Ngành sư phạm mầm non thi khối gì, môn gì?

Ngành sư phạm mầm non là ngành học được nhiều bạn nữ hiện nay lựa chọn. Với những người theo đuổi nghiệp trồng người, được chứng kiến những đứa trẻ lớn khôn từng ngày dưới bàn tay dạy dỗ và chăm sóc của mình là niềm hạnh phúc thật sự rất khó tả. Vậy, để theo đuổi ngành mầm non cần thi môn gì và những đức tính nào?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn.

Ngành sư phạm mầm non thi khối gì, môn gì?

Bạn đang mong muốn trở thành những giáo viên mầm non tương lai. Ngành sư phạm mầm non được đánh giá là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ yêu thích nhất hiện nay và số lượng thí sinh nộp hồ sơ vào ngành này ngày một tăng. Bên cạnh đó, ngành sư phạm mầm non còn là một ngành vô cùng có ich xã hội, nên nếu bạn trúng tuyển vào ngành này thực sự là một điều vô cùng tự hào.
Cứ mỗi khi đến kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học, số lượng hồ sơ thí sinh đăng kỳ và nộp vào ngành sư phạm mầm non khá lớn. Vậy để giúp bạn có thể tự tin hơn trong kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông quốc gia, chúng tôi xin gửi tới bạn những thông tin và câu hỏi thường gặp nhất trong các kỳ thi để bạn có thể chuẩn bị cũng như tự tin bước vào kỳ thi với tâm thể thoải mái nhất.

1.Học ngành sư phạm mầm non thì thi khối gì?

Ngành sư phạm mầm non đầu vào xét tuyển những môn sau:

  • Sư phạm mầm non khối M xét tuyển các môn: Toán, Văn, thi năng khiếu.
  • Sư phạm mầm non tiếng anh xét tuyển: Toán/ văn, Tiếng anh, thi năng khiếu.

Đối với các môn như toán, văn, tiếng anh thì bạn sẽ thi chung với kì thi do bộ giáo dục và đào tạo tổ chức. Còn phần thi năng khiếu thì các trường sẽ tổ chức riêng.

2.Những lưu ý khi thi bộ môn năng khiếu

Thi năng khiếu cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như luyện tập trước ở nhà thật nhuần nhuyễn. Khi đi thi trang phục cần chuẩn bị chỉnh tề, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Nên chọn các bài hát, cũng như những tác phẩm chính thống để bài thi được đánh giá cao hơn. Các thí sinh vào phòng thi cần có thái độ cầu thị và tôn trong ban giám khảo. Rèn luyện khả năng dạn dĩ khi đứng trước đám đông cũng sẽ giúp bạn khá nhiều trong phần thi này.

Tại sao nên học tại Trường Trung Cấp Hà Nội

1.Về đào tạo

Khi theo học tại trường trung cấp Hà Nội, bạn sẽ được đào tạo bài bản nhất về kĩ năng và nghiệp vụ. Cụ thể như:

Đào tạo về kiến thức

  • Có thể chọn lựa và vận dụng kiến thức một cách sáng tạo dựa trên kiến thức các học phần cơ sở nhằm áp dụng một cách hiệu quả vào thực tiễn công việc giáo viên mầm non.
  • Học được phương pháp giao tiếp với trẻ, hiểu trẻ, chơi với trẻ, và biết được các nguyên tắc thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
  • Học được cách quản lý trẻ, tạo không khí cho lớp, tạo môi trường lớp học có trật tự, có nguyên tắc, có trước sau. Nắm được các nguyên tắc chăm sóc, giáo dục trẻ hiệu quả.
  • Được đào tạo về tin học cơ bản (trình độ A – tối thiểu) cũng như đào tạo các kiến thức về các phần mềm tin học khác phục vụ cho việc soạn bài.
  • Được chú trọng đào tạo về ngoại ngữ: Đạt trình độ A (tối thiểu) theo chuẩn sư phạm, nhằm có khả năng và kiến thức vững vàng, đầy đủ phục vụ cho việc giảng dạy.

Đào tạo về kỹ năng

Được học cách phân biệt và làm rõ đặc điểm phát triển, tâm lý của trẻ thuộc dân tộc thiểu số, hoặc trẻ khuyết tật, hay bất kỳ trường hợp đặc biệt nào khác.

  • Xác định và xây dựng được mục tiêu chương trình, nội dung chương trình, đối tượng chương trình hướng tới mục tiêu mong đợi của phụ huynh để hoàn thành tốt nhất việc dạy dỗ các mầm non tương lai của đất nước
  • Học cách giao tiếp hiệu quả với trẻ và hiểu được các nhu cầu của trẻ để đáp ứng và tạo tác động hiệu quả, tích cực nhất đến tâm lý và sự phát triển của trẻ
  • Có kỹ năng lập kế hoạch cho lộ trình phát triển của từng lớp phân loại của trẻ (phân loại theo độ tuổi, giới tính, địa bàn sinh sống, đặc điểm bẩm sinh, v.v..) để có hướng đi rõ ràng, phù hợp nhất.
  • Có khả năng nhuần nhuyễn trong việc thiết kế các kế hoạch, các hoạt động giáo dục, bao gồm việc xây dựng môi trường giáo dục hiệu quả, thân thiện.
  • Sử dụng và sáng tạo sử dụng hiệu quả các công cụ giảng dạy. Hướng dẫn trẻ cùng sử dụng các dụng cụ học tập và phân loại, sắp xếp gọn gàng sau khi sử dụng
  • Có kỹ năng đánh giá chính xác và điều chỉnh kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp
  • Có khả năng đánh giá và tự đánh giá hoạt động sư phạm trong một giai đoạn nhất định
  • Học cách rút kinh nghiệm từ thực hành, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp giảng dạy sao cho hiệu quả tối đa
  • Được học và rèn luyện khả năng vận dụng kỹ năng mềm trong học tập rèn luyện và trong cả cuộc sống bản thân thường ngày
  • Đào tạo về Thái độ

      • Được rèn luyện nâng cao ‎tinh thần trách nhiệm, ‎cải thiện tổ chức, ý thức kỷ luật, đặc biệt là tạo lập thái độ tích cực
      • Cần phải yêu nghề, yêu trẻ, từ đó có thể khắc phục mọi khó khăn để làm tốt vai trò thiêng liêng của một giáo viên sư phạm mầm non
      • Luôn sẵn sàng cống hiến trí tuệ và sự nỗ lực hết mình cho sự nghiệp sư phạm mầm non
      • Sẵn sàng tích cực trong hợp tác với đồng nghiệp và gia đình trẻ để hoàn thành tốt chỉ tiêu
      • Luyện tập được tác phong, tâm thế chủ động và sáng tạo trong thực hiện công việc giảng dạy phù hợp với các tình huống phát sinh
      • Thiết lập tư tưởng và tư duy tích cực trong hành nghề sư phạm mầm non: đặt đạo đức và pháp luật nghề nghiệp lên trên hết.

    Đựợc đào tạo kỹ năng thiết kế chương trình giảng dạy, bao gồm các hoạt động giảng dạy, nội dung và phương pháp giảng dạy cho từng nội dung.Được đào tạo kỹ càng về tâm lý trẻ em. Nắm được các quy luật cũng như quy tắc và các đặc điểm chung nhất của tâm lý trẻ (từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi). Từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp

  •  

2.Về cơ sở vật chất và chuyên môn

Hiện, trường trung cấp Hà Nội sở hữu đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong nghề. Bằng tâm huyết của mình, các giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ đang công tác tại trường sẽ truyền thụ đến các em những bài học quý giá nhất. Đó là bước đệm quan trọng nhằm giúp các em có được hành trang đầy đủ khi đến với nghề.
Cơ sở vật chất của trường cũng được xây dựng khang trang và sạch đẹp để phục vụ nhu cầu dạy và học một cách tốt nhất. Phòng học chức năng cung cấp các thiết bị cần thiết để phục vụ cho bộ môn năng khiếu. Thư viện trường có nhiều đầu sách để phục vụ cho công tác dạy và học của cả giáo viên và sinh viên.
Hằng năm, trường cũng trao nhiều suất học bổng nhằm khích lệ tinh thần học tập của các em. Các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cũng được nhà trường giúp đỡ kịp thời để việc học không bị gián đoạn. Nhờ đó, các sinh viên theo học tại đây đều ra trường đúng thời hạn và tiếp tục sự nghiệp trồng người như các em đã ước mơ.

Những đức tính cần thiết để theo đuổi ngành sư phạm mầm non

Sư phạm mầm non là một ngành khá đặc thù hiện nay trong xã hội. Các giáo viên mầm non đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng những mầm non tương lai của đất nước. Tuy vậy, muốn làm tốt nghề này, bạn cần có các đức tính sau:

1. Yêu trẻ

Lòng yêu nghề, yêu trẻ không chỉ giúp các cô cần mẫn hơn trong việc chăm sóc trẻ em mà còn giúp cho những người theo đuổi nghề này tìm thấy niềm vui trong công việc. Tình yêu này cần phải xuất phát từ trong tim và được thể hiện qua những hành động cụ thể trong dạy dỗ và chăm sóc các bé. Sự chân thành bao giờ cũng sẽ được đền đáp xứng đáng. Điều quý giá nhất đó chính là sự tin yêu của con trẻ và sự biết ơn của các vị phụ huynh.

2. Kiên nhẫn

Một giáo viên mầm non sẽ chăm sóc cả chục em nhỏ cùng một lúc. Vì vậy, áp lực đè nặng lên đôi vai của các cô giáo là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, những đứa trẻ đang vô cùng ngây ngô và tính cách bộc phát. Vì vậy, các cô giáo mầm non phải thật kiên nhẫn và kiềm chế thì mới có thể chăm lo cho các bé chu đáo. Là một người dễ nổi nóng, bạn không chỉ khiến các bé sợ hãi, xa lánh mà còn khiến các vị phụ huynh không hài lòng.

3.Kĩ năng sư phạm vững vàng

Khi hội tụ đầy đủ các đức tính kể trên nhưng bạn không được đào tạo đúng cách về kĩ năng và nghiệp vụ thì cũng không thể chăm sóc trẻ em tốt được. Một cô giáo mầm non cần rất nhiều kĩ năng như: múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, vệ sinh cá nhân… Vì thế, nếu không được học qua trường lớp thì sẽ rất khó để bạn hoàn thành tròn vai của mình.

Là một người yêu trẻ và muốn gắn bó lâu dài với nghiệp trồng người, ngôi trường Trung Cấp Hà Nội chính là nơi lý tưởng giúp bạn thực hiện những ước mơ. Hiện, đơn vị đang tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh ngành sư phạm mầm non cho năm học mới.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

TRƯỜNG TRUNG CẤP HÀ NỘI
Địa chỉ: Đường Hồ Tùng Mậu, Khu Văn hóa nghệ thuật, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, Tp.Hà Nội
Điện Thoại: (84-4) 6657 2525