Nghị luận về thực phẩm bẩn: Dàn bài và văn mẫu chọn lọc

Tổng hợp các bài văn mẫu và dàn ý cho đề bài nghị luận về thực phẩm bẩn, giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu tham khảo.

Nghị luận về thực phẩm bẩn

Dàn bài nghị luận về thực phẩm bẩn

Tổng hợp các dàn ý chi tiết và tổng hợp cho đề bài nghị luận về thực phẩm bẩn. Việc lập dàn ý sẽ giúp cho bài viết logic hơn, tránh được tình trạng thiếu ý, lặp ý hoặc sai đề. Đây là một bước bắt buộc trong quá trình viết văn nghị luận xã hội nói riêng và các thể loại văn học khác nói chung.

Dàn ý nghị luận về thực phẩm bẩn – Mẫu 1

Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề nghị luận về thực phẩm hiện nay. Đi đôi với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường.

  • Sự giao thương giữa các quốc gia ngày càng mở rộng. Vấn đề thực phẩm bẩn tràn lan đang là vấn đề nhức nhối, nan giải mà cả xã hội đặc biệt quan tâm

Thân bài

#1. Giải thích hiện tượng thực phẩm bẩn
  • Thực phẩm bầm là thức ăn không có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế 

  • Mỗi loại thực phẩm có một ngưỡng an toàn khác nhau. Loại thực phẩm không có ngưỡng an toàn cho phép và có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, có chất gây ung thư đó gọi là thực phẩm bẩn.

#2. Những biểu hiện và thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay
  • Thực trạng thực phẩm bẩn diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi, nhiều người chỉ vì lợi ích lợi nhuận của riêng mình mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

  • Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, ôi thiêu, đã qua xử lý bằng hóa chất để che lấp mùi hôi thiu hư hỏng để tung ra thị trường

  • Các chất kích thích độc hại được sử dụng tràn lan , không đúng liều lượng và thời gian quy định, ví dụ ngâm thuốc tăng trưởng chưa đến thời kỳ thu hoạch đã thu hoạch rồi, hay nhằm bảo quản rau nhìn tươi hơn họ ngâm hóa chất cho rau giữ được tươi đẹp lâu hơn mà không nghĩ đến hậu quả về sau. Có thể đưa ra dẫn chứng cụ thể là đầu năm 2016 phòng Cảnh sát Môi trường TP HCM (PC49) phát hiện hàng loạt cơ sở chế biến măng chua ở quận 12.

  • Nhiều nơi mổ gia súc, gia cầm tự phát mổ tràn lan mà không đảm bảo quy định an toàn thực phẩm như mổ gà, mổ heo,…

  • Công nghệ phụ gia, chất tạo màu, chất làm tươi thực phẩm thuốc của Trung Quốc được người bán sử dụng ngày càng tinh vi. Thực phẩm thối hư hỏng qua bàn tay của người bán chỉ cần bỏ chất phụ gia, gia vị thơm ngon thì có thể đánh lừa người tiêu dùng.

  • Nhiều người đã ý thức được thực phẩm ngày càng tràn lan và gia tăng và nhà nước không thể quản lý hết được, nhiều người đã tự mình dùng thùng xốp chế tạo thành những khu vườn nhỏ trước nhà hoặc trên sân thượng để phục vụ cho nhu cầu ăn uống hằng ngày mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe, nhưng đây chỉ là hành động tạm thời mà thôi.

#3. Nguyên nhân
  • Người bán chỉ quan tâm đến lợi nhuận, cái lợi trước mắt mà quên đi, bỏ mặc đến tình hình sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.

  • Sự kém hiểu biết và thiếu nhận thức của người tiêu dùng, ham rẻ, chưa thực sự hiểu được tác hại thực phẩm bẩn đến sức khỏe.

  • Cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn yếu, chưa đưa ra những khung hình phạt nghiêm minh để khắc phục và hạn chế tối đa hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, chưa xử lý triệt để vấn đề này.

#4. Hậu quả
  • Thực phẩm bẩn gây nhiễm độc tiềm ẩn: là sự nhiễm chất độc hại dưới ngưỡng có thể gây ra những bệnh như: ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, …

  • Gây ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa

  • Gây ô nhiễm môi trường do dùng thuốc trừ sâu, các chất kích thích độc hại và người trực tiếp phun thuốc cũng bị hậu quả độc hại sau này

  • Thực phẩm khiến nền kinh tế đất nước chậm phát triển, người bị mắc bệnh sẽ tốn chi phí chữa trị và ảnh hưởng đến mắt nhìn, giảm uy tín về thực phẩm của nước ta trên thị trường quốc tế, có sự không tin tưởng trong việc ký hợp đồng xuất khẩu lương thực, thực phẩm của nước ta, làm mất đi tiềm năng kinh tế về việc ngoại thương

#5. Biện pháp xử lý hạn chế về hiện tượng thực phẩm bẩn ở nước ta
  • Lên án, phê phán những người vì chạy đua theo lợi nhuận mà hành động trái với đạo đức lương tâm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

  • Thức tỉnh lương tri con người, làm ăn lương thiện, làm ăn chân chính không vì lợi bản thân mà bán đi lương tâm của mình.

  • Nhà nước cần có biện pháp xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Hãy tự trang bị cho mình vốn kiến thức hiểu biết về thực phẩm sạch để có thể tự lựa chọn những thực phẩm an toàn, và có thể bảo vệ sức khỏe chính mình, có thể kết hợp mô hình trồng rau sạch tại nhà.

Kết bài

  • Rút ra những bài học, nêu cảm nhận của bản thân về vấn đề thực phẩm bẩn và cùng kêu gọi mọi người hãy vì lợi ích, sức khỏe cộng đồng nói không với thực phẩm bẩn, xóa bỏ ra khỏi xã hội.

Dàn ý nghị luận về thực phẩm bẩn – Mẫu 2

Mở bài

  • Sơ lược về thực phẩm bẩn

Thân bài

#1. Thực phẩm bẩn là gì?
  • Là thực phẩm gây hại cho sức khỏe của con người.

#2. Thực trạng
  • Rau bị sử dụng thuốc kích thích quá mức

  • Heo bị dư chất cấm trong chăn nuôi

  • Trái cây bị nhúng hóa chất

  • Thực phẩm kém chất lượng nhập lậu từ nước ngoài

#3. Nguyên nhân
  • Các doanh nghiệp, nhà sản xuất muốn có được lợi nhuận cao nên lạm dụng hóa chất, quá trình chế biến và bảo quản không đảm bảo vệ sinh thực phẩm

  • Tâm lý người tiêu dùng muốn mua hàng rẻ và đẹp

  • Cơ quan chức năng chưa có biện pháp mạnh, hay quản lí còn lỏng lẻo

#4. Hậu quả
  • Sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng

  • Ảnh hưởng đến kinh tế đất nước

  • Làm cho đạo đức của con người bị suy thoái

#5. Giải pháp
  • Nhà nước cần có biện pháp mạnh để trừng phạt răn đe các tình trạng sản xuất thực phẩm kém để làm gương cho các cơ sở kinh doanh khác

  • Nâng cao hiểu biết về tác hại của thực phẩm bẩn cho người tiêu dùng và người sản xuất

  • Nhà nước cần khuyến khích các hộ sản xuất thực phẩm hữu cơ

Kết bài

  • Bài học và liên hệ bản thân

  • Hãy là người tiêu dùng thông minh

Dàn ý nghị luận về thực phẩm bẩn – Mẫu 3

Mở bài

+) Giới thiệu, dẫn dắt về thực phẩm bẩn.

Thân bài

1. Giải thích

+) Mỗi loại thực phẩm đều có những quy định riêng về ngưỡng an toàn vệ sinh, thực phẩm bẩn là những loại thức ăn không đảm bảo được các tiêu chuẩn của Bộ y tế.

+) Dùng những nguyên vật liệu không rõ nguồn gốc, ôi thối, quy trình sản xuất chế biến không được sạch sẽ, đạt chuẩn thường là những sản phẩm sặc sỡ, bắt mắt, cơ sở kinh doanh kém chất lượng.

2. Biểu hiện

+) Thực phẩm kém chất lượng được trôi nổi trên thị trường.

+) Những nhà sản xuất, chủ cửa hàng kinh doanh không có ý thức mà chỉ nghĩ đến lợi ích, đồng tiền của riêng mình.

+) Có những vật lạ trong đồ ăn hoặc là có mùi, gây nấm mốc mà vẫn bán cho người tiêu dùng.

+) Thực trạng

– Các nông sản thì bị tồn dư thuốc trừ sâu, phân bón, chất hóa học, trái cây thì tiêm thuốc làm chín nhanh.

– Thịt cá, tôm mực, hải sản thì bị tẩm ướp hàn the, chất bảo quản, ủ đông nhiều ngày.

– Heo, gà, gia súc được cho ăn đồ tăng trọng, làm giả, buôn lậu.

– Sản phẩm đồ ăn nhanh, đồ khô, thức uống, bánh kẹo được chế biến từ nguyên liệu phế phẩm, lạm dụng chất phụ gia, phẩm màu, đường hóa học, bảo quản không đúng cách, ôi thối, lên men, nhiễm vi khuẩn độc tố,…

+) Nguyên nhân

– Do những người bán, chủ sản xuất ham lợi nhuận, dùng những nguyên liệu rẻ không bảo đảm, làm giả, kinh doanh bất chính vì lòng tham.

– Do người mua kém hiểu biết, xuề xòa trong việc chọn mua các thực phẩm, ham rẻ đẹp mắt, chủ quan.

– Công tác quản lý tuyên truyền chưa tốt, các quy định xử phạt còn chưa thực hiện nghiêm minh.

+) Hậu quả

– Sức khỏe, cơ thể bị ảnh hưởng xấu bởi các chất độc, mắc phải nhiều căn bệnh mãn tính, ngộ độc, đau bụng, ung thư, các cơ quan gan thận tim mạch bị suy giảm.

– Dư luận xôn xao, hoang mang, người dân mất niềm tin vào các cửa hàng, nhà kinh doanh, sợ hãi thực phẩm sạch hay bẩn.

– Lũng đoạn thị trường, cung cầu mất cân bằng, tác động xấu đến những người buôn bán làm ăn lương thiện, làm giảm sự cạnh tranh của các sản phẩm trong nước, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.

3. Bình luận

+) Cần phải lên án gay gắn những người quá tham lam mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, loại bỏ các cửa hàng buôn bán không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc.

+) Phải có sự can thiệp, ra tay vào cuộc xử lý nghiêm ngặt các trường hợp không tuân thủ về vệ sinh an toàn thực phẩm này.

+) Các dân buôn đầu mối về thực phẩm luôn phải có những ý thức về vấn đề nghiêm trọng này.

4. Bài học cá nhân về thực phẩm bẩn

+) Nếu một ngày nào đó tôi mở tiệm để kinh doanh bán hàng ăn uống hay thực phẩm thiết yếu thì sẽ luôn tuân thủ những quy tắc chung của nhà nước đã đề ra.

+) Làm với một cái tâm trong sáng không vì lợi ích mà đổi lấy sức khỏe tính mạng con người.

+) Chú ý đến việc tìm hiểu thông tin, trau dồi kiến thức kỹ năng lựa chọn tiêu dùng thực phẩm sạch, tìm mua những sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm định.

+) Không mua hàng giá rẻ bất thường, tẩy chay những sản phẩm bẩn, ưu tiên chọn dùng các mặt hàng hữu cơ đến từ thiên nhiên, cập nhật tin tức thường xuyên.

+) Xử lý nghiêm khắc, thực phẩm trước khi cung cấp ra thị trường phải đăng ký giấy phép, đảm bảo hạn sử dụng, cam kết vệ sinh an toàn, người sản xuất phải có trách nhiệm về sản phẩm đó.

+) Là người tiêu dùng nên biết cách lựa chọn đồ ăn sao cho đảm bảo an toàn, nhìn kỹ càng xem còn hạn sử dụng không, hay còn tươi mới, không nên thấy rẻ mà mua.

Kết bài

+) Khẳng định lại vai trò của thực phẩm sạch.

+) Bài học nhận thức và hành động để đẩy lùi thực phẩm bẩn.

Văn mẫu nghị luận về thực phẩm bẩn – Mẫu 1

Đi đôi với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường. Sự giao thương giữa các quốc gia ngày càng mở rộng. Sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã đem đến nhiều thành tựu về khoa học – kĩ thuật cũng như sự tiến bộ trong cuộc sống con người. Tuy nhiên bên cạnh đó, nó cũng dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau như vấn đề ô nhiễm môi trường, hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, lũ lụt,…Một trong số những vấn đề mang tính thời sự đó, “thực phẩm bẩn” trở thành vấn đề nan giải bởi những hậu quả mà nó gây ra. Vấn đề thực phẩm bẩn tràn lan đang là vấn đề nhức nhối, nan giải mà cả xã hội đặc biệt quan tâm.

Chưa bao giờ cụm từ “ Thực phẩm bẩn” lại được báo chí đề cập nhiều như hiện nay. Hằng ngày ta thường thấy trên các mặt báo, tạp chí, mạng xã hội đưa tin nguồn thực phẩm bẩn bị cơ quan y tế, bộ phức chức năng bắt giữ. Nhiều thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc ngang nhiên bày bán tràn lan, chúng xuất hiện ở các quán ăn, và gần nhất là bữa cơm gia đình hằng ngày chúng ta ăn, người tiêu dùng thiếu hiểu biết kiến thức về thực phẩm sạch thì rất dễ mua lầm những thực phẩm bẩm này.  Đó được xem là môi nguy hại hàng đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm cho con người, vấn nạn này cần được báo động và mọi người không thể bỏ qua.

Thực phẩm bẩn là gì? Thực phẩm bẩn là cụm từ dùng rộng rãi và phổ biến tuy nhiên để hiểu đúng đắn và toàn diện thì chúng ta phải có khái niệm cụ thể. Thực phẩm bẩn là không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không được bộ y tế công nhận. Mỗi loại thực phẩm sẽ có những quy định những ngưỡng an toàn khác nhau. Thực phẩm bẩn có từ nhiều nguồn mà chúng ta cần biết để phân biệt đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm sạch để trở thành những người tiêu dùng thông minh. Thực phẩm bẩn đến từ khẩu nuôi trồng, lạm dụng các chất kích thích hóa học quá liều lượng, chất kích thích tăng trưởng. Do quy trình chế biến bảo quản không tốt, không đúng cách của người bán và người tiêu dùng làm thức ăn bị hư hỏng bị vi khuẩn xâm nhập gây ngộ độc, gây ung thư.

Các bạn chắc hẳn đã rất quen thuộc với những bài báo được đăng tải về những thực phẩm bẩn mà hằng ngày con người vẫn không hay biết và mua về để chế biến làm món ăn hằng ngày. Rau mồng tơi tưới dầu nhớt, thịt heo nhiễm chất tạo nạc, chất tạo thịt gà đẹp, dấm chế biến bằng axit, tôm tiêm hóa chất, cá đông lạnh ướp urê để giữ được tươi lâu, dừa ngâm thuốc tẩy trắng, trà sữa trân châu làm bằng cao su,…rất nhiều thực phẩm bẩn đang tràn lan trong các khu chợ, và đưa các quán ăn mua về để chế biến và bày bán. Những vụ vi phạm an toàn thực phẩm được xử lý nghiêm minh, có những khung hình phạt xử lý mạnh nhưng nhiều người vẫn cố chấp len lỏi, trà trộn một cách ngày một nhiều bằng nhiều hình thức tinh vi. Những biểu hiện và thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay diễn ra ngày một phức tạp, tội phạm lương tâm chỉ vì lợi ích, lợi nhuận của riêng mình ham rẻ, hám lời mà họ đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, ôi thiêu, hư hỏng mà họ đã phù phép bằng xử lý hóa chất để che lấp mùi hôi, dùng các chất phụ gia của Trung Quốc biến hóa nó thành những món ngon được tẩm ướp gia vị bắt mắt để đánh lừa người tiêu dùng và tung ra bày bán khắp nơi trên thị trường. Các chất kích thích độc hại được sử dụng tràn lan , không đúng liều lượng và thời gian quy định, ví dụ ngâm thuốc tăng trưởng chưa đến thời kỳ thu hoạch đã thu hoạch rồi, hay nhằm bảo quản rau nhìn tươi hơn họ ngâm hóa chất cho rau giữ được tươi đẹp lâu hơn mà không nghĩ đến hậu quả về sau. Nhiều nơi mổ gia súc, gia cầm tự phát mổ tràn lan mà không đảm bảo quy định an toàn thực phẩm như mổ gà, mổ heo, họ thu gom những con heo con gà dịch bệnh chết về làm chế biến thành chả giò, chả lụa, xay làm xúc xích heo, gà, bò nhờ công nghệ phụ gia, chất tạo màu, chất làm tươi thực phẩm, gia vị. Vì lợi nhuận mà họ bán rẻ lương tâm con người hại chính đồng loại của mình. Thu mua nguyên liệu rẻ để có thể làm thành phẩm bán với giá đắt như bình thường lời tăng gấp nhiều lần. Đồng tiền làm họ lu mờ hết mọi thứ, đây được xem là bài toán lương tâm. 

Dẫn chứng cụ thể là đầu năm 2016 phòng Cảnh sát Môi trường TP HCM (PC49) phát hiện hàng loạt cơ sở chế biến măng chua ở quận 12, số lượng lên đến hàng chục tấn, sử dụng chất vàng ô (Auramine). Chất này được mua tại chợ Kim Biên với giá 26.000 đồng một kg được sử dụng cho sản xuất giấy, nhuộm. Những hộ trồng rau ở khu vực phường Thạnh Xuân, quận 12 đều đặn mỗi ngày pha thuốc trừ sâu tăng trưởng, thậm chí cả dầu nhớt để tưới rau giúp cho rau lớn nhanh, xanh mướt, lá đẹp. Tác hại của những thực phẩm bẩn như thế này có lẽ nhiều người tiêu dùng đã biết quá rõ. Khi ăn những thực phẩm còn dư lượng thuốc trừ sâu, chất tạo nạc, hóa chất tăng trưởng… tai biến đầu tiên sẽ là ngộ độc, gây ra các bệnh mạn tính về tiêu hóa. Từ đây, con đường ung thư rất có thể hiện hữu khi người dân không ý thức trong việc cần thay đổi chế độ ăn sạch và đủ dinh dưỡng. Những căn bệnh bắt nguồn từ ăn không đúng cách gồm ung thư dạ dày, vòm họng và đại trực tràng. Trong đó, ung thư dạ dày và đại trực tràng là ung thư phổ biến trên thế giới, gây tử vong cao, chỉ đứng sau ung thư phổi, gan. Bên cạnh đó, nhiều người đã ý thức được thực phẩm ngày càng tràn lan và gia tăng và nhà nước không thể quản lý hết được, nhiều người đã tự mình dùng thùng xốp chế tạo thành những khu vườn nhỏ trước nhà hoặc trên sân thượng để phục vụ cho nhu cầu ăn uống hằng ngày mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe, nhưng đây chỉ là hành động tạm thời mà thôi.

Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng về việc thực phẩm bẩn ngày càng tràn lan và hoạt động lộng hành, ngang nhiên xem thường pháp luật. Bởi lẽ, chì vì hai chữ “ Lợi nhuận” mà người bán chỉ quan tâm cái lợi, tiền bạc trước mắt mà quên đi, bỏ mặc, xem thường mạng sống và tình hình sức khỏe của người tiêu dùng.

Người bán chỉ quan tâm đến lợi nhuận, cái lợi trước mắt mà quên đi, bỏ mặc đến tình hình sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Sự kém hiểu biết và thiếu nhận thức của người tiêu dùng, ham rẻ, chưa thực sự hiểu được tác hại thực phẩm bẩn đến sức khỏe. Mấy ai trong ta biết phân biệt được thực phẩm bẩn và thực phẩm sạch. Thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường người tiêu dùng thật khó phân biệt những sản phẩm sạch và bẩn. 

Không những thế, môi trường nuôi trồng cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng sản phẩm. Chẳng hạn như quá gần với những nhà máy, xí nghiệp lớn rất có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi khói bụi hay ô nhiễm nguồn nước từ đó mà gây nên ô nhiễm nguồn thực phẩm chăn nuôi, trồng trọt.

Quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm cũng có thể gây nên việc mất vệ sinh cho thực phẩm. Quá trình chế biến có loại thực phẩm từ động vật không đúng quy định. bảo quản thực phẩm không tốt như để ruồi muỗi nhặng bâu vào nhiều đem những vi khuẩn xấu có hại cho con người dính vào thực phẩm. Thực phẩm không được bảo quản ở nhiệt độ lạnh, không làm đông đối với thực phẩm tươi sống mà lại chỉ để ở nhiệt độ thường, nhiệt độ ngoài trời khiến cho thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng. Ngoài ra,  nguyên nhân khác là nhiều người tự đúc kết kinh nghiệm cho bản thân họ xem những sản phẩm sạch là rau bị sâu, lấy mức độ sâu và xấu của thực phẩm ra để đo độ sạch của chúng, điều chưa có bộ ý tế hay ai chứng minh được điều này là hoàn toàn đúng. Người tiêu dùng đừng quá chủ quan trong việc đi chợ lựa chọn những thực phẩm để phục vụ cho bữa cơm gia đình hằng ngày. Ngoài chợ rau củ, hay những thực phẩm tươi sống sẽ có những thực phẩm sạch thì bên cạnh đó có những thực phẩm bẩn trà trộn để bán cho người mua. Chúng ta phải sáng suốt, phải kỹ lưỡng trong việc chọn đồ sạch để mua để tránh trường hợp mất tiền mua đồ ăn mà con mang mầm bệnh cho chính mình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thực phẩm bẩn ngày càng gia tăng là do cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn yếu, việc quản lý, thanh kiểm tra và phòng chống thực phẩm bẩn của các cơ quan hữu quan còn chồng chéo, bất cập, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, chưa đưa ra những khung hình phạt nghiêm minh để khắc phục và hạn chế tối đa hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, chưa xử lý triệt để vấn đề này. Người dân chưa kiên quyết với việc phòng chống vi phạm an toàn thực phẩm, khiến vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn còn xu hướng gia tăng.

Hậu quả của thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp và nhiều người ngang nhiên bán những thực phẩm này ra ngoài thị trường. Thực phẩm bẩn gây nhiễm độc tiềm ẩn chất nhiễm độc nếu ăn phải những thức ăn bị mất vệ sinh là vô cùng đáng sợ bởi nó có thể gây ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm. Những căn bệnh chúng ta có thể gặp như ung thư, vô sinh, thai nhi dị tật,…

Gây hậu quả đối với nền kinh tế xã hội. Bởi vì, thực phẩm bẩn khiến nền kinh tế đất nước chậm phát triển, người bị mắc bệnh sẽ tốn chi phí chữa trị và ảnh hưởng đến mắt nhìn, giảm uy tín về thực phẩm của nước ta trên thị trường quốc tế, có sự không tin tưởng trong việc ký hợp đồng xuất khẩu lương thực, thực phẩm của nước ta, làm mất đi tiềm năng kinh tế về việc ngoại thương.  Nếu chúng ta không may bị ngộ độc thực phẩm thì sẽ tốn thời gian, tiền bạc để chữa trị và ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và những người thân yêu của chúng ta, mất đi một người trụ cột kinh tế. Tổn thất về thể chất lẫn tinh thần của người mắc bệnh và người thân, gây nên những ảnh hưởng kép. Ngoài ra, thực phẩm bẩn là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường do dùng thuốc trừ sâu, các chất kích thích độc hại và người trực tiếp phun thuốc cũng bị hậu quả độc hại sau này.

Chúng ta cần có những biện pháp khắc phục hậu quả của thực phẩm bẩn gây ra. Tăng cường biện pháp tuyên truyền, cần tăng mức độ xử phạt đối với các tổ chức và cá nhân sản xuất rau quả mất vệ sinh thực phẩm, thực phẩm tươi sống bảo quản cẩn thận kỹ lưỡng, hợp với ngưỡng bộ y tế đề ra. Nhà nước và cơ quan chức năng ban ngành về đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm phải thường xuyên xuống thanh kiểm tra chất lượng về rau củ quả từ trồng trọt xem các nguồn gốc thu mua chợ đầu mối siêu thị, trung tâm thương mại có đảm bảo hay không. Cục hải quan phải thanh kiểm tra các mặt hàng nhập khẩu đông lạnh vào Việt Nam có trà trộn những thực phẩm hư hỏng đã quá thời hạn sử dụng và vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải có biện pháp xử phạt hành chính, hinh sự một cách nghiêm minh, quyết liệt để răn đe những hành vi cố chấp vi phạm, chỉ chạy đua theo lợi nhuận mà đầu đọc xem thường mạng sống, sức khỏe người tiêu dùng. 

Chúng ta lên án, phê phán những người vì chạy đua theo lợi nhuận mà hành động trái với đạo đức lương tâm. Qua đó giúp thức tỉnh lương tri con người, làm ăn lương thiện, làm ăn chân chính không vì lợi bản thân mà bán đi lương tâm của mình. Hãy tự trang bị cho mình vốn kiến thức hiểu biết về thực phẩm sạch để có thể tự lựa chọn những thực phẩm an toàn, và có thể bảo vệ sức khỏe chính mình, có thể kết hợp mô hình trồng rau sạch tại nhà.

Thực phẩm bẩn đang là vấn đề nan giải mà cả xã hội đặc biệt quan tâm. Chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà nhiều người kinh doanh vô lương tâm đã bán thực phẩm bẩn ra ngoài thị trường, sản phẩm kém chất lượng gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Đó đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội và cần phải có những quy định xử phạt nghiêm minh đối với bài toán lương tâm này. Mỗi người cần đồng lòng tẩy chay những hàng kém chất lượng để bài trừ ra khỏi cuộc sống của chúng ta. Hãy là những người tiêu dùng thông minh, phải thật sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn đảm bảo sức khỏe chính mình và gia đình. Hãy cùng kêu gọi mọi người vì lợi ích, sức khỏe cộng đồng nói không với thực phẩm bẩn, xóa bỏ ra khỏi xã hội, tạo tiền để cho sự phát triển kinh tế của nước nhà.

Văn mẫu nghị luận về thực phẩm bẩn – Mẫu 2

Thực phẩm chính là thứ không thể thiếu đối với chúng ta, nó chính là nguồn năng lượng để duy trì sự sống cho con người. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là những vấn đề như thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm hóa chất. Nó cũng là chủ đề vô cùng quen thuộc với đa số người dân Việt Nam và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Vây, thực phẩm như thế nào gọi là bẩn?

“Thực phẩm bẩn” là cái tên để người ta nói về những loại thức ăn mà khi con người ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy, nếu sử dụng chúng trong một thời gian dài thậm chí sẽ xuất hiện các bệnh như là ung thư. Thực phẩm bẩn mà tôi nói đến ở đây không chỉ đơn thuần là bẩn do sâu hay là do rửa thức ăn chưa sạch, nấm mốc, nhưng “bẩn” ở đây còn phải nhắc đến những thực phẩm có chứa hóa chất như là hàn the, thuốc kích thích, chất kháng sinh hay chất hóa học vào thực phẩm quá mức cho phép để khiến cho chúng trông tươi mới bắt mắt để thu hút người mua. Đó có thể là những loại thực phẩm tươi sống hay cũng có thể là những loại thực phẩm đã qua chế biến. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề của một người hay một gia đình nữa mà nó chính là vấn đề chung của quốc gia thậm chí là quốc tế. Một ví dụ cho thực phẩm bẩn ở nước ta hiện nay đó là tình trạng trái cây bị ô nhiễm hóa chất làm chín.

Chúng ta có thể thấy thời gian gần đây có vô số vụ việc liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, khiến người dân không khỏi hoang mang.Ví dụ như trong trồng trọt, hiện nay tình trạng dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ. Các hợp chất thuốc bảo vệ thực vật rất có hại đến thần kinh và nội tạng con người, khi ăn những thực phẩm có chứa hóa chất này trong một thời gian dài cơ thể sẽ tích lũy một lượng chất độc trong nội tạng gây nên nhiều bệnh như là đãng trí, giảm sức đề kháng, thậm chí là ung thư. Hay trong chăn nuôi, với loại lợn siêu nạc giống tốt nhất trong nước hiện nay, người dân phải mất 5 tháng mới đạt trọng lượng 95-100kg một con nhưng khi cho thêm một thìa cà phê salbutamol vào thức ăn cho lợn thì thời gian xuất chuồng rút ngắn chỉ còn 3 tháng, khi ăn loại thịt này phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, đàn ông có nguy cơ mắc bệnh u nang tinh hoàn. Chúng ta có thể thấy vì lợi nhuận trước mắt mà người chăn nuôi đã và đang gây nên những mối nguy hại không lường đối với sức khỏe cộng đồng. Điển hình là vụ việc 26 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại cơ sở Thành Phát, tỉnh Châu Ổ, huyện Bình Sơn vào chiều 17-5. Nguyên nhân chính là do cơ sở không có kiến thức về an toàn thực phẩm, không có hợp đồng cung cấp để chứng minh nguồn gốc nguyên liệu và điều kiện vệ sinh thì chưa đảm bảo.

Một thực trạng nữa cần phải lên án đó chính là tình trạng nhập lậu thực phẩm kém chất lượng không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam. Không chỉ có thực phẩm mà các loại nguyên liệu làm thuốc không có nguồn gốc rõ ràng, không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đều được các thương lái vận chuyển vào Việt Nam.

Vậy, nguyên nhân do đâu mà tình trạng thực phẩm bẩn ngày càng tràng lang như vậy. Nguyên nhân phải nhắc đến đó chính là do lòng tham của con người, do muốn có lợi nhuận cao mà các nhà sản xuất và các công ty không màn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Họ sử dụng các loại chất kích thích, thuốc tăng trưởng một cách vô tội vạ. Không những vậy, một số công xưởng sản xuất thực phẩm, các bếp ăn không đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, hệ thống kho bảo quản chưa đảm bảo tiêu chuẩn. Không chỉ do riêng người sản xuất, mà một phần cũng do tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng, họ luôn lựa chọn những thực phẩm rẻ mà đẹp, cho nên biết được tâm lý đó một số thành phần đã lợi dụng nhập một số loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ để làm cho thực phẩm trông ngon và bắt mắt. Bên cạnh đó do chính quyền chưa có biện pháp mạnh để áp chế những tình trạng trên, quản lý thì khá lỏng lẻo.

Hậu quả của thực phẩm bẩn mang lại đó là làm cho người tiêu dùng hoang mang ảnh hưởng tâm lý khi sử dụng thực phẩm. Ngoài ra còn có những căn bệnh như là rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ung thư. Hiện nay tình trạng bệnh ung thư ngày càng nhiều, đó chính là hậu quả của việc sử dụng thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm chứa hợp chất gây hại từ việc dùng thuốc chống ôi thiu trong các loại thịt và thuốc trừ sâu trong rau củ trong thời gian dài. Theo cục An toàn thực phẩm, riêng năm 2020 tính đến 31/5 cả nước đã ghi nhận 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm làm hơn 870 người mắc, 824 người nhập viện điều trị và 22 người tử vong. So sánh với cùng kỳ năm 2019, tăng 11 vụ (29,7%) ngộ độc thực phẩm, số người mắc tăng 18 người và tử vong tăng 17 người. 

Thực phẩm bẩn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, còn kéo theo những thiệt hại về tiền của như là việc trang trải viện phí, mất thời gian đi lại, công việc thì bị ảnh hưởng. Và nó còn làm ảnh hưởng kinh tế của quốc gia như là chất lượng thực phẩm kém giá thành từ đó cũng sẽ giảm thậm chí còn mất cơ hội hợp tác với những đối tác nước ngoài.

Giải pháp để kiểm soát tình trạng này đó chính là cần tăng cường công tác kiểm tra, và có các biện pháp trừng trị thích đáng đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh và các bếp ăn nếu không đảm bảo an toàn vệ sinh để răng đe và làm gương cho các cơ sở kinh doanh khác. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn và tiêu hủy kịp thời các lô thực phẩm bẩn được nhập khẩu từ nước ngoài vào. Tuyên truyền cho các hộ nông dân, các công ty sản xuất và người tiêu dùng tác hại của thực phẩm bẩn. Nhà nước cần khuyến khích sản xuất thực phẩm hữu cơ, hỗ trợ cho nông dân về những lợi ích và phương pháp sản xuất thực phẩm hữu cơ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Những hiểm họa do thực phẩm bẩn gây ra đã gióng lên hồi chuông báo động. Trước tình hình đó, mỗi chúng ta hãy là những người tiêu dùng thông minh trang bị cho mình những kiến thức nhất định về việc lựa chọn thực phẩm an toàn, không chỉ bảo về sức khỏe cho chúng ta mà còn là bảo vệ sức khỏe cho những người mà chúng ta yêu thương.

Văn mẫu nghị luận về thực phẩm bẩn – Mẫu 3

Thực phẩm là một trong những nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể hoạt động, những chất dinh dưỡng, vi chất có lợi cho sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần của con người. Cuộc sống ngày càng tiến bộ và hiện đại, nguồn thực phẩm cũng vì thế mà đa dạng phong phú hơn về cả chủng loại và nguồn gốc,…nhưng lại xuất hiện thêm những loại thực phẩm bị nhiễm bẩn, nhiễm độc tràn lan trên thị trường, gây hoang mang lo lắng cho toàn xã hội.

Sử dụng thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của mỗi chúng ta. Mỗi loại thực phẩm đều có những quy định riêng về ngưỡng an toàn, vệ sinh, chất lượng và thực phẩm bẩn là cụm từ dùng để chỉ những loại thức ăn không được đảm bảo theo các quy chuẩn của Bộ y tế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, lợi ích của người tiêu dùng. Bẩn theo nghĩa đen là không sạch sẽ, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các quy trình sản xuất, chuẩn bị nguyên vật liệu, nguồn gốc, quy trình chế biến sơ sài, bảo quản vận chuyển không đúng cách, quá hạn sử dụng. Bao bì các loại sản phẩm thường sặc sỡ, bắt mắt, được quảng cáo là hàng loại 1 dùng để xuất khẩu, thế nhưng nơi làm ra chúng lại là những cơ sở kinh doanh kém chất lượng, xuống cấp, không có đầy đủ các giấy tờ để chứng minh là thực phẩm hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Thật là đáng lo ngại biết bao khi ta phát hiện ra nhiều vụ việc thực phẩm bẩn như: Hô biến thịt heo thành thịt bò bằng hóa chất, măng rau củ quả tẩm thuốc bảo vệ thực vật, giá đỗ ngâm thuốc bảo quản, các sản phẩm bánh kẹo chà bông, xúc xích, mì tôm, thức ăn nhanh được chế biến từ nguyên liệu phế phẩm, dơ bẩn và độc hại, có nhiều thực phẩm không có nhãn mác, không mã vạch, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khi bị kiểm tra thì cho thấy có rất nhiều vi khuẩn, vi trùng hiện diện trong các món đồ hộp, đồ khô, rượu,…Thực tế, rất khó phân biệt được đâu là thực phẩm bẩn bằng mắt thường vì ngày nay các đối tượng vi phạm có rất nhiều thủ đoạn tinh vi khiến người tiêu dùng dễ mắc lừa, có thể nhái lại những hãng nổi tiếng và an toàn một cách giống hệt nhau từ hình ảnh bên ngoài nhưng chất lượng lại rất là dơ và chế biến không nghiêm ngặt làm cho người tiêu dùng khó để ý đến. Nông dân thì tùy tiện sử dụng và dùng không đúng cách dẫn đến tồn dư thuốc trừ sâu, phân hóa học, thuốc kháng sinh trong quá trình trồng trọt, cho ra những sản phẩm nông sản có chất lượng không bảo đảm. Đối với các sản phẩm lấy thịt, cá, hải sản thì những người làm ăn bất chính dùng thuốc tăng trọng khi chăn nuôi heo, bò, gà, tôm, mực thì ngâm hóa chất, hàn the, chất bảo quản để tươi ngon, giữ được lâu hơn. Vì những lợi nhuận trước mắt mà người buôn bán sẵn sàng dùng những nguyên liệu rẻ đã hư hỏng xử lý lại, tiếp tục chế biến, đóng gói, phát sinh nấm mốc, lên men, tiềm ẩn nhiều giun sán, ấu trùng nguy hiểm đến tính mạng con người khi sử dụng thực phẩm bẩn quá nhiều. Bánh mứt nhiễm độc tố từ chất phụ gia, phẩm màu công nghiệp, formal trong phở, làm giả buôn lậu các sản phẩm không đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm,… Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ cùng với sự phát triển chung của Thế giới, các loại sản phẩm được sản xuất chế biến từ nước ngoài được nhập khẩu vào nước ta ngày càng nhiều chủng loại, phong phú, đa dạng về mẫu mã. Trong đó có những sản phẩm bị buôn bán trái phép từ Trung Quốc. Thịt cá thì có màu sắc kì lạ, ủ đông lâu ngày, kích thước rau quả to lớn hơn so với bình thường, hình dạng quả thì trông bắt mắt. Sử dụng các nguyên vật liệu độc hại để làm ra những cây rau xà lách tươi ngon như thật. Việc sử dụng thêm các tạp chất trong khi sản xuất cũng trở nên phổ biến, các loại hóa chất tẩm ướp gia vị, biến đổi màu sắc, nhuộm phẩm màu, đường hóa học để gia tăng thêm độ “bẩn” cho sản phẩm và thu hút người mua. Công nghiệp pha chế nước giải khát, làm bánh kẹo mứt, ô mai, giò chả, chế biến thức ăn nhanh nhưng lại dùng những thành phần, nguyên liệu không phù hợp, làm lậu làm giả, nhiều loại thịt được đưa ra thị trường mà chưa được qua kiểm duyệt chặt chẽ ,…

Người sản xuất, người bán vì lòng tham của mình mà sẵn sàng đầu độc chính đồng loại, nhưng nhìn lại cũng nhận ra rằng sự thiếu hiểu biết, thái độ “xuề xòa” trong chính những sự lựa chọn của người mua cũng là một nguyên nhân cơ bản giúp cho thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường. Chính họ đã tự giết đi đồng loại của mình một cách từ từ và tàn nhẫn thông qua những thực phẩm bẩn này. Và họ cũng không nghĩ đến rằng làm như vậy cũng là đang giết chính bản thân mình và gia đình, bởi lẽ những thứ họ ăn cũng đều được tạo ra bởi những người vô ý thức đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Và những sản phẩm mà họ bán ra thì nó sẽ được tiêu hóa trong chính những đứa con hay người thân máu mủ ruột rà của mình lúc nào không hay. Hãy nghĩ xem họ sản xuất ra k lẽ họ không ăn thử, mà cứ lâu lâu thử một ít cũng đã là cả một quá trình tích tụ và tạo ra nhiều bệnh tật. Đấy chúng ta cũng có thể thấy được ai là người bị ảnh hưởng đầu tiên đúng không. Quả thật chỉ vì đồng tiền mà có thể đổi lấy cả sức khỏe và tính mạng con người thì tôi cảm thấy điều đó không đáng chút nào. Ngoài ra muốn nói đến đó chính là người Việt Nam chúng ta luôn có suy nghĩ cái gì vừa rẻ, vừa ngon, vừa chất lượng thì mua. Nhưng làm gì có chuyện đó xảy ra, chính vì cái tâm lý ham rẻ này đã làm cho các cơ sở, nhà sản xuất nắm bắt được suy nghĩ của người tiêu dùng muốn gì nên đã không màng tới sức khỏe của cả cộng đồng. Vậy nên người ta mới hay nói “ Tiền nào của nấy ”, đúng thật những sản phẩm được đóng gói kỹ càng, kiểm tra nghiêm ngặt, thực phẩm tươi mới để tiêu thụ đến tay người tiêu dùng thì cũng mất nhiều công đoạn thì lúc nào cũng đảm bảo và nhiều tiền hơn so với những mặt hàng trôi nỗi. Bởi khi tạo ra hay sản xuất bất cứ gì cũng đều phải trả tiền cho từng giai đoạn rồi mới cho ra những sản phẩm chất lượng. Người tiêu dùng vẫn quá là chủ quan nghe vào những lời đường mật của các chủ tiệm kinh doanh mà không xem xét kỹ. Chưa có nhận thức đầy đủ về tác hại của thực phẩm bẩn cũng như cách phòng tránh để không mua phải hàng kém chất lượng. Nhiều người khi thưởng thức, sử dụng chỉ để ý xem sản phẩm có ngon lành hay không mà đâu ngờ rằng trước đó nó là cái gì? Một con cá tươi ngon hay chỉ là một đống thịt đang trong quá trình phân hủy, là những trái cây ngọt thơm hay hôm trước đã bị ngâm hóa chất làm nhanh chín? Biết là nó ảnh hưởng xấu và điều này là không tốt nhưng tại sao con người ta lại vẫn cứ làm và hủy hoại đồng loại của mình. Chỉ vì cuộc sống vì kiếm miếng cơm, manh áo mà bất chấp tất cả chỉ vì một chữ “ Tiền ”. Vậy nên khi buôn bán hay làm một thứ gì đó ta hãy nên đặt cái tâm của mình lên hàng đầu. Khi phát hiện ra được những hành động mất vệ sinh như vậy chúng ta cần phải gắt gao lên án loại bỏ đi những thành phần làm hại đến mọi người. Đáng tránh ở đây đó là sự chủ quan, thờ ơ trong việc chọn lựa thực phẩm, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội nên mới để cho những người này có cơ hội tồn tại đến ngày hôm nay. Công tác quản lý, tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa tốt, những quy định xử phạt vi phạm còn chưa thực sự nghiêm khắc. Cuối cùng, thiệt hại nặng nề nhất vẫn là những người tiêu dùng. Những chất độc hại có trong thực phẩm bẩn sẽ tích tụ dần trong cơ thể như: Kim loại nặng, aflatoxin, chloramphenicol, phẩm màu hóa học, các chất phụ gia… chúng sẽ ngấm dần qua từng tế bào, gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan gan, thận, hệ tiêu hóa, về lâu dài còn gây ra các căn bệnh mãn tính, ngộ độc, đau bụng thậm chí là tử vong. Theo báo cáo của Bộ y tế, một số bệnh về huyết áp, tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là ung thư đang có xu hướng tăng cao mà nguyên nhân lớn là do thực phẩm bẩn mà mỗi người dân đang sử dụng hàng ngày. Những hậu quả nghiêm trọng mà chúng gây ra khiến cho mọi người hoang mang, xôn xao, mất niềm tin vào những nhãn hàng, cửa tiệm, ăn gì cũng lo sợ sạch hay bẩn. Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, việc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh tràn lan không được kiểm soát sẽ bóp nghẹt sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà, giảm sự cạnh tranh khi ra đấu trường quốc tế, những người buôn bán chân chính cũng bị vạ lây ít nhiều, khiến những khách hàng, người tiêu dùng quay lưng với những sản phẩm nội địa kém chất lượng, sử dụng những sản phẩm nhập ngoại của nước ngoài, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế.

Có thể thấy rằng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng, có ảnh hưởng đến thị trường chung, đến sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Vì vậy, mọi người hãy quan tâm nhiều hơn nữa, có trách nhiệm hơn nữa về vấn nạn này. Đầu tiên, người dân cần đặc biệt chú ý đến việc tìm hiểu thông tin, trau dồi kiến thức, kỹ năng chọn lựa thực phẩm sạch, tin mua những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tốt nhất là có đầy đủ những thông tin về thành phần nguyên liệu, công ty, nhà máy, trang trại sản xuất, hạn sử dụng, đã qua kiểm định. Tuyệt đối nói không với hàng hóa trôi nổi, không tem nhãn, hàng giá rẻ bất thường. Hãy là người tiêu dùng thông thái, tẩy chay những doanh nghiệp bất lương, thực phẩm bẩn. Ưu tiên chọn những thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ, thường xuyên cập nhật tin tức để có nhiều kiến thức hơn trong việc chọn dùng thực phẩm mỗi ngày để chế biến. Cần có một quy định, xử phạt thật mạnh, đủ sức răn đe, trừng trị những tội phạm làm ăn, kinh doanh trên chính sức khỏe, tính mạng con người, mỗi người chủ sản xuất khi cung cấp thực phẩm ra ngoài cần phải đăng ký cam kết, giấy phép thẩm định vệ sinh an toàn, tuân thủ nghiêm túc các quy định trong chế biến sản xuất, có trách nhiệm về sản phẩm của mình trước người tiêu dùng và xã hội. Cuộc chiến vệ sinh thực phẩm bẩn là một cuộc chiến lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, sự thống nhất về các phương thức quản lý nghiêm minh, xử lý những hành vi sai phạm, cùng với sự chung tay của cả cộng đồng dân cư để xây dựng được một hệ thống chuỗi cung cấp, thực phẩm bảo đảm an toàn lành mạnh đến với người tiêu dùng.

Những thứ thức uống đồ ăn mà chúng ta dung nạp vào cơ thể cần đủ về số lượng mà còn phải đáp ứng về chất lượng. Vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng cho một sức khỏe tốt, sự phát triển toàn diện và an toàn. Để nâng cao chất lượng sống cho những thế hệ mai sau mỗi người cần phải có nhận thức rõ về vấn nạn thực phẩm bẩn, có những hành động nỗ lực mỗi ngày loại bỏ chúng. Hãy là một người tiêu dùng thông minh để cho những kẻ hám lợi không còn cơ hội để hại người.

Mạnh Khôi

Tốt nghiệp cử nhân ngôn ngữ Anh năm 2010, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy về Tiếng Anh. Nguyễn Võ Mạnh Khôi là một trong những biên tập viên về mảng ngoại ngữ tốt nhất tại VerbaLearn. Mong rằng những chia sẽ về kinh nghiệm học tập cũng như kiến thức trong từng bài giảng sẽ giúp độc giả giải đáp được nhiều thắc mắc.