Ngành Công nghệ sau thu hoạch
Chỉ tiêu tuyển sinh:
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung
Thời gian đào tạo: 4,5 năm (145 tín chỉ)
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo Kỹ sư ngành Công nghệ sau thu hoạch có thái độ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực Bảo quản, chế biến nông sản-thực phẩm; có năng lực tham gia xây dựng, quản lý, điều hành cơ sở sản xuất, dây chuyền sản xuất, khắc phục sự cố trên dây chuyền sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch; có năng lực tư duy, nghiên cứu các vấn đề về bảo quản chế biến nông sản-thực phẩm, xử lý các vấn đề môi trường trong sản xuất; có phẩm chất chính trị, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao.
KIẾN THỨC – KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
– Có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch;
– Có kiến thức vững chắc về thành phần và đặc điểm của các loại nông sản, nguồn nguyên liệu của các cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm thực phẩm. Giải thích được những thay đổi của nguyên liệu và phương pháp hạn chế tổn thất STH.
– Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, trực tiếp chỉ huy, giám sát công tác chuyên môn về CNSTH, vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến sản phẩm thực phẩm;
– Có kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, sáng tạo để thẩm định, phản biện chuyên môn hoặc tư vấn, chỉ dẫn kỹ thuật trong công tác lập dự án, thiết kế, vận hành các dây chuyền bảo quản và chế biến nông sản-thực phẩm;
– Vận dụng kiến thức chuyên ngành trong soạn thảo đề cương, tổ chức thực hiện các nghiên cứu chuyên môn CNSTH.
CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch, kỷ sư CNSTH có thể công tác ở các vị trí:
– Ở các cơ sở bảo quản, chế biến, sản xuất nông sản-thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi:
+ Nhân viên Quản lý chất lượng (QC: Quality control), giám sát chất lượng (QA: Quality Assurance), phân tích mẫu
+ Giám sát kỹ thuật, quản lí và chỉ đạo sản xuất, nhân viên hoặc phụ trách bán hàng, marketing sản phẩm…
– Ở các trường, học viện có đào tạo ngành CNSTH, CNTP, Dinh dưỡng, Phụ gia thực phẩm, Vệ sinh ATTP: Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên, cán bộ quả lý chuyên môn.
– Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm,…(doanh nghiệp tư nhân)
– Tiếp tục theo học nâng cao trình độ chuyên môn ở các bậc thạc sĩ, tiến sĩ (trong và ngoài nước) ở các chuyên ngành: Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ sinh học, Quản lý CLTP.
– Làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu,… trong lĩnh vực CNSTH, CNTP.