Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?

Xin chào Luật sư X, ngày 25/05/2022 tôi nhận được giấy căn cước công dân sau thời gian chờ đợi đổi từ giấy chứng minh nhân dân cũ đã hết hạn sang thẻ căn cước công dân mới. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thì phát hiện thông tin ngày cấp thẻ căn cước công dân ghi ở mặt trước thẻ, trong khi thẻ của mọi người lại ghi ở mặt sau thẻ. Thế có phải thẻ căn cước công dân của tôi bị sai không? Ngày cấp căn cước công dân được ghi ở đâu thì đúng? Xin được tư vấn.

Chào bạn, căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, đây là hình thức thay thế của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Vậy trên thẻ căn cước công dân có các nội dung gì? Ngày cấp căn cước công dân ghi ở đâu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Thẻ Căn cước công dân là gì?

Đây là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây là hình thức thay thế của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016.

Theo Luật Căn cước công dân 2014, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân. Mã số in trên thẻ Căn Cước Công Dân sẽ không bao giờ thay đổi, kể cả người dân có cấp lại do mất, hay thay đổi thông tin Hộ khẩu thường trú.

Nội dung thẻ căn cước công dân

Trên một thẻ căn cước công dân sẽ hiển thị các thông tin như sau:

  • Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
  • Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

Ngày cấp căn cước công dân ghi ở đâu?

Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?
Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?

Mặt trước thẻ căn cước công dân gắn chip có những thông tin gì?

  • Bên trái, từ trên xuống:

+ Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 12 mm;

+ Ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân cỡ 20 x 30 mm;

+ Có giá trị đến/Date of expiry.

  • Bên phải, từ trên xuống:

+ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM; Independence – Freedom – Happiness;

+ Dòng chữ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN/Citizen Identity Card; Biểu tượng chíp;

+ Mã QR;

+ Số/No;

+ Họ và tên/Full name;

+ Ngày sinh/Date of birth;

+ Giới tính/Sex; Quốc tịch/Nationality;

+ Quê quán/Place of origin;

+ Nơi thường trú/Place of residence.

Mặt sau thẻ căn cước công dân gắn chip có những thông tin gì?

  • Bên trái, từ trên xuống:

+ Đặc điểm nhân dạng/Personal identification;

+ Ngày, tháng, năm/Date, month, year;

+ CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI/DIRECTOR GENERAL OF THE POLICE DEPARTMENT FOR ADMINISTRATIVE MANAGEMENT OF SOCIAL ORDER;

+ Chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân; chíp điện tử.

  • Bên phải, từ trên xuống: Có 2 ô: Vân tay ngón trỏ trái/Left index finger và Vân tay ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ Căn cước công dân.
  • Dòng MRZ.

Có thể thấy, ngày cấp căn cước công dân ghi ở mặt sau thẻ

Quy định về cách ghi nơi cấp căn cước công dân

Nếu như từ 10/10/2018, Bộ Công an đã ban hành Thông tư quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân với những sửa đổi như sau:

– Thay cụm từ “Cục trưởng Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư” ở mặt sau của Căn cước thành “Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội”.

– Thay đổi con dấu trên Căn cước công dân thành con dấu của Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ công an.

Tuy nhiên, theo Quyết định đưa ra ngày 03/09/2020, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án cấp Căn cước công dân cho gắn chip điện tử. Mục đích của đề án này đó là giúp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu căn cước công dân thống nhất trên toàn quốc.

Từ đó giúp lưu trữ, truy xuất, chia sẻ cũng như tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Đồng thời, qua việc gắn chip này, công tác quản lý của nhà nước về CCCD cũng sẽ hiệu quả và thuận lợi hơn, phục vụ tốt hơn cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm,…

Không chỉ hiệu quả trong công tác quản lý của Nhà nước mà việc sử dụng thẻ CCCD gắn chíp này còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân. Khi có thẻ này, công dân sẽ không cần lưu trữ nhiều loại giấy tờ đồng thời khi đi giao dịch, làm các thủ tục cũng không cần mang theo những loại giấy tờ khác mà chỉ cần sử dụng CCCD có gắn chip này là đủ.

Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 ( Luật CCCD) quy định Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

  • Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
  • Xác định lại giới tính, quê quán;
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD;
  • Khi công dân có yêu cầu.

Ngoài ra, Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

  • Bị mất thẻ CCCD;
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Thời hạn đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân

Điều 25 Luật CCCD quy định Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý CCCD phải đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân trong thời hạn sau đây:

  • Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
  • Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
  • Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
  • Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Nơi làm thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp lại thẻ CCCD:

  • Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội của Bộ Công an;
  • Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.

Cơ quan quản lý CCCD có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ CCCD tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc; thủ tục giải thể công ty cổ phần; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty tnhh, tra mã số thuế cá nhân, ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Làm sao để kiểm tra xem thẻ căn cước công dân gắn chíp đã làm xong chưa?

Người dân có thể gọi đến tổng đài 1900 0368 và nhấn phím 4 để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ CCCD gắn chíp.

Hành vi làm giả thẻ căn cước công dân gắn chíp có bị xử phạt không?

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi làm giả thẻ Căn cước công dân gắn chíp;

Số căn cước công dân gắn chíp không trùng khớp với thông tin trên giấy tờ khác thì phải làm sao?

Khi đổi từ CMND 9 số sang CCCD gắn chíp sẽ làm thay đổi số trên thẻ. Việc này liên quan đến hầu hết tất cả các giấy tờ cá nhân của công dân. Vì vậy khi đổi qua CCCD gắn chíp công dân phải thực hiện sửa đổi/cập nhật những giấy tờ sau:
– Cập nhật thông tin BHXH, thẻ BHYT
– Sửa đổi hộ chiếu
– Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng
– Thay đổi thông tin đăng ký thuế

5/5 – (1 bình chọn)