Nghị luận: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong cuộc sống hiện nay. – Theki.vn

nghi-luan-van-de-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-trong-cuoc-song-hien-naynghi-luan-van-de-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-trong-cuoc-song-hien-nay

Nghị luận: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong cuộc sống hiện nay.

* Dàn bài 1:

  • Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Thực phẩm được coi là vệ sinh và an toàn là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến.

Vệ sinh an toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Bảo đảm an toàn thực phẩm để nâng cao sức khỏe người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và mở rộng quan hệ quốc tế.

2. Bàn luận.

– Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất không thể thiếu đối với cuộc sống của chúng ta. Một nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng; và là chất dinh dưỡng thiết yếu cung cấp để nuôi cơ thể. Tuy là vậy nhưng hiện nay, vấn nạn lớn mà con người đang phải đối mặt lại chính là thực phẩm bẩn, không đảm bảo an toàn vệ sinh về chất lượng, độ an toàn trong chế biến và sản xuất.

♦ Thực trạng vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay.

– An toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng đặc biệt, mọi người được tiếp cận với thực phẩm an toàn đã trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, nâng cao chất lượng cuộc sống và giống nòi. Thế nhưng, nhiều thông tin liên tục phản ánh về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm trên toàn quốc, cộng thêm dịch cúm gia cầm ở một số địa phương càng làm bùng lên sự lo âu của cộng đồng dân cư.

– Trong những năm gần đây, việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến, tràn lan, không đúng liều lượng và danh mục cho phép. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai gây mất an toàn thực phẩm và chưa từng hề xin cấp phép giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.

Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

– Nhu cầu sử dụng nguồn hàng hóa ngày càng tăng; mức sống của con người cùng ngày càng lên cao. Chính vì vậy mà trên thị trường mọc tràn lan những cửa hàng, siêu thị, địa điểm cung cấp nhỏ lẻ… mà người bán lẫn người mua chẳng thể kiểm soát được. Việc này đã dẫn tới tình trạng các thực phẩm không đảm bảo về chất lượng; cho ra những sản phẩm “giả” mà chi phí bỏ ra lại là “thật”.

Có nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc khiến nhiều người tiêu dùng khó để lựa chọn.Có rất nhiều mặt hàng, sản phẩm được ra mắt, bày bán trên thị trường mỗi ngày. Dù rất khó nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận rằng việc người tiêu dùng rất dễ rơi vào tình trạng mua lầm hàng “giả” mà tưởng “thật”. Từ đó dẫn đến tình trạng hàng vẫn được sản xuất ra thị trường với số lượng lớn; người mua vẫn nhiều và người bán cũng liên tục nhập hàng. Các cửa hàng nhỏ lẻ thường sẽ chú ý đến lợi nhuận; và khi nhập hàng giá tốt thì việc bán ra cũng sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn.

♦ Nguyên nhân gây nên hiện trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Từ phía nhà sản xuất, chế biến thực phẩm:

– Sử dung thuốc kích thích tăng trưởng, hóa chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt: thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau xanh, trái cây vượt quá mức cho phép.

– Quy trình chế biến không nghiêm ngặt, không đảm bảo, không đảm bảo vệ sinh khi chế biến thực phẩm. Sử dụng nước thải sinh hoạt, nguồn nước không đảm bảo trong chế biến.

– Sử dụng nước thải chăn nuôi để tưới rau; làm cho các hàm lượng kim loại nặng; và các vi sinh vật gây bệnh trong rau, củ, quả cao hơn nhiều so với quy định. Từ đó, gây ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng và xuất khẩu.

– Nhiều cơ sở chế biến không giữ vệ sinh máy móc; không đảm bảo đúng yêu cầu quy định của Nhà nước.

* Từ phía người kinh doanh, buôn bán:

– Sử dụng nhiều chất độc hại để bảo quản thực phẩm.

– Bảo quản thực phẩm không đúng cách, để thực phẩm tiếp xúc với chất bẩn, chất độc hại và vi sinh vật gây bệnh.

– Buôn bán những thực phẩm đã quá hạn sử dụng, thực phẩm hư hỏng.

♦ Hậu quả, tác hại của thực phẩm không vệ sinh an toàn.

– Sử dụng thực phẩm bẩn làm xuất hiện nhiều căn bệnh lạ với người tiêu dùng và ngay cả đối với những người chế biến thực phẩm bẩn do thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại (ngộ độc thực phẩm, ung thư, biến đổi gen,…)

– Môi trường ô nhiễm do các loại chất thải độc hại trong quá trình phun, ngâm thực phẩm,… chế biến thực phẩm.

– Thực phẩm bẩn còn khiến cho nền kinh tế của đất nước chậm phát triển: gia đình người mắc bệnh phải chi trả viện phí, các công ty sản xuất phải thu hồi sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín thực phẩm của đất nước trên thị trường quốc tế,…

♦ Giải Pháp đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đối với người tiêu dùng.

– Đối với cơ quan chức năng:

+ Kiểm soát nghiêm ngặt quy trình sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.

+ Xử lí nghiêm khắc những trường hợp vi phạm (xử phạt hành chính, truy tố trước pháp luật).

+ Khuyến cáo người dân có sự lựa chọn kĩ lưỡng khi mua và tiêu dùng, nhanh chóng thông báo đến các cơ quan chức năng khi phát hiện các vi phạm.

– Đối với người tiêu dùng thực phẩm.

+ Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết về chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng các loại thực phẩm; thận trọng nhiều hơn trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, tránh mua những thực phẩm kém chất lượng, gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

+ Khi mua sản phẩm, người tiêu dùng cần xem xét cẩn thận thượng hiệu sản phẩm, hàng hóa và thời hạn sử dụng, kiểm tra kĩ các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm ghi trên nhãn hàng.

+ Người tiêu dùng có trách nhiệm báo cáo những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.

+ Khi chế biến thực phẩm, các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Giữ gìn vệ sinh cá nhân người nấu ăn thông qua việc rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch khi bắt tay vào chế biến thức ăn.

+ Giữ gìn vệ sinh thật tốt nơi ăn uống và chế biến thực phẩm như phải cách xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm.

– Đối với nhà sản xuất:

+ Nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước, có vậy chất lượng nông thủy sản, thực phẩm mới đạt yêu cầu.

+ Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

+ Không được sử dụng hóa chất, phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.

+ Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.

3. Bàn luận mở rộng:

– Người sản xuất và kinh doanh thực phẩm vì lợi nhuận trước mắt mà bất chấp những tác hại đối với người tiêu dùng nhưng bản thân người tiêu dùng chưa thực sự cẩn thận và tỉnh táo khi lựa chọn. Nhiều người tiêu dùng còn dễ dãi và không quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính điều đó gây nên nhiều vấn đề bất cập trong kiểm soát và quản lí chất lượng thực phẩm trong cuộc sống hiện nay.

4. Bài học nhận thức:

– Bản thân cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã hội, không thực hiện hay tiếp tay cho hành vi sản xuất, chế biến, lưu hành thực phẩm bẩn.

– Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Kết bài:

Mặc dù chúng ta đã có những tiến bộ rõ rệt trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời qua song công tác quản lý an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém, bất cập dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng. Vấn đề đặt ra trước mắt cho việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu: “Giữ gìn sức khỏe cho mọi người” cho thế hệ hôm nay và cả thế hệ tương lai của chúng ta.

Dàn bài 2:

  • Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Một đại biểu Quốc hội đã phát biểu trên nghị trường: “Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngắn như ngày nay”. Đây là lời cảnh báo đầy đau xót về tình trạng thực phẩm phẩm.

  • Thân bài:

1. Thực phẩm bẩn là gì?

– Thực phẩm bẩn là thực phẩm có chưa nhiều chất đọc hại hoặc nhiễm bẩn, nhiễm vi sinh vật, kí sinh trùng gây bệnh cho con người.

2. Thực trạng thực phẩm bẩn.

– Tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay khiến nhiều người dân hoang mang, vấn nạn này đã kéo hơn chục năm nay và ngày càng trở nên nghiêm trọng.

– Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn được bày bán, tiêu thụ khắp mọi nơi, ở đâu có thực phẩm ở đó có các chất độc hại. VD: Ở Thạch Thất còn có chợ bán thịt lợn chết hoạt động vào ban đêm được gọi là “chợ âm phủ”.

– Các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng để cây phát triển nhanh, … các loại thuốc tăng trọng, chất bảo quản, chất chống ẩm mốc, …được sử dụng tràn lan, không đúng liều lượng, thời gian quy định.

– Nhiều cơ sở chế biến không thực hiện đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ các lò giết mổ gia súc đến các cơ sở chế biến thực phẩm đều bẩn đến mức không thể bẩn hơn. VD: Thịt đông lạnh để từ những năm 1970 đến nay vẫn được bán ra thị trường.

– Công nghệ chế biến ngày càng tinh vi với hàng loạt các sản phẩm phụ gia như chất tạo màu chất làm tươi thực phẩm. VD: có thể làm ra cả thịt giả, trứng giả, gạo giả, nội tạng động vật hôi thối được dùng hóa chất để biến thành thực phẩm tươi sống.

– Người tiêu dùng phải tự đối phó với thực phẩm bẩn bằng cách mua thực phẩm ở các miền quê, trồng cây trong các hộp xốp, … tuy nhiên tình trạng thực phẩm bẩn vẫn tiếp tục lan rộng.

3. Nguyên nhân.

– Người sản xuất chỉ quan tâm đến lợi nhuận, coi thường sức khỏe của cộng đồng, chỉ nghĩ cái lợi trước mắt, không nghĩ đến cái lợi lâu dài. Đó chính là tính hẹp hòi, ích kỉ, sự xuống cấp về mặt đạo đức.

– Chính quyền cơ sở làm ngơ trước tình trạng thực phẩm bẩn.

– Một bộ phận người tiêu dùng chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe của mình và gia đình, chỉ chú ý đến những thực phẩm bắt mắt, có giá rẻ.

4. Hậu quả:

– Xuất hiện nhiều căn bệnh lạ do thực phẩm bẩn gây ra, với người tiêu dùng và ngay cả đối với những người chế biến thực phẩm bẩn do thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại (ngộ độc thực phẩm, ung thư, biến đổi gen, …)

VD: “Theo số liệu điều tra của Hội Ung thư Việt Nam, đến thời kỳ 2010 – 2015, mỗi năm có khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư (tăng gấp đôi thời kỳ trước đó). Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm, là một trong những nước có tốc độ mắc bệnh ung thư nhanh nhất”.

– Môi trường ô nhiễm do các loại chất thải độc hại trong quá trình phun, ngâm thực phẩm, … chế biến thực phẩm.

– Thực phẩm bẩn còn khiến cho nền kinh tế của đất nước chậm phát triển: gia đình người mắc bệnh phải chi trả viện phí, các công ty sản xuất phải thu hồi sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín thực phẩm của đất nước trên thị trường quốc tế, …

5. Hướng giải quyết.

– Lên án những kẻ chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến sức khỏe cộng đồng.

– Thức tỉnh lương tâm của mỗi người, phải có lương tâm “sạch” mới có thể có thực phẩm sạch.

– Các cơ quan địa phương, cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lí nghiêm ngặt với những cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn, thắt chặt các công đoạn kiểm tra chất lượng thực phẩm.

– Cần có các biện pháp tuyên truyền rộng rãi về tác hại của thực hẩm bẩn.

– Người tiêu dùng cũng cần tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình, biết cách phòng tránh thực phẩm không an toàn.

6. Bài học nhận thức:

– Thực phẩm bẩn là một vấn nạn của xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏ người tiêu dùng và an ninh lương thực quốc gia.

– Mỗi người cần có trách nhiệm giữ gìn, đảm bảo sự an toàn của thực phẩm.

III. Kết bài:

– Rút ra bài học, suy nghĩ của bản thân về vấn đề thực phẩm bẩn, nêu ra thông điệp để kêu gọi mọi người cùng xóa sổ thực phẩm bẩn.