Ngành Quản lý giáo dục là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo – ReviewEdu
Cập nhật 29/06/2021 bởi
Trong những ngành liên quan đến giáo dục đào tạo, một ngành có sức ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng nền giáo dục chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục… chỉ có thể là ngành quản lý giáo dục (QLGD). Vậy, ngành học này là gì? Nó có chức năng, nhiệm vụ như thế nào trong ngành giáo dục? Để biết được câu trả lời, xin mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.
Ngành Quản lý giáo dục là gì?
Quản lý giáo dục (tiếng Anh: Educational Management) là hệ thống những tác động có ý thức, hợp nhất với quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau, các bước trong hệ thống giáo dục. Mục đích chính là đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục, cùng với sự phát triển, mở rộng hệ thống về hai mặt là số lượng và chất lượng. Chức năng của ngành QLGD chính là tổ chức hoạt động giáo dục và giám sát, đánh giá những hoạt động đó. Cụ thể:
-
Chức năng tổ chức: hỗ trợ trong việc ổn định hoạt động của nhà trường.
-
Giám sát đánh giá hoạt động giáo dục: hỗ trợ nhà trường cải thiện chất lượng trong hoạt động giáo dục.
Trong ngành quản lý giáo dục này, bộ máy quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương chính là chủ thể quản lý chính, còn nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo… chính là đối tượng quản lý cốt lõi.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Quản lý giáo dục là gì?
Ngành QLGD xét tuyển các khối, tổ hợp như sau:
-
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
-
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
-
C00: Ngữ văn – Địa lý – Lịch sử
-
C04: Ngữ văn – Toán – Địa lý
-
C14: Ngữ văn – Toán – GDCD
-
C20: Ngữ văn – Địa lý – GDCD
-
D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Quản lý giáo dục là bao nhiêu?
Năm 2020, ngành này có mức điểm từ 15 – 22.1 điểm. Điểm này dựa trên kết quả thi THPTQG.
Các trường nào đào tạo ngành Quản lý giáo dục?
Hiện nay cả nước chưa có nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này, tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm cho mình một trường học ưng ý. Cụ thể các trường đó là:
Khu vực miền Bắc
-
Đại học Thủ Đô Hà Nội
-
Đại Học Sư Phạm – Đại Học Thái Nguyên
Khu vực miền Trung
-
Đại Học Vinh
-
Đại Học Quy Nhơn
Khu vực miền Nam
-
Đại Học Sài Gòn
-
Đại học Sư phạm TP.HCM
Có thể thấy rằng, ở các khu vực đều có 02 trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Do đó, bạn có thể tự tìm hiểu thêm về các trường và lựa chọn theo học mà không gặp các vấn đề về khoảng cách địa lý.
Liệu bạn có phù hợp với ngành Quản lý giáo dục?
Để biết được liệu mình có phù hợp với chuyên ngành này hay không, bạn có thể cân nhắc một số các tiêu chí sau đây:
-
Khả năng thích ứng nhanh
-
Chịu được áp lực công việc
-
Khả năng nắm bắt tâm lý con người
-
Khả năng phán đoán, xử lý và giám sát các hoạt động
-
Kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe
-
Thận trọng trong công việc
-
Sử dụng thành thạo tin học và ngoại ngữ
-
Khả năng làm việc độc lập, tự giác
-
Tính kỷ luật bản thân cao
-
Tuân theo quy định nơi làm việc, học tập
-
Tinh thần học hỏi, nắm bắt thông tin, kiến thức mới
-
Có kỹ năng quản lý thời gian tốt
Học ngành Quản lý giáo dục cần học giỏi môn gì?
Không giống như nhiều ngành nghề, ngành QLGD có các môn thiên về nắm bắt tâm lý con người, tâm lý học xã hội cùng các môn tìm hiểu thực tiễn. Do đó, ngành không yêu cầu sinh viên phải tập trung học các môn về tự nhiên hay xã hội. Sinh viên chuyên ngành này cần phải tự nâng cao các kiến thức xã hội, kỹ năng mà mình học hỏi, nắm bắt được để có thể trở thành một nhà quản lý giáo dục có đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực tế.
Cơ hội việc làm dành cho ngành Quản lý giáo dục như thế nào?
Ngành QLGD mang lại rất nhiều cơ hội, vị trí việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Các bạn có thể tham khảo danh sách việc làm như sau:
-
Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục: trong cơ quan QLGD như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo…
-
Chuyên viên văn phòng, quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học, chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên, chuyên viên phòng đào tạo… ở các cơ sở giáo dục các cấp.
-
Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ sở GDTX, cơ sở giáo dục cộng đồng, cơ sở đào tạo bồi dưỡng, cơ quan QLGD của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức giáo dục ngoài công lập…
-
Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp và tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.
-
Cán bộ nghiên cứu: trong cơ quan nghiên cứu về QLGD như viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng…
-
Giảng viên chuyên ngành: tại cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ các học viện, trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh, thành phố…
Mức lương dành cho người làm ngành Quản lý giáo dục là bao nhiêu?
Hiện tại chưa có thống kê cụ thể về mức thu nhập của các nhân viên, chuyên viên hoạt động trong ngành Quản lý giáo dục. Tuy nhiên, nếu làm việc tại các cơ quan, đơn vị của nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định hiện hành.
Kết luận
Ngành QLGD là một ngành học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia trên thế giới. Nhờ có ngành này, hệ thống giáo dục các cấp hoạt động ổn định và có quy tắc, đồng thời, nó cũng giúp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Sinh viên theo học ngành này sau khi ra trường sẽ có đầy đủ chuyên môn, kiến thức và thấu hiểu được trách nhiệm của bản thân khi công tác, làm việc trong ngành giáo dục. Hy vọng qua bài viết này, người đọc sẽ có cái nhìn khách quan, bao quát hơn về ngành quản lý giáo dục.
Đánh giá bài viết