Ngày Quốc tế Kỷ niệm Tưởng nhớ Nạn nhân của Nạn diệt chủng Đức quốc xã
Các bạn biết đấy, chiến tranh cho dù ở bất kì hình thức nào. Thì hậu quả của nó để lại là vô cùng lớn và khủng khiếp. Chiến tranh là biểu hiện cao nhất của sự mâu thuẫn không thể hòa giải. Chúng ta cũng đã trải qua được hai cuộc chiến lớn đó là Thế chiến I và Thế chiến II. Hai cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới. Chính vì vậy mà Ngày Quốc tế Kỷ niệm Tưởng nhớ Nạn nhân của Nạn diệt chủng Đức quốc xã ra đời. Vậy ngườn gốc và ý nghĩa của ngày này như nào cùng mình tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Ngày Quốc tế Kỷ niệm Tưởng nhớ Nạn nhân của Nạn diệt chủng Đức quốc xã là ngày nào?
Đại hội đồng LHQ đã đồng ý thống nhất lấy ngày 27/1 hằng năm. Làm ngày tưởng nhớ hơn 6 triệu người Do thái xấu số thiệt mạng. Cùng với đó là vô số nạn nhân khác bị sát hại trong cuộc Diệt chủng của Đức quốc xã. Nghị quyết này đã được nhất trí thông qua ngày 1/11 chỉ sau hai ngày thảo luận. Với mục đích thành lập “Ngày quốc tế tưởng nhớ nạn nhân cuộc diệt chủng”. Nó như là một biểu tượng chống lại nạn diệt chủng cho các thế hệ tương lai.
Ký ức về sự kiện này cũng như sự tưởng nhớ đến các nạn nhân Holocaust. Điều này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với nước Đức. Những ký ức sẽ góp phần ngăn ngừa việc tái diễn những tội ác kinh khủng. Việc tưởng niệm các nạn nhân xấu số nhằm mục đích tôn vinh phẩm giá của họ. Cùng với đó là đảm bảo rằng họ sẽ không bị lãng quên.
Giải mã nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày Quốc tế Kỷ niệm Tưởng nhớ Nạn nhân của Nạn diệt chủng Đức quốc xã
Nguồn gốc
Ngày tưởng niệm Holocaust quốc tế là một ngày tưởng niệm vô cùng đặc biệt. Nó được ra đời vào ngày 27/1 để kỷ niệm thảm kịch của Holocaust xảy ra trong Thế chiến II. Với mục đích tưởng nhớ cuộc diệt chủng dẫn đến cái chết của 6 triệu người Do Thái. Cùng với đó là 11 triệu người khác, bởi chế độ Đức quốc xã và các chính phủ của nó. Ngày quốc tế này đã được Nghị quyết Đại hội đồng Liên Hợp Quốc 60/7 chỉ định. Vào ngày 1/11/2005 tại phiên họp gồm toàn thể chính phủ lần thứ 42. Nghị quyết này đã được thông qua sau một phiên họp đặc biệt. Cuối cùng thì được tổ chức vào đầu năm đó vào ngày 24/1/2005. Đồng thời, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đánh dấu kỷ niệm 60 năm. Sự kiện giải phóng các trại tập trung của Đức Quốc xã và chấm dứt Holocaust.
Ý nghĩa
Việc ghi nhớ và tưởng niệm Holocaust là một phần cực kì quan trọng trong chính trị Đức. Cùng với đó việc đi thăm các trại tập trung trước kia là không có phần trong giáo dục. Nhưng giờ đây nó gần như đã phổ biến giáo dục cho học sinh ở trường.
Sự kiện này giúp không chỉ người dân Việt Nam mà người dân trên toàn thế giới. Sẽ có thêm hiểu biết và đồng cảm với các nạn nhân Holocaust. Kèm theo đó là góp phần đẩy lùi chủ nghĩa bài Do Thái.
Đã nêu bật lên tầm quan trọng của hợp tác quốc tế, giáo dục, luật pháp, an ninh. Trong việc xây dựng niềm tin, giải quyết xung đột. Cùng với đó là xây dựng văn hóa đối thoại để thúc đẩy các giá trị nhân quyền.
Đối với các cán bộ và sinh viên Nhà trường ở khắp nơi trong nước và thế giới. Sự kiện này là cơ hội tốt để hiểu hơn về thảm họa Holocaust. Cùng với đó là nghe những chia sẻ từ đại diện các đại sứ quán tại Việt Nam
Hỗ trợ các quốc gia xóa bỏ hận thù và sự phân biệt đối xử. Để góp phần xây dựng xã hội toàn diện, đa dạng, tôn trọng quyền con người. Ngoài ra, LHQ sẽ phụ trách đứng về sự thật và chống lại sự dối trá, cố chấp. Kèm theo đó là chống chủ nghĩa bài Do Thái và hận thù..
Sự kiện này cũng là lời nhắc nhở thế hệ ngày nay cần chung tay ngăn chặn tội ác. Cũng như sự hung tàn để tránh sự tái diễn trong một thảm kịch tương tự.
Một số hoạt động diễn ra trong Ngày Quốc tế Kỷ niệm Tưởng nhớ Nạn nhân của Nạn diệt chủng Đức quốc xã
Vào 27/1/2021, Trường ĐHKHXHNV cùng phối hợp với Đại sứ quán Israel tại Việt Nam. Cũng có sự có mặt của Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam. Tất cả tham dự tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân Holocaust. Với chủ đề vô cùng đặc biệt “Đối mặt với Hậu quả thảm họa Diệt chủng Holocaust”.
Sự kiện Holocaust chính là hoạt động thường niên của Đại sứ quán Israel. Sự kiện sẽ có sự phối hợp của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam. Cùng với đó là Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua bộ phim tài liệu của Đan Mạch “Vượt biển”.
Vào ngày 27/4, tại Trung tâm tưởng niệm nạn nhân Do Thái Yad Vashem ở Jerusalem. Với 6 nạn nhân trong số những người Do Thái sống sót sau nạn diệt chủng. Họ đã cùng nhau thắp 6 ngọn đuốc tượng trưng cho hơn 6 triệu người thiệt mạng.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật về ngày quốc tế tưởng niệm Holocaust. Hay với cái tên gần hơn là Ngày Quốc tế Kỷ niệm Nạn nhân của Nạn diệt chủng Đức quốc xã. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp cho các bạn có thêm hiểu biết về ngày quốc tế này. Đồng thời cũng trang bị được những kiến thức cần thiết liên quan tới hậu quả chiến tranh.