Nghề Giáo Viên Trong Tương Lai – Cơ Hội Hay Thách Thức?
Rate this post
Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Tuy nhiên, ngày nay, lượng giáo viên ra trường ngày càng nhiều và nguy cơ thất nghiệp trong ngành này cũng khá cao. Vậy, nghề giáo viên trong tương lai sẽ như thế nào? Mọi thứ có thể thay đổi không? Hãy cùng WElearn gia sư tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
1. Nghề giáo viên là gì?
Giáo viên là người hướng dẫn và giáo dục cho học sinh, sinh viên. Họ là người lập kế hoạch các tiết học để truyền tải những kiến thức bổ ích nhất đến với học sinh, sinh viên.
Ngoài ra, họ còn là người đánh giá kết quả học tập và quá trình làm việc của từng học sinh, sinh viên.
-
Giáo viên nam thường được gọi là thầy giáo
-
Còn giáo viên nữ thường được gọi là cô giáo.
2. Học ngành nào để trở thành giáo viên trong tương lai
Nghề giáo viên có rất nhiều chuyên ngành nhỏ và lĩnh vực riêng. Tùy thuộc vào năng khiếu và kiến thức, bạn có thể chọn lĩnh vực phù hợp với bản thân mình:
-
Giáo viên Mầm non
-
Giáo viên Tiểu học
-
Giáo viên Trung học
-
Giáo viên Nghệ thuật
-
Giáo viên Thể dục
-
Giáo viên Khoa học Tự Nhiên
-
Giáo viên Xã hội và Nhân văn
-
Giáo viên Tiếng Anh
-
Giáo viên giáo dục đặc biệt
3. Các yêu cầu đối với nghề giáo viên
Ngày nay, với sự phát triển văn minh của xã hội, giáo viên không chỉ là người truyền kiến thức mà họ còn là người bạn đồng hành với học sinh. Chính vì vậy, tư cách đạo đức là yếu tố quan trọng nhất mà mỗi người giáo viên cần phải có.
Và dĩ nhiên, nếu không thực sự yêu trẻ con và thích giao tiếp, bạn sẽ cảm thấy không có động lực và dễ nản khi làm việc trong môi trường này.
Đặc biệt, tính công bằng và sự rộng lượng, bao dung là điều giúp bạn có được hình ảnh tốt hơn trong mắt phụ huynh và học sinh.
Nếu bạn đã sở hữu được những yếu tố trên thì việc vững kiến thức chuyên ngành sẽ giúp bạn trở thành một giáo viên vừa có tâm vừa có tài.
Sự kiên nhẫn và tận tình của một giáo viên sẽ cảm hóa được những học sinh “cá biệt”. Dùng trái tim ấm và đầy yêu thương của mình để đối xử với học sinh chắc chắn sẽ làm thay đổi chúng theo hướng tích cực hơn.
Ngoài ra, khi trở thành giáo viên, bạn cần có sự khéo léo trong cách sử dụng ngôn ngữ cũng như hành động. Vì mọi hành động mà bạn “lỡ” sẽ khiến bạn bị phụ huynh và học sinh “quay lưng” bất cứ lúc nào.
4. Trở thành một giáo viên, bạn nhận được gì?
Khi trở thành một giáo viên, chắc chắn bạn sẽ được mọi người tôn trọng hơn. Vì “nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” mà.
Mỗi năm, bạn lại có thêm “vài chục đứa con”, và chắc chắn trong số đó, có những “đứa con” sẽ cùng đồng hành với bạn trong một chặng đường dài, sẽ yêu thương bạn như người trong nhà của mình.
Trở thành giáo viên, bạn có cơ hội để rèn luyện bản thân mình ngày càng trở nên tốt hơn bởi vì bạn còn phải làm gương cho “vài chục đứa con” noi theo.
Sự kiên nhẫn, tinh thần yêu thương khi bạn luyện tập trong quá trình trở thành một giáo viên tốt trong tương lai cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày đó.
Ngoài ra, bạn còn được hưởng những quy định và lợi ích ưu tiên cho giáo viên theo luật.
5. Thách thức khi theo đuổi nghề giáo viên
Ngoài những thứ bạn “nhận được”khi trở thành giáo viên, sẽ có những thách thức cũng đang chờ đợi bạn.
5.1. Công nghệ
Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy đang dần trở nên phổ biến hơn. Nếu như bạn không chủ động tìm hiểu và thay đổi các phương pháp dạy học của mình, việc bị đào thải sẽ là sớm muộn.
5.2. Chương trình dạy học
Đối với Việt Nam, chương trình dạy học vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên học hỏi và cập nhật những chương trình mới nhất để dạy cho học sinh của mình.
5.3. Kỹ năng mềm
Nếu trước đây, việc tuyển chọn giáo viên chỉ dựa vào bằng cấp thì ngày nay mọi thứ đã bắt đầu thay đổi. Một giáo viên tốt cần có cả kỹ năng mềm và kiến thức.
Học sinh ngày nay phát triển rất nhanh và năng động, cộng với việc chương trình học hiện nay không còn chỉ nằm trên lý thuyết nữa mà phải cần áp dụng thực tế. Vì thế nên việc sở hữu những kỹ năng mềm sẽ giúp giáo viên đến gần với học sinh hơn.
5.4. Phụ huynh và học sinh
Trẻ con ngày nay được ba mẹ bảo bọc quá nhiều, chúng dần trở nên thụ động hơn. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy cũng trở thành một khó khăn đối với những người làm nghề giáo viên.
6. Thực trạng nghề giáo viên hiện nay
Giáo viên là một nghề không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thực trạng của nó hiện nay nhé!
6.1. Nhu cầu tuyển dụng
Về nhu cầu giáo viên thì không thể chối cãi được. Nó vẫn đang tăng cao qua hằng năm. Tuy nhiên, để kiếm được một giáo viên thực sự tận tâm với nghề và có đủ kiến thức thì rất khó.
Vì vậy, dù sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp và làm trái ngành rất nhiều trong những năm qua nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn tồn tại.
Nhìn vào tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp hàng năm, lửa nhiệt huyết của các bạn cũng bị giảm đi dần, những học sinh giỏi không còn mấy thiết tha với nghề sư phạm nữa.
Thực sự mà nói, ngành sư phạm bây giờ cũng đã giảm sức hút với thí sinh.
Mặc dù số lượng sinh viên hằng năm ra trường không nhỏ nhưng họ lại không đủ đam mê với nghề hoặc vì “lương giáo viên bèo” mà họ đành tạm gác lại những khát vọng đứng trên bục giảng của mình.
6.2. Chất lượng giáo viên
Ngày nay, vẫn còn những giáo viên thực sự yêu nghề, họ luôn hy sinh tất cả vì “con của mình”. Cùng với sự vững chắc về chuyên môn, họ đã đưa “chuyến đò” của mình cập bến thành công qua từng năm.
Song song với đó, vì có một số người theo sư phạm chỉ vì “tiếng” nên họ thường bỏ qua cái tâm của mình mà gây cho học sinh của mình không ít những khó khăn trong việc học.
Thêm vào đó là những người chưa vững kiến thức chuyên ngành nhưng lại không chịu học hỏi đã tạo nên lỗ hổng lớn trong quá trình học tập của học sinh
7. Sự phát triển của nghề giáo viên trong tương lai
Giáo viên là nghề trồng người nên từ trước đến nay chính họ đã góp phần rất lớn trong việc đào tạo những nhân tài, biến những người chưa tốt trở nên có ích cho xã hội.
Vì xã hội đang phát triển nên việc đầu tư vào con người là ngày càng cao. Và dĩ nhiên, người thực hiện nó không ai phù hợp hơn những giáo viên có tâm đó.
Kết hợp với chất lượng đào tạo giáo viên ngày càng tăng thì chắc chắn sẽ cho “ra lò” một đội ngũ giáo viên có chất lượng, từ đó, nghề giáo viên trong tương lai cũng sẽ phát triển hơn.
Nhờ sự phát triển của công nghệ, những cử nhân sự phạm cũng có thêm nhiều cơ hội việc làm hơn. Nếu như họ không muốn ngày ngày phải lên giảng đường thì có thể tham gia dạy các lớp học trực tuyến. Nó vừa mới lạ lại vừa linh hoạt, giúp các bạn đỡ nhàm chán hơn.
Hơn thế nữa, các bạn sinh viên sư phạm ngày nay không còn cứng nhắc nữa mà lại cực kỳ năng động, các công việc biên chế không còn là tất cả đối với họ nữa. Nếu không dạy trường công được, họ vẫn có thể dạy các trường tư để phát triển bản thân mình theo một hướng khác.
Hiện nay, ngày càng nhiều các doanh nghiệp tư nhân muốn bước chân và lĩnh vực giáo dục. Chính nó đã tạo thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên sư phạm mới ra trường.
Chính vì những lý do trên mà ngành sư phạm trong tương lai sẽ tiến bộ một cách vượt bậc hơn, tạo thêm nhiều điểm nhấn cho xã hội.
Như vậy, qua bài viết trên, các bạn đã hiểu được Nghề Giáo Viên Trong Tương Lai – Cơ Hội Hay Thách Thức?, từ đó có thể tự định hướng cho tương lai mình tốt hơn. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp. Chúc bạn thành công nhé !
Xem thêm các bài viết liên quan: