Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình hay nhất – PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN TRẠM TẤU

Đề bài: Nghị luận về câu nói: Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái.

Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình – mẫu 1

Rừng vốn được coi là lá phổi xanh của trái đất. Mất rừng chắc chắn nguy cơ hủy diệt sự sống của con người sẽ rất cao. Mà phá rừng là con người tự giết chết mình, giống như câu nói: “Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái”. Rừng có vai trò quan trọng như thế nào thì chúng ta đã biết quá rõ. Nhưng tình trạng mất rừng hiện nay thực sự đáng báo động. Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, trong 5 năm từ 2012 – 2017, đã có hơn 155,68 ha rừng bị chặt phá, 5364,85 ha rừng bị cháy; diện tích rừng tự nhiên suy giảm chóng mặt, diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn có 10%; mật độ che phủ rừng ở nước ta chỉ còn có 40%. Không thể phủ nhận, nền kinh tế phát triển đã kéo theo hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái từ rừng. Còn chưa kể đến việc tàn phá rừng do lâm tặc khai thác trái pháp luật, do cháy rừng. Điển hình như vụ cháy hàng trăm ha rừng thông ở Hà Tĩnh được dư luận rất quan tâm. Mất rừng hệ sinh thái của chúng ta nhanh chóng mất cân bằng. Cụ thể là hiện tưởng sạt lở đất đá và lũ lụt ở miền núi; thú rừng không có nơi trú ngụ tràn về vùng dân cư phá hoại hoa màu, đe dọa cuộc sống; khí hậu biến đổi, nhiệt độ tăng, hiệu ứng nhà kính lớn khiến trái đất nóng dần lên; môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát; nhiều thiên tai đại họa nảy sinh… khiến cuộc sống của con người bị đảo lộn. Vậy cho nên càng làm diện tích rừng nhỏ lại bao nhiêu, con người càng gần hơn sự hủy diệt. Nhà nước và nhân dân không cùng nhau bảo vệ rừng thì cái chết chẳng xa xôi. Câu nói trên đầy hình tượng giúp chúng ta nhận thức một cách đúng đắn và khẩn cấp về nạn phá rừng. Đó cũng là lời cảnh tỉnh, lời kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái của chúng ta để sự sống trên trái đất được kéo dài lâu hơn.

Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình – mẫu 2

Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những tòa nhà đồ sộ nhưng không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống gắn liền với màu xanh tươi, môi trường trong lành.

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay, tình trạng phá rừng đang ở mức độ báo động đỏ. Hiện nay vẫn còn những kẻ phá rừng một cách vô ý thức, mặc dù rằng họ biết phá rừng là sai, nhưng cái sai đó ở mức độ như thế nào thì có lẽ họ chưa rõ. Thật ra, cái sai ấy rất nghiêm trọng. Họ có biết đâu rằng tàn phá rừng là sự thắt cổ mình vì sự tàn phá ấy chính là sự tàn phá môi trường sinh thái.

Rừng từ xưa đến nay luôn luôn là người bạn tốt, trung thành, tận tụy phục vụ cho con người và không có gì nguy hiểm hơn khi mất rừng.

Rừng luôn luôn gắn liền với sinh hoạt con người. Vì xung quanh ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của rừng. Vì xung quanh ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho đến một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều là của rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên ban phát cho con người.

Không những thế, rừng còn là một nhà máy lọc không khí tối tân nhất mà không một nhà máy nào trên thế giới sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí cho con người, cho chúng ta kho thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa, cản sự xói mòn đất. Rừng còn là nơi giải trí lí tưởng cho con người.

Thật không thể nào kể hết ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả công cho rừng bằng hành động tàn phá rừng một cách thô bạo. Tại sao chúng ta không thể nghĩ đến những nguy hiểm, tác hại khi mất rừng?

Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những tòa nhà đồ sộ nhưng không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống gắn liền với màu xanh tươi, môi trường trong lành. Đến lúc ấy, sa mạc hóa sẽ diễn ra khắp nơi. Những tác hại mà trước kia ta không để ý tới, giờ đây trở thành thảm nạn, hạn hán khắp nơi, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Thêm nữa là thú rừng không còn nơi sinh sống sẽ tràn xuống đồng bằng gây biết bao nhiêu tai họa. Nhân loại sẽ kiệt quệ với bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Con người sẽ chỉ còn chia nhau từng hớp không khí trong lành mà tiếc nuối, xót xa.. Rõ ràng việc đốt rừng kéo theo nhiều hậu quả không lường được: nhiệt độ trái đất thêm nóng, bụi khói phủ nhiều nước. Từ đó những chứng bệnh trầm trọng phát sinh. Đúng là con người – có thể vô tình hoặc vì lợi ích cục bộ, trước mắt mà tàn phá rừng, đốt rừng – sẽ tự thắt cổ mình. Sai lầm ấy phải trả giá rất đắt, cho chính bản thân người phá rừng và cho cả cộng đồng. Ấy thế mà tốc độ tiêu diệt rừng càng nhanh trên phạm vi thế giới, cảnh cháy rừng khủng khiếp ở Inđônêxia, ở Cà Mau… vừa qua là một bằng chứng hiển nhiên, tác động xấu đến nhiều nước trong vùng Đông Nam Á. Chẳng mấy chốc, rừng xanh biến mất! Biết bao cây quý, thú hiếm sẽ tuyệt chủng! Lẽ nào ta tự thắt cổ mình? Lẽ nào vì lợi nhỏ mà bỏ ích lớn. Hãy dừng cưa, dừng rìu hạ những cây cổ thụ phải hàng trăm năm mới có được. Hãy thận trọng khi cầm mồi lửa giữa rừng. Hãy trồng thêm cây, gây thêm rừng hay vì diệt cây rừng bừa bãi. Giữ lấy rừng, không phải cho hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai nữa. Thực tế đã chứng minh rằng muốn có một cánh rừng, phải cần nhiều năm. Trong khi đó, phá hoại một khu rừng chỉ cần một thời gian ngắn. Điều đó buộc lương tâm mọi người phải thức tỉnh và hành động. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Braxin chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất cấp bách: nạn phá rừng và việc bảo vệ rừng. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát động, tuyên truyền việc giữ những cánh rừng. Ở một số nước, hàng ngàn người xuống đường biểu tình đòi bảo vệ rừng như bảo vệ sự sống còn của hành tinh này. Ở nước ta, rừng nguyên sinh Cúc Phương, rừng Nam Cát Tiên, rừng Tràm Chim…. là những khu rừng rất quý. Nhà nước đã có pháp lệnh bảo vệ rừng nhưng đó đây cây xanh vẫn bị hạ, rừng vẫn bị cháy vì một số kẻ muốn mau giàu bằng cách bất chính. Phải chăng những cơn lũ lụt ở Lai Châu, ở đồng băng sông Cửu Long, và gần đây nhất là ở các tỉnh miền Trung… cũng do phần quan trọng là rừng đã và đang bị phá, bị mất dạng, cần kiên quyết hơn với những hành động tàn phá rừng.

Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình – mẫu 3

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gủi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.

Thật vậy! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.

Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng.

Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rát lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?

Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phãi có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.

Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình – mẫu 4

Từ khi có trái đất, loài người đã sinh sống được nhờ môi trường thiên nhiên xung quanh mình, bầu không khí trong lành, nguồn nước mát và đặc biệt là màu xanh kì diệu của muôn ngàn cây lá khác nhau. Vì vậy, nhân dân ta đã có câu “Rừng vàng, biển bạc” để khẳng định giá trị của rừng và biển. Trong bài luận văn nhỏ này, ta thử bàn bạc, tìm hiểu về rừng và nạn phá rừng sẽ dẫn đến điều gì? Một số người không biết rằng: tàn phá rừng chính là tự thắt cổ mình; vì sự tàn phá đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái, tàn phá môi trường sống của chính mình.

Từ xưa đến nay, rừng, lá phổi xanh của Con người có vai trò rất quan trọng để duy trì sự sống, để người hít thở sử dụng nhưng hiện nay, nạn phá rừng đang là nỗi lo cho các nhà sinh thái.

Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối cuộc đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của cây rừng…  

Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Rừng còn là nơi sinh sống, trú ngụ cho biết bao loài động vật; côn trùng khác, là nơi tạo ra… Vô số các loại quý hiếm. Rừng phục vụ cho du lịch, là nơi nghỉ mát, nơi cắm trại lí tưởng cho mội người… Rừng cần cho cuộc sống biết nhường nào. 

Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường sinh thái, là môi trường sống cho loài người. Các quá trình quang hợp của cay xanh liên tục xảy ra, cây hít khí cacbonic CO2 vào để rồi tạo ra khí oxi, một thứ khí rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là một “nhà máy lọc bụi tối tân nhất” mà chưa có một nhà máy nào trên thế giới có thể sánh nổi. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ, cản lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngặn cát lấn đất, rừng giữ đất, giữ nước… Khi đã hiểu được vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái, ta mới cảm nhận được hậu quả tai hại của việc tàn phá rừng. Có thích thú gì đâu khi đứng trên một mảnh đất mà xưa kia đã từng là rừng hiện giờ đang bị ánh lửa mặt trời thiêu đốt. Có sung sướng gì đâu khi phải bước chân trên sa mạc cát nóng rát cháy cả đôi chân, đôi môi thì khô khốc đắng cả miệng, khắp nơi chỉ có gió và cát bay mịt mù. Lúc ấy, sao mà thèm… một mảng xanh mát, một bóng râm, một vũng nước trong để có thể dừng chân nghỉ ngơi. Hoặc cảm giác chán chường khi thấy một ngọn núi toàn là đá, (có cây đâu mà giữ đất). Nguy hiểm hơn cả là vấn đề khí thở. Hàng ngày trên thế giới có biết bao nhà máy thải khí độc vào bầu khí quyển, biết bao bụi bặm trên các đường phố, biết bao con người đang chia nhau từng hớp không khí ô nhiễm dưới cái nắng chang chang, xung quanh chẳng có một tí bóng râm nào, chỉ toàn là khối bê- tông xám xịt, cao ngất, che lấp cả bầu trời. Nếu vắng bóng rừng một khoảng thời gian dài, thì cả trái đất sẽ khô cứng lại, và cả nhân loại sẽ chết dần chết mòn. Lúc ấy, dầu nhà cao cửa rộng, dẫu bạc vàng chất đống, con người chỉ mong một cánh rừng xanh tốt mà nước mắt ràn rụa, tiếc nuối, xót xa khi nghĩ đến cánh rừng bạt ngàn xưa kia. Còn nữa, rừng vốn để chống thiên tai, bây giờ mất rừng rồi mọi tai họa trước kia ít gây thiệt hại, nay bỗng chốc trở thành đại họa. Lũ lụt, sa mạc hóa, hạn hán; bão lụt xảy ra khắp nơi. Ở nước ta, lũ lụt và bão hoành hành ở khắp nơi, nguyên do cũng tại phá rừng.

Thêm vào đó, thú rừng chẳng còn nơi sinh sống, tràn xuống thành thị, gây biết bao tai họa. Nếu thiếu rừng, thì còn gì là kho thuốc vô tận của thiên nhiên, lấy đâu ra nguyên vật liệu để phục vụ cho các ngành sản xuất, lấy gì làm chỗ nghỉ ngơi…

Trước hiểm họa đó, con người phải làm gì? S.O.S báo động toàn thế giới: Đã đến lúc ta phải bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Hội nghị quốc tế thượng đỉnh năm qua họp cũng chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất: bảo vệ môi trường. Ủy ban bảo vệ môi trường thế giới đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng hợp tác để bảo vệ môi trường sinh thái bằng nhiều cách khác nhau.

Đó là vấn đề chung của toàn nhân loại. Riêng cá nhân ta, ta phải làm gì? Quá rõ: giảm tối thiểu việc khai thác rừng, ngăn chặn triệt để việc phá rừng bừa bãi, thực hiện tốt hơn việc bảo vệ rừng…

Không quá trễ để ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng. Nhưng cũng không sớm để báo động về việc các cánh rừng đang biến mất khỏi trái đất. Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ rừng, không thể để nước đến chân mới nhảy, lúc đó đã là quá muộn, con người đã tự giết mình.

Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình – mẫu 5

Từ khi có trái đất, loài người đã sinh sống được nhờ môi trường thiên nhiên xung quanh mình. Bầu không khí trong lành, nguồn nước mát và đặc biệt là màu xanh kỳ diệu của muôn cây lá khác nhau. Vì vậy nhân dân ta đã có câu “rừng vàng, biển bạc” để khẳng định giá trị của rừng và biển. Trong bài này, ta thử bàn bạc, tìm hiểu về rừng và nạn phá rừng sẽ dẫn đến diều gì?

Một số người không tin rằng: tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì sự tàn phá dó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái, tàn phá môi trường sống của chính mình. từ xưa đến nay, rừng, lá phổi xanh của con người có vai trò rất quan trọng để duy trì sự sống, để người hít thở sử dụng… Hiện nay, nạn phá rừng đang là mối lo cho các nhà sinh thái.

Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối cuộc đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng cây. Rừng còn là kho dược liệu vô cùng quí giầm thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Rừng còn là nơi sinh sống, trú ngụ cho biết bao loài động vật, côn trùng khác, là nơi tạo ra… vô số các loài quí hiếm. Rừng phục vụ cho du lịch, là nơi nghỉ mát, noi cắm trại lí tưởng cho mọi người… Rừng cần cho cuộc sống biết nhường nào. Nhưng quan trọng hơn hết rừng chính là môi trường sinh thái, là môi trường sống cho loài người. Các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, hít khí cacbonic CO2 vào để rồi tạo khí Oxi – một thứ khí rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là 1 “nhà máy lọc bụi tối tân nhất” mà chưa có 1 nhà máy nào trên thế giới có thể sánh nổi. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động của thiên tai. Rừng cản lũ, cản lụt, rừng chống sa mạc hoá, rừng ngăn cát lấn đất, rừng giữ đất, nước… Khi đã hiểu được vai trò của rừng đối vối môi trường sinh thái ta mới cảm nhận được hậu quả tai hại của việc làm tàn phá rừng. Có thích thú gì đâu khi đứng trên sa mạc cát nóng rát cháy cả đôi chân, đôi môi thì khô khốc, đắng cả miệng khắp nơi chỉ thấy có gió và cát bụi bay mịt mù. Lúc đó sao mà thèm một mảng xanh mát, một bóng râm, một vũng nước trong để có thể dừng chân nghỉ ngơi. Hoặc cảm giác chán chường khi thấy 1 ngọn núi toàn là đá, (có cây đâu mà giữ đất). Nguy hiểm hơn cả là vấn đề khí thở. Hằng ngày trên thế giới có biết bao nhiêu là nhà máy thải khí độc vào bầu khí quyển, biết bao bụi bặm trên các đường phố, biết bao con người đang chia nhau từng hớp không khí ô nhiễm dưới cái nắng chang chang, xung quanh chẳng có 1 tí bóng râm nào, chỉ toàn là khối bê-tông xám xịt, cao ngất che lấp cả bầu trời. Nếu vắng bóng rừng 1 khoảng thời gian dài, thì cả trái đất sẽ khô cứng lại, và cả nhân loại sẽ chết dần chết mòn. Lúc ấy, dẫu nhà cao cửa rộng, dẫu vàng bạc chất chồng, con người chỉ mong một cách rừng bạt ngàn xưa kia. Còn nữa, r ừng vốn dể chống thiên tai, bây giờ mất rừng rồi, mọi tai hoạ trước kia ít gây thiệt hại, nay bỗng chốc trở thành đại hoạ. Lũ lụt, sa mạc hoá, hạn hán, bão lụt xảy ra khắp nơi. Ngay thời điêm bây giờ, ở nước ta, lũ lụt và bão đang hoành hành ở nhiều nơi nguyên do cũng tại phá rừng. Thêm vào đó, thú rừng chẳng còn nơi sinh sống, sự đa dạng sinh học mất dần, nhiều loài động thực vật rơi vào tình trạng tuyệt diệt. Nếu thiếu rừng, thì còn gì là kho thuốc vô tận của thiên nhiên, lấy đâu ra nguyên vật liệu để phục vụ cho các ngành sản xuất, lấy gì làm chỗ nghĩ ngơi. Trước hiểm hoạ đó, con người phải làm gì? S.O.S báo động toàn thế giới. Đã đến lúc ta phải bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Hội nghị quốc tế thượng cũng họp chỉ để bàn về 1 vấn đề duy nhất: bảo vệ môi trường. Uỷ ban bảo vệ môi trường sinh thái bằng nhiều cách khác nhau. Đó là vấn đề chung của toản nhân loại. Riêng cá nhân ta, ta phải làm gì? Quá rõ: giảm thiểu việc khai thác rừng ngăn chặn triệt để việc phá rừng bừa bãi, bảo vệ rừng tốt hơn trong việc bảo vệ rừng. Không quá trễ để ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng. Nhưng cũng không quá sớm để báo động về việc các cách rừng đang biến mất khỏi trái đất. Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ rừng, không dể “nước đến chân mới nhảy”, lúc đó là quá muộn, con người đã tự giết mình.

Vậy “Tàn phá rừng chính là tự thắt cổ mình”, tự hủy hoại cuộc sống của chính chúng ta và cả một thế hệ tương lai.

Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình – mẫu 6

Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.

Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.

Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.

Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.

Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:

Các loạt bài lớp 12 khác

Bạn thấy bài viết Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình hay nhất có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình hay nhất bên dưới để pgddttramtau.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: pgddttramtau.edu.vn của PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN TRẠM TẤU

Nhớ để nguồn bài viết này: Nghị luận Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình hay nhất của website pgddttramtau.edu.vn

Chuyên mục: Văn học