Nghề luật là gì? Các đặc điểm cơ bản của nghề luật?
Nghề luật là gì?
Nghề luật là một khái niệm mang tính tương đối, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại toà án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan công chứng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước v.v…
Các đặc điểm cơ bản của nghề luật
– Nghề luật do những người có các chức danh tư pháp khác nhau thực hiện, hướng tới mục đích là bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân, giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội, tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác.
Những người hành nghề luật có các chức danh tư pháp khác nhau thực hiện hoạt động hướng đến mục đích chung như trên. Và mỗi chức danh tư pháp lại có những mục đích cụ thể khác nhau. Ví dụ như luật sư tiến hành những hoạt động của mình nhằm mục đích cụ thể là: bảo vệ lợi ích khác hàng thông qua đó có vai trò giám sát phản biện cho hoạt động của các cơ quan nhà nước đồng thời hướng dẫn thực hiện pháp luật, đưa những ý kiến pháo lý giúp khách hàng tiến hành công việc đúng luật và đạt hiệu quả cao nhất.
– Nghề luật hoạt động trong khuôn khổ luật định
Những người hành nghề luật luôn phải đặt hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật. Nghề luật là một trong những nghề có sự hạn chế cao trong hoạt động nghề nghiệp. Cụ thể là ngoài việc tuân thủ đầy đủ pháp luật chung như luật Hiến pháp luật dân sự…, luật còn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quy định nghiêm ngặt của pháp luật về ngành nghề mà mình tham gia.
Vì vậy những người hoạt động nghề luật phải có những phẩm chất cần thiết cho quá trình hành nghề của mình như: yêu công lý ,công bằng, khách quan, trung thực …và các kĩ năng chuyên môn như khả năng phân tích,tổng hợp, khả năng đánh giá. Ví dụ đối với một luật sư ngoài việc đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn đào tạo, tập sự và điều kiện hành nghề của Luật Luật sư thì trong từng hoạt động của mình còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy của pháp luật ở mỗi hoạt động như trong hoạt động tại phiên tòa thì phải tuân theo luật Tố tụng, nếu tham gia vào vụ án từ giai đoạn điều tra thì phải tuân thủ pháp lệnh điều tra hình sự… Đây cũng là điểm khác biệt của khuôn khổ hành nghề của các nhà luật của nước ta so với các nước tư bản trên Thế Giới; Ở Việt Nam dù bào chữa như thế nào luật sư cũng không được vượt ra khỏi khuôn khổ pháp luật luôn phải tôn trọng pháp luật luôn phải tôn trọng sự thật khách quan , nhưng ở những nước tư bản thì luật sư có thể bào chữa một cách vô tư làm sao có lợi cho thân chủ của mình kể cả việc biện hộ đổi trắng thành đen miễn là có căn cứ không trái pháp luật.
– Nghề luật là bất khả kiêm nhiệm
Điều đó có nghĩa là một người không thể đồng thời làm hai chức danh hoặc làm hai vị trí nghề nghiệp khác nhau trong hệ thống nghề luật. Một người khi đang hành nghề thẩm phán thì không thể được làm luật sư, công chứng viên hay chấp hành viên và ngược lại. Pháp luật chỉ cho phép họ được quyền thay đổi hoạt động hành nghề của mình. Ví dụ cụ thể Điều 10 luật Luật sư 2006 quy định Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư một trong những trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư là : cán bộ, công chức, viên chức. điều này có nghĩa là khi họ trở thành các chức danh tư pháp trong hệ thống các cơ quan nhà nước thì không được làm luật sư…
– Nghề luật sử dụng các quy định pháp luật làm công cụ, phương tiện để giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội, nói cách khác nghề luật hoạt động dựa trên pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp (còn được gọi là quy tắc ứng xử nghề nghiệp).
Đây là đặc điểm để phân biệt nghề luật với những nghề khác đang tồn tại trong xã hội. Tuy nhiên với mỗi người hành nghề luật khác nhau, pháp luật đuợc sử dụng, áp dụng trong hoạt động nghề nghiệp ở từng góc độ khác nhau. Đối với thẩm phán, pháp luật được sử dụng để xác định tính đúng/sai của tranh chấp, có tội hay không có tội. Đối với luật sư, Công chứng viên pháp luật được sử dụng đưa các chủ thể thực hiện đúng “hành lang pháp lý” dành cho mình. Như vậy, với mỗi nghề luật khác nhau đòi hỏi phải có các kỹ năng khác nhau, có các kiến thức khác nhau dù đều là áp dụng pháp luật.
Các tìm kiếm liên quan đến nghề luật là gì, đặc điểm của nghề luật, tìm hiểu về nghề luật sư, đặc trưng cơ bản của nghề luật, ý nghĩa của nghề luật sư, khái niệm nghề luật sư, định hướng nghề luật, khái niệm và đặc điểm nghề luật, đặc điểm của nghề luật sư