Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất

Ngày đăng: 10-08-2019 | Lượt xem: 6962

Đất nước ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, coi trọng nghề giáo và nghề giáo viên là nghề cao quý nhất. Từ xưa đến nay, tấm lòng cùng với sự hy sinh của những người thầy, người cô luôn được cả xã hội nhìn nhận, do đó mới có ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 để ghi nhận những đóng góp đó.

nghe-giao-vien-la-nghe-cao-quy-nhat

Nghề giáo viên được coi là một trong những nghề cao quý nhất trong xã hội. Ảnh: internet (minh họa).

Nghề giáo viên là một nghề nghiệp đặc thù, nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề

Nghề giáo được coi là một trong những nghề cao quý trong xã hội. Những cống hiến của họ không chỉ dừng lại ở cá nhân, mà còn là những tập thể và cả xã hội, thiết thực, đáng quý vô cùng. Không phải ai cũng có thể trở thành một người giáo viên tốt, một người giáo viên giỏi nếu không có lòng yêu nghề, không có tình yêu thương con trẻ, sự quan tâm, tận tâm, sự hy sinh, nhẫn nại… Nếu không chắc hẳn họ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi cho dù làm nghề giáo là sự lựa chọn cho bước đường trưởng thành của chính họ.

Do đâu mà nghề giáo viên là nghề cao quý nhất? Không phải ai cũng hiểu rằng, nhất là những thầy cô giáo trẻ có thể hiểu hết được những áp lực xung quanh về họ như yêu cầu về nghiệp vụ không chỉ giỏi năng lực mà cũng cần phải thường xuyên học hỏi, đổi mới tư duy, nắm bắt được những xu hướng của nền giáo dục hiện đại cần gì, yêu cầu gì, phương pháp giảng dạy mới…bắt buộc phải nâng cao để việc dạy học cũng như việc tiếp thu bài vở của học trò được thuận lợi hơn….Rồi cả áp lực về việc dạy trẻ, đâu phải chỉ có việc truyền tải tri thức, người thầy gắn bó với sự nghiệp “trồng người” là trên cây phải xanh tốt, trái ngọt thơm cả về trí thức lẫn đạo đức mà không phải học trò nào cũng ngoan ngoãn, nghe lời, chính vì vậy đối với những đối tượng học sinh không nghe lời, lại phải có những biện pháp giảng dạy khác, không phải là sự trừng phạt mà phải là từ tấm lòng mới có thể cảm hóa được học sinh.

Rồi áp lực từ phía phụ huynh học sinh khi gửi gắm những niềm tin dạy dỗ con cái của mình để chúng thành người, có tương lai rộng mở, khi con cái mình có nhiều khuyết điểm thì lại có những cái nhìn thiếu thiện cảm về trách nhiệm của thầy cô. Và rộng rãi hơn là áp lực từ phía xã hội với cái danh “cao quý nào bằng nghề nhà giáo”, mang danh “trồng người” với chức sắc lớn lao chuyên chở trí thức. Và khi họ có những sai lầm, cái nhìn, sự đánh giá của xã hội đối với họ cũng nặng nề hơn.

Và quả thực chỉ có những người giáo viên đủ đức, đủ tài mới có thể vượt qua được những thử thách đó. Không chỉ dừng lại ở những áp lực như đã được nêu trên. Rất nhiều người yêu nghề mà cũng khó sống được với nghề khi cơ chế vào biên chế còn nhiều hạn chế, bất cập và bất công đặc biệt đối với những thầy cô giỏi, có những đóng góp thiết thực với học sinh, với ngành giáo dục. Vẫn còn tồn tại những điểm đen phải chạy vạy để được đi dạy, vấn đề tiền lương thấp khiến rất nhiều thầy cô không thể gắn bó dài lâu hay đầu tư với nghề….

Nghề giáo viên là nghề nghiệp cao quý nhất tạo ra những giá trị lớn cho xã hội

Từ các cấp nhỏ như mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến cấp lớn hơn như trung học phổ thông, đại học, mỗi một lứa tuổi sự dạy dỗ của thầy cô đối với học trò mang hình thức không như nhau. Chính vì vậy mới có sự phân cấp đào tạo giáo viên và từ chuyên ngành của mình, họ được đào tạo bài bản, chuyên sâu, không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn được trang bị những kỹ năng mềm để việc giảng dạy học sinh được chuyên sâu và toàn diện nhất.

Từ giáo viên cấp bậc mầm non đến giáo viên cấp 3 hay giảng viên đại học đều là những người góp công góp sức, góp công lao truyền bá tri thức, giúp cho những bước đường khôn lớn của học sinh thêm chắc chắn. Tạo những tiền đề cơ bản cho sự đảm bảo tương lai mỗi học sinh khi có kiến thức, có học thức, có thể tự đảm bảo cho mình tương lai, tìm được một công việc tốt đối với bản thân mình, đồng thời trở thành công dân tốt đối với gia đình và xã hội. Bởi thế nên mới nói nghề giáo viên là nghề cao quý nhất là vậy.

Và đó không chỉ là đóng góp cho từng cá nhân mà cũng là sự đóng góp thiết thực những giá trị hữu ích cho xã hội. Không sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nào mà không có sự gắn bó chặt chẽ với giáo dục, có xuất phát điểm từ giáo dục. Có giáo dục, được bồi dưỡng, dạy dỗ, dạy bảo để có những nhân cách tốt, những kiến thức rộng mở mới có thể tiếp cận được khoa học kỹ thuật, sáng tạo tích lũy những tri thức cần để phát triển bản thân, đóng góp cho sự phát triển đất nước.

Công ơn của các thầy các cô sẽ mãi luôn được nhìn nhận theo hướng tích cực nhất, mãi được xã hội trọng dụng, công nhận. Nước ta vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo” để luôn có sự ghi nhận, giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học cũng như quý trọng những tấm lòng của thầy cô. Hàng năm còn có ngày 20-11, ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam, ngày hội của những người giáo viên, ngày dành riêng cho những con người làm trong ngành giáo dục để tôn vinh nghề giáo viên là nghề cao quý nhất và ghi nhớ những đóng góp của họ cho ngành giáo dục nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.

CTV Myteacher