Nghị Luận Suy Nghĩ Của Em Về Vấn đề Tai Nạn Giao Thông Hiện Nay
Vấn đề tai nạn giao thông vẫn luôn là vấn đề nóng hổi được mọi người quan tâm nhất hiện nay. Vậy bằng kiến thức của bản thân cùng dàn ý và các bài văn mẫu nghị luận về vấn đề tai nạn giao thông dưới đây, các em sẽ chủ động hoàn thành bài viết đưa ra những ý kiến, quan điểm của bản thân về vấn đề này. Là một học sinh nhiệm vụ của chúng ta trước hết là phải tuân thủ đúng luật lệ giao thông, đội mũ bảo hiểm. Khi mình làm đúng thì mới có thể tuyên truyền cho mọi người về sự cấp thiết của an toàn trong giao thông, cũng như chấp hành đúng luật để đảm bảo an toàn cho bản thân và tất cả mọi người. Vậy sau đây là một số bài văn nghị luận về vấn đề tai nạn giao thông siêu hay, mời các bạn đón đọc cùng Wikisecret nhé!
Nghị luận về vấn đề tai nạn giao thông
Mục Lục
Dàn ý nghị luận về vấn đề tai nạn giao thông hiện nay
Sau đây là dàn ý nghị luận xã hội về tai nạn giao thông, mời các bạn cùng tham khảo:
Suy nghĩ của em về vấn de tai nạn giao thông hiện nay
A. Mở bài
Thảo luận hàng đầu về các vấn đề hiện tại: Tai nạn giao thông ở Việt Nam
B. Thân bài
Hiện trạng tai nạn giao thông
- Số vụ tai nạn giao thông ngày càng gia tăng nhanh chóng.
- Gia tăng số người chết và số người bị thương do tai nạn
Lý do
Khách quan
- Cơ sở hạ tầng, đường sá kém
- Hệ thống biển báo, đèn giao thông xuống cấp
- Tác nhân thời tiết, mưa, gió, ..
Chủ quan
- Ý thức của người tham gia giao thông thấp.
- Thiếu hiểu biết pháp luật
- Uống rượu, bia, lạng lách, đánh võng khi tham gia.
Giải pháp
- Phổ biến yêu cầu tuân thủ luật giao thông
- Nâng cao ý thức của người đi bộ
- Xây dựng và sửa chữa cơ sở hạ tầng
- Lắp đặt lại hệ thống đèn giao thông bị hư hỏng
C. Kết bài
Hãy cùng nhau chung tay vì một môi trường giao thông an toàn và lành mạnh.
Sơ đồ tư duy bài văn nghị luận về vấn đề tai nạn giao thông
Dưới đây là sơ đồ tư duy về cách làm bài văn nghị luận xã hội suy nghĩ của em về tai nạn giao thông hiện nay:
Dàn ý bài nghị luận về tai nạn giao thông
Một số bài văn mẫu nghị luận về vấn đề tai nạn giao thông
Bài văn mẫu: Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông hiện nay hay nhất sẽ giúp các em học sinh đưa ra các lập luận, lý lẽ chính xác và ý nghĩa nhất để hoàn thành xuất sắc bài viết của mình.
Văn nghị luận về tai nạn giao thông hiện nay
Bài văn mẫu số 1: Nghị luận vấn đề tai nạn giao thông
Trong những năm gần đây, tình hình trật tự vấn đề an toàn trong giao thông ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ.
Mỗi ngày, các phương tiện thông tin đại chúng đều có bản tin về sô lượng các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các địa bàn trên cả nước. Đáng báo động, tính chất các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh. Có vụ tai nạn do hai xe khách va vào nhau làm thiệt mạng hàng vài chục người.
Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy.
Viết đoạn văn nghị luận về tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Có rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề và còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật. Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha dạy dỗ. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tai nạn giao thông cao ở nước ta có rất nhiều. Đó là sự hiểu biết còn hạn chế về vấn đề an toàn giao thông đường bộ, về quy định giao thông, về các hành vi lái xe an toàn.Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn giao thông là do số mệnh con người quyết định.Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được.
Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ.Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm chất lượng tốt.Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông. Đồng thời, việc người dân sử đã sử dụng rượu bia, nồng độ cồn trong máu quá mức cho phép cũng là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn không đáng có.
Trước thực trạng đáng bức xúc trên, Bộ Y tế, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và vấn đề an toàn giao thông. Áp phích, tờ rơi về vấn đề an toàn giao thông và sử dụng mũ bảo hiểm đã được phân phát rộng rãi trên toàn quốc. Các tiểu phẩm phát trên truyền hình cũng góp phần vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật. Quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng phương tiện xe gắn máy tham gia giao thông và xử phạt nghiêm minh những trường hợp không chấp hành luật cũng đã hạn chế bớt tình trạng tai nạn giao thông.
Còn đối với giao thông học đường cần sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội, không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,… mà phải bằng hành động cụ thể. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học.
Đồng thời việc đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực, đặc biệt nơi có đông trẻ em cũng cần được thực hiện. Tổ chức các cuộc thi vấn đề an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên.Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông.Hỗ trợ các địa phương xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông…