Nghề giáo tôi yêu

Tôi yêu và ước mơ trở thành một người giáo viên được đứng trên bục giảng. Bởi lẽ trong suy nghĩ của tôi những người thầy cô giáo thật vĩ đại và cao cả, hiền lành nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc để truyền đạt cho học trò không chỉ những kiến thức trong sách vở mà còn cả những kĩ năng sống để vững bước trên những chặng đường trong tương lai.

Ta vẫn gọi là nghề cao quý nhất.
Có một nghề không trồng cây vào đất.
Mà cho đời những đóa hoa thơm.
Có một nghề lặng thầm những đêm thâu.
Bên đèn khuya miệt mài trang giáo án.
Giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy.
Đó là nghề, nghề giáo tôi yêu!…

Có một nghề bụi phấn bám đầy tay.Ta vẫn gọi là nghề cao quý nhất.Có một nghề không trồng cây vào đất.Mà cho đời những đóa hoa thơm.Có một nghề lặng thầm những đêm thâu.Bên đèn khuya miệt mài trang giáo án.Giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy.Đó là nghề, nghề giáo tôi yêu!…

Tôi yêu và ước mơ trở thành một người giáo viên được đứng trên bục giảng. Bởi lẽ trong suy nghĩ của tôi những người thầy cô giáo thật vĩ đại và cao cả, hiền lành nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc để truyền đạt cho học trò không chỉ những kiến thức trong sách vở mà còn cả những kĩ năng sống để vững bước trên những chặng đường trong tương lai. Nghề giáo với những chắc áo quần lịch sự gọn gàng, những chiếc váy dài qua gối càng thêm phần nhẹ nhàng thanh lịch lại  phù hợp với thuần phong mĩ tục của con người Việt Nam.

Những người thầy cô lặng lẽ âm thầm, dù trời nắng hay mưa, mùa đông lạnh buốt hay những ngày mùa hè oi bức thì cũng không có gì có thể làm khó được những con người vĩ đại ấy.những người thầy truyền đạt những bài giảng hay và ý nghĩa, những kĩ năng sống, cách ăn mặc,biết đối nhân xử thế,những cách ứng xử giao tiếp trong xã hội.

Lúc sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng phát biểu: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng tạo vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Đúng như vậy, nghề dạy học là một nghề cao quý và thiêng liêng để  tạo ra những nhân tài cho đất nước. Để trở thành một người thầy tốt thì điều quan trọng nhất chính là có tâm và có tài. Tâm ở đây chính là sự tâm huyết  của một người giáo viên với công việc của mình, yêu nghề, thương trò chính là điều cơ bản nhất để trở thành người thầy tốt. Cái “tâm” được hình thành từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường: Học sinh nhìn hình tượng của các thầy cô giáo trên bục giảng, hình tượng tạo nên ước mơ và hành động cho tuổi trẻ, hình thành nhân cách, cá tính, bản lĩnh cho mỗi con người, hình thành cái “tâm” cho mỗi học sinh. “Tâm” có sáng hay không còn tùy thuộc vào sự tiếp thu của mỗi học sinh nhưng nhất định hình tượng thầy cô phải sáng, phải rực rỡ tỏa ánh hào quang bởi vì ánh hào quang này có khi sẽ còn theo đuổi mỗi học Tài  tức là tài năng, kiến thức phải thật vững chắc thì mới đào tạo ra những con người có ích cho cuộc đời. Do đó người thầy phải là người vừa dạy chữ vừa dạy người, nên kiến thức thầy phải thật chắc và luôn là tấm gương để học sinh phải nói theo.

Nghề  giáo đòi hỏi người đứng trên bục giảng phải tự tin và  bản lĩnh, biết chịu đựng và vượt qua khó khăn trước mắt, đem hết sức mình cống hiến cho thế hệ tương lai của đất nước. Nghề nào cũng vậy, nhất là nghề giáo cần phải trải qua thử thách mới trở thành một nhà giáo có bản lĩnh, có tâm, có đức và có tài.

Có thể nói rằng Không có người thầy thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang.Chính vì tinh thần hiếu học, vì yêu cái chữ mà người dân Việt Nam chúng ta quý trọng vô cùng những người làm nghề dạy học. Nhân dân tôn vinh, yêu mến gọi người thầy là người giáo viên nhân dân, người kĩ sư tâm hồn. Bởi với người thầy giáo, dạy học không chỉ là dạy chữ mà còn dạy cho học trò đạo lí làm người. Địa vị, vai trò của người thầy luôn được người đời tôn kính, đạo thầy trò luôn được giữ gìn, khắc ghi.

Đã đi theo nghề dạy học là chấp nhận sự thiệt thòi và hi sinh, đôi khi là sự phũ phàng của cuộc sống, nên người thầy còn phải giàu lòng vị tha, cao thường thì mới có thể tồn tại trong nghề được, mới là “kỹ sư tâm hồn” được.

Người ta thường ví rằng người thầy như những người lái đò chở những vị khách sang sông nhưng mấy ai ngoảnh lại. Những vị khách ấy đã cập bến cảng của tri thức để vươn cao vươn xa hơn nữa trong chặng đường của tương lai

Hơn nữa, đối với giáo viên dạy học không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình thương, niềm vui của người giáo viên, không chỉ là niềm vui của cá nhân mình mà còn là niềm vui của học trò, niềm vui của xã hội, tôi vui khi biết kiến thức được mình trang bị có ích cho học sinh tôi, giúp học sinh tôi thành đạt, hạnh phúc và tôi buồn khi biết học sinh mình lầm lạc, sa ngã… có nghề nghiệp nào vinh dự, hạnh phúc và có những cung bậc tình cảm như nghề giáo không?

Những người thầy cô luôn yêu thương trò như những người con của mình,những lần vô tình mắc lỗi là những lần phải khiến người thầy suy tư lo lắng hay những lúc đạt được thành tích tốt là niềm vui vỡ oà hiện rõ trên khuôn mặt của người làm thầy. Thầy cô giáo như những người cha người mẹ của các học trò vậy.

Ngày tháng cứ lặng lẽ trôi, những hạt bụi trắng vương trên mái tóc của thầy.Những bài hát về Nghề giáo viên được nhiều người nghệ sĩ viết lên và trong đó có Bài hát “Bụi Phấn” mà nghệ sĩ Đan Trường đã thể hiện:

” Khi Thầy viết bảng
Bụi   phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc Thầy
Em yêu phút giây này
Thầy em, tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Cho em bài học hay
Mai sau lớn, nên người
Làm sao, có thể nào quên?
Ngày xưa Thầy dạy dỗ
Khi em tuổi còn thơ.”

Lời bài hát “Bụi Phấn” của Vũ Hoàng , nhạc sỹ Trương Quang Lục phổ nhạc

Những lời bài hát này khiến tôi nghẹn ngào xúc động, tôi yêu và biết ơn những  thầy cô những người lái đò thầm lặng.

An Chi

Tôi yêu nghề giáo  – ảnh An Chi

Ngày nay,đối với sự tiến bộ và đổi mới của nền giáo dục như hiện tại, đòi hỏi những con người được đào tạo vừa có đạo đức vừa năng lực phù hợp với nhu cầu ngày càng đổi mới và năng động của xã hội. Vì thế mà điều cần thiết ở người thầy đó là sự cải tiến, đổi mới, vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại và hơn hết phải luôn coi trọng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, phẩm chất để là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.Và nếu được quay lại sáu năm trước thì tôi vẫn chọn là nghề giáo tôi yêu