Ngành kế toán có những chuyên ngành gì?
Ngành Kế toán là gì? Có những chuyên ngành nào thuộc ngành kế toán? Hãy theo dõi EVBN qua bài viết sau đây để có những thông tin mà bạn đang tìm kiếm.
Mục Lục
Ngành kế toán có những chuyên ngành gì?
Ngành Kế toán là gì? Khái niệm ngành kế toán như thế nào?
Ngành kế toán là ngành học đào tạo người học những kiến thức chuyên môn về toán học . Và thực hiện những công việc như ghi chép, tiếp nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân nào đó.
Ngành Kế toán có những chuyên ngành gì?
Kế toán gồm 3 ngành chính:
Chuyên ngành ngành kế toán: kế toán doanh nghiệp
Là ngành sẽ đào tạo chuyên sâu về kế toán như kế toán tài chính, kế toán quản trị, quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán. Tổ chức công tác kế toán. Và nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp; am hiểu chính xác đứng đắn về kế toán và chế độ kế toán.
Các môn học về chuyên sâu về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp:
- Pháp luật doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp, Nguyên lý kế toán, Hệ thống thông tin kế toán , Kế toán tài chính,
- Lập báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính, Kế toán xây dựng cơ bản, Kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ và Kế toán nội bộ…
Chuyên ngành ngành kế toán: kế toán kiểm toán
Trang bị kỹ năng thực hành công việc kiểm toán một cách khoa học và thành thạo.
Danh sách hệ thống những môn học chuyên ngành bao gồm:
- Kế toán tài chính, kế toán chi phí, kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán.
- Học phần tài chính công, học phần đầu tư tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính,
- kiểm soát nội bộ, kế toán quốc tế, kiểm toán hoạt động.
- Điều luật- quy luật về doanh nghiệp, phân tích và thẩm định báo cáo tài chính…
Chuyên ngành ngành kế toán: kế toán công
Đào tạo kiến thức sâu xa về kế chuyên ngành kế toán công tại các đơn vị quản lý tài chính công. Cơ quan- đơn vị tham gia sử dụng kinh phí và không tham gia sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước- đơn vị-tổ chức được nhà nước quyết định thành lập.
Các môn học chuyên sâu của chuyên ngànhcủa kế toán công là:
- Nghiệp vụ kế toán, qúa trình tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán, tài chính công.
- Học phần quản lý thu – chi ngân sách nhà nước. Và kế toán quản trị và kiểm toán, hệ thống chuẩn mực – chế độ kế toán trong lĩnh vực công…
Học ngành kế toán được trang bị những kiến thức gì?
Kiến thức chuyên ngành kế toán
Học ngành kế toán cung cấp cho người học có thể nắm vững chuyên môn để thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của một nhân viên kế toán.
Công việc của nhân viên kế toán là thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tất cả các tài sản. Cũng như nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức.
Khi theo đuổi niềm đam mê với những con số hay nói cách khác là học ngành kế toán. Sinh viên theo học sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở chuyên ngành: như nguyên lý kế toán, kế toán quản trị- kế toán chi phí và kiểm toán,…
Sau đó là nghiên cứu sâu về các kiến thức chuyên sâu của ngành như kế toán ngân hàng, kế toán tài chính, thuế, kế toán chứng khoán, phân tích báo cáo tài chính, báo cáo nghiệp vụ kinh doanh,…
Sinh viên ngành kế toán sẽ được cung cấp đầy đủ toàn bộ kiến thức về mặt pháp lý của kế toán kiểm toán. Hệ thống chuẩn mực ngành kế toán Việt Nam- và chuẩn mực kế toán quốc tế.
Những quy định về đạo đức hành nghề- của ngành kế toán- kiểm toán; kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của ngành kế toán.
Kế toán với kiến thức về xã hội:
Bên cạnh những giờ học tìm hiểu về chuyên ngành căng não, xoắn óc. Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ thêm về các môn học về những kỹ năng cần thiết. Trang bị cho sinh viên một số kĩ năng mềm:
Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lập kế hoạch. Và phát huy tuyệt đối những yếu tố mà một kế toán giỏi cần có để làm việc. Cũng như mang lại nhiều lợi ích cho công ty và phát triển trong nghề nghiệp.
Ngoại ngữ đối với thời buổi công nghệ hiện đại 4.0. Thời đại này, nếu không có ngoại ngữ sẽ trở thành người “mù”. Cũng như không tìm hiểu sẽ bị tụt lùi, lạc hậu. Vì vậy việc học ngoại ngữ là học phần không thể thiếu của chương trình đào tạo ngành kế toán. Điều giúp sinh viên tự tin hoà nhập vào môi trường làm việc trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay.
Tốt nghiệp kế toán ra trường làm gì?
Còn tùy thuộc vào trong tay bạn đang cầm là tấm bằng loại gì ? Thì mới có thể quyết định được nhận vào những công việc sau:
- Chuyên viên kế toán, chuyên viên kiểm toán, giao dịch ngân hàng, Kế toán thuế, kiểm soát viên, Nhân viên thủ quỹ, làm telesale tư vấn tài chính
- Nhân viên mô giới mảng chứng khoán, nhân viên quản lý dự án và nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ.
- Làm Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, trưởng phòng Quản lý tài chính.
- Nghiên cứu sinh về chuyên ngành kế toán, hoặc được giữ lại trường làm giảng viên Hoặc làm Thanh tra kinh tế…
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm kế toán trưởng, công việc của một kế toán trưởng. Mong rằng Evbn đã cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích.