Ngành Quản lý giáo dục ra trường làm gì?

Việc chọn ngành, chọn nghề là chủ đề chưa bao giờ hết HOT đối với các bạn teen. Teen nào đang tò mò về ngành Quản lí giáo dục thì hãy “bay” ngay vào đây để tìm hiểu.

nganh-quan-ly-giao-duc

1. Ngành Quản lý giáo dục là gì?

Quản lý giáo dục là ngành gì, học quản lý giáo dục ra làm gì được rất nhiều teens băn khoăn trước kỳ thi tuyển sinh đại học cận kề.

Ngành quản lí giáo dục có chức năng là tổ chức hoạt động giáo dục và giám sát đánh giá hoạt động giáo dục. Chức năng tổ chức giúp nhà trường hoạt động ổn định. Giám sát đánh giá hoạt động giáo dục giúp nhà trường cải thiện chất lượng hoạt động giáo dục.

Đổi mới, cải tiến giáo dục luôn cần tới nhà quản lí giáo dục vì mỗi điều chỉnh trong hoạt động của một bộ phận sẽ ảnh hưởng đến bộ phần khác. Nhà quản lí giáo dục sẽ một tay sắp xếp tất cả công việc đâu ra đấy.

Theo học ngành này bạn cần nắm chắc kiến thức cơ bản về quản lí giáo dục và kỹ năng thực hành quản lí giáo dục đáp ứng nhu cầu quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và các hoạt động của nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân.

 

2. Học quản lý giáo dục ra làm nghề gì: Những lựa chọn nghề nghiệp lý tưởng

Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ có năng lực đảm nhiệm những vị trí công tác sau:

  • Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo).
  • Chuyên viên (Chuyên viên văn phòng; Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; Chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ…) ở các cơ sở giáo dục (trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học).
  • Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên (Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, quận); cơ sở giáo dục cộng đồng (Trung tâm học tập cộng đồng); các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, dự án, các tổ chức giáo dục ngoài công lập…
  • Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp (UBND các cấp) và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.
  • Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về quản lí giáo dục (Các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng…).
  • Giảng viên chuyên ngành quản lí giáo dục trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ (Các học viện, trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh, thành phố, các khoa trong trường đại học và cao đẳng).
  • Bạn có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục. Nhiều cán bộ lãnh đạo, cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, đã từng học tập, nghiên cứu chuyên ngành này.

nganh-quan-ly-giao-duc

3. Tư vấn chọn trường cho teen

Ở nước ta khá hiếm các trường đào tạo ngành Quản lí giáo dục nhưng không vì thế mà teen không tìm được trường nào để học. Hãy tham khảo danh sách dưới đây nhé:

  • Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn – ĐHQGTPHCM
  • Đại học Vinh
  • Học viện Quản lý giáo dục
  • Đại học Giáo dục – ĐHQGHN

Để có thể đỗ “trót lọt” vào ngành Quản lí giáo dục và trở thành những nhà quản lý giáo dục tài ba trong tương lai teen hãy học tập chăm chỉ ngay từ bây giờ. Trên đây là những thông tin về ngành Quản lý giáo dục mà ICAN tổng hợp. Chúc các bạn vượt vũ môn thành công!