Ngày quốc tế phòng chống khai thác môi trường trong chiến tranh và xung đột vũ trang
Chiến tranh, xung đột vũ trang luôn là một trong những vấn đề nóng hổi của toàn cầu. Trong một thế giới mà toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ. Thì không tồn tại quốc gia nào không có quan hệ phụ thuộc với nước khác. Như vậy, khi chiến tranh xảy ra hậu quả của nó như một sợi xích liên kết ảnh hưởng lần lượt tới các nước khác. Không chỉ thiệt hại về người và của mà môi trường phải chịu những tàn phá nặng nề không kém. Cho nên Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thống nhất lấy 6/11 là Ngày quốc tế phòng chống khai thác trong chiến tranh và xung đột vũ trang đối với môi trường. Để hiểu rõ hơn về ngày này các bạn hãy cùng mình khám phá nhé.
Mục Lục
Ngày quốc tế phòng chống khai thác môi trường trong chiến tranh và xung đột vũ trang là ngày nào ?
Để tìm hiểu cũng như có một sự hiểu biết nhất định về những tác động của chiến tranh đối với môi trường. Thì vào 5/11/2001, Đại hội đồng LHQ tuyên bố rằng 6/11 là Ngày quốc tế phòng chống khai thác môi trường trong chiến tranh và xung đột vũ trang. Ngày 27/5/2016, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc thông qua nghị quyết UNEP/EA.2/Res.15. Họ thừa nhận rằng: Hệ sinh thái lành mạnh và nguồn tài nguyên được quản lý bền vững sẽ giảm thiểu được xung đột.
Qua đó kêu gọi mọi người nâng cao nhận thức về chiến tranh,xung đột vũ trang. Chúng có thể làm ô nhiễm môi trường trầm trọng. Đồng thời lên án những cuộc tấn công, bạo loạn gây thiệt hại về người, các thiệt hại vật chất. Và đặc biệt là môi trường bị ảnh hưởng, ô nhiễm nặng nề.
Nhân dịp ngày quốc tế phòng chống khai thác môi trường trong chiến tranh và xung đột vũ trang (6/11/2020). Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đưa ra thông điệp: “ Biết quản lý tài nguyên thiên nhiên sẽ mang lại hòa bình”. Liên hợp quốc mong muốn được thể hiện vai trò và tầm quan trọng của họ. Qua những hành động bảo vệ môi trường và ngăn chặn những xung đột, giữ gìn hòa bình. Bởi nếu không có nguồn tài nguyên thiên nhiên duy trì cung cấp. Và hệ sinh thái bị phá hủy thì việc giữ một nền hòa bình lâu dài là điều không thể.
Nguồn gốc ý nghĩa ngày quốc tế phòng chống khai thác môi trường trong chiến tranh và xung đột vũ trang
-
Nguồn gốc
Theo thống kê của UNEP, những cuộc xung đột nhằm tranh giành lợi thế về quân sự đã khiến nguồn nước, đất đai bị ô nhiễm. Kèm với đó là thu hẹp diện tích rừng, cũng như sát hại nhiều loài động vật. Sự tàn phá này không chỉ khiến nhiều loài động thực vật trên Trái Đất bị tuyệt chủng. Mà còn gây ra tình trạng biến đổi khí hậu.
Tại CHDC Congo, một số nguồn tài nguyên có giá trị cao như khoáng sản. Đây là nguyên nhân gây ra xung đột do các nhóm vũ trang tranh chấp khai thác để thu lợi.
Nội chiến cũng xảy ra tại Sierra Leone, nơi có mỏ kim cương và nhiều loại khoáng sản. Vì thế mà UNEP cho rằng chiến tranh gây ra đã làm trầm trọng các vấn đề về môi trường.
Với những sự kiện ở trên vào tháng 11/2001, Đại Hội đồng LHQ đã quyết định lấy 6/11 là Ngày Quốc tế ngăn chặn khai thác trong chiến tranh và xung đột vũ trang đối với môi trường. Để khẳng định rằng xung đột, chiến tranh có liên quan đến khai thác, chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên. LHQ cũng mong muốn thúc đẩy nhận thức và đưa ra những giải pháp hợp lý về vấn đề này.
-
Ý nghĩa
Mong muốn ngăn chặn chiến tranh, xung đột vũ trang không đáng có. Tăng cường bảo vệ và quản lí tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái. Qua đó, góp phần mang lại hòa bình cho các khu vực, lãnh thổ bị tàn phá. Giúp các nước bị khủng hoảng có thể sớm vượt qua khó khăn và tiến thêm một bước tới SDGs.
Ngày càng chia sẻ rộng rãi nâng cao nhận thức cho người dân về chiến tranh xung đột vũ trang. Và tác hại của chúng đã ảnh hưởng tới môi trường nguy hiểm biết nhường nào. Kèm theo đó kêu gọi mọi người chung tay ngăn chặn chiến tranh xung đột. Góp phần gìn giữ nền hòa bình “Giữ được môi trường tự nhiên sẽ giữ được hòa bình”.
Chính phủ trên thế giới sẽ chú trọng tới vấn đề này nhiều hơn. Và đưa ra những biện pháp cũng như giải pháp hợp lý. Cố gắng giảm thiểu chiến tranh, xung đột tới mức thấp nhất. Để môi trường tự nhiên không bị tàn phá nặng nề, tài nguyên thiên nhiên không bị hao hụt. Cùng với đó các nước sẽ không có xảy ra mâu thuẫn dẫn đến chiến tranh. Mong muốn các nước sẽ hợp tác bình đẳng và công bằng.
Các hoạt động diễn ra trong ngày quốc tế phòng chống khai thác môi trường trong chiến tranh và xung đột vũ trang
UNEP đã quảng bá rộng rãi về khoa học môi trường và một số thông tin minh họa. Có thể áp dụng kết hợp với chính sách, phát triển. Chính phủ quốc gia, tổ chức khu vực kết hợp với NGOs có thể thực hiện. Và áp dụng những chính sách này vào vấn đề môi trường.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi sự hợp tác giữa các chính phủ trong lĩnh vực tư nhân và viện nghiên cứu. Đồng thời phân tích xem xét năng lực và khả năng chống chịu của mỗi khu vực. Khai thác dữ liệu và công nghệ số để hạn chế rủi ro. Quản lý hợp tác; thảo luận về luật pháp và chính sách trong khuôn khổ gắn kết quan hệ quốc tế.
Tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu với chính phủ các nước để chia sẻ cũng như bàn bạc. Đưa ra những giải pháp hợp lý giảm thiểu tối đa chiến tranh gây ảnh hưởng tới môi trường. Đồng thời, truyền tải được những nội dung, kiến thức cần thiết cho người dân mỗi nước.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật về ngày quốc tế phòng chống khai thác môi trường trong chiến tranh. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp cho các bạn có thêm hiểu biết về ngày quốc tế này. Đồng thời cũng trang bị được những kiến thức cần thiết liên quan tới xung đột, chiến tranh đối với môi trường.