻ ngày nào tranh kẹo, tranh chỗ ngồi đó rất dễ trơ nên một kẻ ích kỉ, lúc nào cũng chăm chăm đến quyền lợi bản thân, tìm mọi cách vơ vét sức lao động của người khác, giành giật những cái vốn không phải của mình, vẫn còn đó một con Cám lười biếng, tham lam mà ông cha ta đã từng khắc ghi trong cổ tích. Từ chỗ cướp giỏ tôm tép của cô Tấm để giành yếm đào, lòng tham cứ thê lớn lên, nó còn cướp cả niềm vui tinh thần của Tấm, cướp cả hạnh phúc của Tấm nữa. Thật đáng sợ!
Còn ngược lại, nếu từ bé, ta đã biết nhường nhịn người khác thì khi lớn lên, sự nhường nhịn đó sẽ trở thành sự thương yêu, chia sẻ, biết giúp đỡ mọi người ngay cả những người ta không quen biết. Cô Tấm ngày xưa đã biết nhường bớt phần cơm ít ỏi của minh đế mang ra cho cá bống. Một việc làm thật nhỏ nhưng ta hiểu được tình yêu thương trong trái tim cô dào dạt chừng nào. Để rồi, mỗi ngày mới hôm nay, ta lại thật vui khi được biết đến những tấm lòng vàng biết đùm bọc yêu thương, nhường cơm sẻ áo cho những người gặp hoạn nạn, khó khăn. Thật thơm thảo và đáng quý làm sao nhừng nghĩa cử cao đẹp ấy!
Tranh giành, nhường nhịn là hai mặt, hai khái niệm trái ngược nhau. Sự tranh giành làm cho con người trở nên ích kỉ, làm xấu đi nhiều mối quan hệ trong xã hội. Ngược lại, nhường nhịn là sự chia sẻ cảm thông, làm cho con người lớn lên, hoàn thiện hơn về nhân cách. Đó là một phẩm chất cần có của con người mới trong xã hội hôm nay, những con người không chỉ hạnh phúc khi được nhận mà còn biết hạnh phúc khi được trao ban.
Một đồng tiền kinh doanh là đồng tiền sinh lợi, một ánh lửa sẻ chia là ánh lửa lan toả, đôi môi có hé mở thì mới mong nhận được nụ cười. Chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết tranh giành mà không biết nhường nhịn thì rồi cũng sẽ như cái biển chết, sẽ tự giết chính mình trong sự cô lập của mọi người, của xã hội. Vậy mà, thật đáng buồn, khi bên cạnh những tấm lòng vàng, nhừng con người biết sống vì người khác, vẫn còn không ít những kẻ chỉ biết nghĩ tới bản thân mình. Nói điều này âu cũng là để mỗi người tự dặn lòng sông sao cho phải, cho hợp với lẽ sống làm người. Mỗi người nên hướng bản thân vào lối sống đẹp. Ta cần biết nhường cơm sẻ áo cho người khác. Hơn nữa, ta cần phải học cách nhường nhịn, học cách sẻ chia và học cả cách yêu thương con người. Tự giáo dục mình thôi chưa đủ mà phải có ý thức giáo dục những người khác, đặc biệt là những người nhỏ tuổi hơn ta. Cha mẹ giáo dục con cái thầy giáo dục trò, anh chị giáo dục em út, người lớn giáo dục người bé… Mỗi người phải thực sự là một tấm gương sáng về thái độ sống biết nhường nhịn, biết yêu thương thì mới thực sự tạo nên cuộc sống tốt đẹp.
Hãy biết sống nhường nhịn và không tranh giành! Đó là lẽ sống của mỗi Con Người theo đúng nghĩa viết hoa của nó.
Nghị luận xã hội về tranh giành và nhường nhịn – Bài làm 2
Cuộc sống luôn luôn tồn tại hai mặt đối lập và cái này xấu thì vẫn còn cái kia tốt, bên cái ác vẫn còn cái thiện, bên bóng tối vẫn còn bên là ánh sáng, thất vọng vẫn cho người ta niềm hy vọng. Hai mặt của một vấn đề, ta có thể nhắc tới tranh giành và nhường nhịn.
“Tranh giành” và ” nhường nhịn” là gì? ” Tranh giành” là thành thật, vơ vét lấy công sức, thành quả của người khác về phần mình. Đối lập với nó, nhường nhịn là chấp nhận để người khác hơn mình là thái độ hòa nhã không có ý định tranh giành hơn thua. Nhường nhịn là sự thông cảm, tha thứ cho nhau trong giao tiếp ứng xử để cuộc sống tốt đẹp hơn.
“Tranh giành” và nhường nhịn là hai khái niệm hai phẩm chất của con người luôn đối lập nhau. Nhương chúng có cùng chung một điểm đó là đều thể hiện qua hành động, lời nói, giao tiếp từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Ngay từ nhỏ, khi còn sống trong gia đình, ta giành nhau từ cái kẹo, gói bánh hay đơn giản chỉ là chỗ ngồi. Rồi từ cái nhỏ đó cứ lớn dần lên. Khi ta ra ngoài xã hội, những cái nhỏ đó trở thành một tính xấu là ích kỷ, nhỏ nhen, giành giật những thứ không phải của mình. Còn ngược lại nếu từ nhỏ, ta đã biết nhường nhịn người khác thì lớn lên sự nhường nhịn đó trở thành sự yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ mọi người dù ta không quen biết. Từ thời nguyên thủy xa xưa, không thể có sự cạnh tranh, tranh giành hay nhường nhìn, Họ tạo ra được của cải vật chất thì họ được dùng. Nhưng từ khi xã hội hình thành giai cấp, có sự phân biệt giàu nghèo thì sự cạnh tranh, nhường nhịn bắt đầu xuất hiện. Khi những địa chủ, lãnh chúa tìm mọi cách vơ vét của cải của nông dân thì tầng lớp nông dân đã biết yêu thương đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau. Sự tranh giành, nhường nhìn ra đời từ đó.
” Tranh giành”, ” nhường nhìn” là hai mặt, hai khái niệm, hoàn toàn trái ngược nhau, đối lập nhau. Chỉ vì quyền lợi cá nhân mà vơ vét sức lao động của người khác thể hiện rõ sự ích kỷ, làm xấu đi nhiều mối quan hệ. Tranh giành là mặt xấu của xã hội bởi nó mang đến những điều không có lợi cho bất kỳ ai. Ngược lại, nhường nhịn lại là sự cảm thông, chia sẻ với người khác vậy nên ta biết nhường nhịn không màng tới vật chất, không vì quyền lợi cá nhân mà luôn sẵn sàng vì mọi người xung quanh. Bởi họ biết nhường nhìn nhau, biết chia sẻ cho người khác vậy nếu ta biết nhường nhìn hơn là cứ tranh giành nhau thì chắc chắn xã hội này sẽ tốt đẹp hơn. Từ lâu, ông cha ta đã dạy rằng ” Lá lành đùm lá rách – lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Sống trên đời không thể lúc nào cũng sung túc, ai cũng phải có lúc gặp khó khăn. Vậy nên trong một cộng đồng phải biết đùm bọc nhau, yêu thương, chia sẻ với nhau ” Một điều nhịn, chín điều lành”. Điều đó đã khuyên chúng ta nên nhường nhịn nhau sẽ tránh điều bất hòa. Nạn đói năm 1945, hơn hai triệu người đã chết vì nạn đói Bác Hồ đã khơi dậy phong trào ” Hũ gạo chống đói” để giúp đỡ những người đang đói. Mỗi ngày, Bác nhịn một bữa trưa để góp gạo chống đói. Truyền thống nhường nhịn tốt đẹp vẫn luôn tồn tại đến tận bây giờ, gần đây nhất, cả nước đã ủng hộ người nghèo. Tuy có những người đóng góp không nhiều, nhưng họ thể hiện sự sẻ chia, đùm bọc nhau. Đó chính là biểu hiện của sự nhường nhịn. Nếu bạn đã đọc kĩ ở số báo ” An ninh và thế giới”, đều thấy có một phần mục nhỏ dành để nói lời cảm ơn tới những người hảo tâm góp tiền làm từ thiện.
Quan niệm: Tiền bạc, quyền lợi được một số người coi là tất cả. Như vậy, liệu cứ tranh giành mãi thì có tốt hay không? Chúng ta phải làm gì để sự nhường nhịn nhiều hơn? Trong cuộc sống có quá nhiều người chỉ biết nghĩ tới bản thân mình và coi thường người khác. Họ ích kỷ và chỉ nghĩ rằng chỉ họ mới đáng có mọi thứ mà thôi. Vậy làm thế nào để ta biết nhường nhịn nhiều hơn là ích kỷ? Chúng ta nên hướng bản thân mình vào lối sống đẹp, cách sống đẹp ấy là không vì bản thân mà vì mọi người. Ta cần biết nhường nhịn nhường cơm sẻ áo cho người khác.
Lối sống nhường nhịn và không tranh giành là một lối sống đẹp cần phát huy. Ta cần giáo dục cho trẻ em ngày nay đức tính sống ấy.
Nghị luận xã hội về tranh giành và nhường nhịn – Bài làm 3
Sống trên đời cần có một tấm lòng, điều này ai cũng biết và ai cũng đã từng nghe nhưng không phải ai cũng biết cách trãi lòng ra với những người xung quanh! Có người không bao giờ nhường nhịn người khác cho dù đó có là anh em họ hàng với mình đi chăng nữa! Người xưa thường nói một điều nhịn, chín điều lành” thế nhưng ngày nay nhường nhịn đã trở thành mỹ biến gần như biến mất trong tâm thức khá nhiều người!
Trong một lần ghé vào tòa án để thăm một người bạn cùng trường vừa được bổ nhiệm làm thư ký tòa án, nghe bạn kể về ba anh chị em ruột kiện nhau ra tòa vì bốn trăm mét vuông đất mới chợt nhận ra con người ngày nay vụ lợi quá, vô tâm và ganh ghét nhau nhiều quá!
Ba anh em, ba mảnh đời bất hạnh, bất hạnh vì họ không biết nhường nhịn nhau để đến nổi tan đàn xẻ nghé, bất hạnh vì họ đã quên mất câu anh em như thể tay chân”! Với họ giờ dây đồng tiền mạnh hơn tình nghĩa!
Nhường nhìn là một mỹ đức mà người Việt xem trọng trong những đức tính quý báu của con người! Nhưng giờ đây người ta cạnh tranh nhau, lừa gạt nhau, khiến cho nhau phải táng gia bại sản mới hài lòng! Nhường nhịn ngay đến trong gia đình còn khó tìm kiếm huống gì trong xã hội với vô vàn những con người xa lạ!
Sự cạnh tranh gay gắt của xã hội hiện đại đã khiến cho lớp trẻ không còn học được tính cách nhường nhịn lẫn nhau như thửa trước nữa! Giờ đây ra đường lỡ tông xe vào người khác thì lập túc phải nói lời xin lỗi tiếp đến là móc ví ra đền! Nếu không may gặp phải người cố chấp bảo thủ và ngang ngạnh rất có thể xảy ra xô xát! Nhiều vụ giết người xảy ra chỉ vì một cú va chạm nhẹ của những người đi đường! Đó là gì nếu như không phải là thái độ hung hãn, không biết nhường nhịn người khác của những người chỉ biết tranh giành với người!
Chúng ta không phải lúc nào cũng cần nhường nhịn người khác nhưng không nhất thiết phải tính toán với nhau quá cặn kẽ! Làm như vậy không chỉ mất đi vẻ đẹp của nhân tính con người mà còn khiến cho khoảng cách con người ngày càng xa nhau hơn! Bạn có thấy rằng sau khi bạn nhường người khác một bước họ sẻ vui vẻ mà giảng hòa với bạn! Tình bằng hữu cũng được cải thiện đáng kể! Khi gặp một vấn đề nào đó khó giải quyết chỉ cần hai bên nhường nhau một chút là có thể hóa giải được những mâu thuẫn lớn!
Không ai có thể sống cả đừi bằng cách đi tranh giành với người khác cả bởi vì gieo nhân nào sẽ gặp quả nấy! Học cách nhường nhịn nhau để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn bạn nhé!