Ngành Chế Biến Lâm Sản Có Những Thông Tin Gì Quan Trọng

Ngành chế biến lâm sản đang trở thành một ngành học “hot” trong những năm gần đây. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho các bạn cái nhìn tổng quan về ngành học này.

Ngành chế biến lâm sản đang trở thành một ngành học “hot” trong những năm gần đây. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho các bạn cái nhìn tổng quan về ngành học này.

Ngành Chế biến lâm sản là gì?

Để hiểu được khái niệm , chúng ta cần biết được biết lâm sản là gì?Lâm sản được chia thành hai loại chính là gỗ và lâm sản ngoài gỗ (dược liệu, thực phẩm lá, quả).Chế biến lâm sản là hoạt động sử dụng sản phẩm lâm sản để tạo ra các sản phẩm hữu ích, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đời sống của con người. Như vậy, Ngành chế biến lâm sản là ngành học cung cấp nền tảng kiến thức về lâm sản (đặc biệt là gỗ) bao gồm  cáccông đoạn trong việc chế biến lâm sản và những chính sách, luật pháp trong ngành nghề này,..Nhờ đó, sinh viên có thể ứng dụng làm việc trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

Ngành Chế biến lâm sản học những gì?

Ngành chế biến lâm sản trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở ngành về họa hình, vẽ kỹ thuật và các kiến thức chuyên ngành chuyên sâu về khai thác gỗ, khoa học gỗ, công nghệ vật liệu gỗ,tính toán,thiết kế sản phẩm đồ gỗ,các thao tác xử lý gỗ thành sản phẩm như: nguyên lý cắt gọt, bào gỗ, keo dán gỗ, phương thức bảo quản gỗ, sấy gỗ là một hình thức bảo gỗ có tính bảo vệ môi trường công nghiệp; kinh tế trong chế biến lâm sản;luật pháp và chính sách của nhà nước trong vấn đề khai thác và chế biến lâm sản…

Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ có khoảng thời gian để đi thực tập các các xưởng sản xuất đồ gỗ để tích lũy thêm những kiến thức thực tiễn cho bản thân. Thông qua đó, Ngành học Chế biến lâm sản sẽ mang lại cho sinh viên những bài học kỹ năng như kỹ năng sáng tạo, thiết kế bản mẫu; kỹ năng đánh giá, kiểm định chất lượng tốt-xấu của một ván,thanh hay sản phảm gỗ trên thị trường, nhận biết được độ thật-giả, độ tuổi của cây, các thao tác để chế biến lâm sản để sáng tạo thành các sản phẩm đồ mộc, sản phẩm giấy các loại; tổ chức, lãnh đạo các hoạt động sản xuất tại các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản; thi công các công trình xây dựng gỗ; kỹ năng áp dụng khoa học công nghệ trong chế biến gỗ, tổ chức hoạt động nghiên cứu và tư vấn làm dịch vụ kỹ thuật chuyển giao công nghệ chế biến gỗ.Bên cạnh đó, ngành học còn giúp sinh viên hiểu rõ hơn về giá trị của lâm sản và nâng cao ý thức bảo vệ rừng, ý thức bảo tồn, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí và có ý thức bảo vệ, xây dựng rừng.

Một số trường đại học đào tạo ngành Chế biến lâm sản

Ngành Chế biến lâm sản tuy là ngành nghề có sức hút đối với các bạn trẻ hiện nay.Tuy nhiên, số lượng đào tạo ngành nghề này ở nước ta thì còn hạn chế.Dưới đây sẽ là một vài gợi ý các để giúp các bạn dễ dàng đưa ra quyết định chọn lựa môi trường học tập của mình cho quá trình theo đuổi Ngành học Chế biến lâm sản:

– Trường Đại học Nông lâm Huế

-Trường Đại học Nông lâm Tp.Hồ Chí Minh

– Trường Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2

Cơ hội việc làm ngành Chế biến lâm sản

Tính đến hiện nay,Việt Nam là quốc gia xếp thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu đồ gỗ.Bên cạnh đó, theo Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chế biến gỗ là 1 trong 10 ngành mang lại nguồn thu kinh tế lớn nhất cho nước ta, nó đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP cả nước. Trong khi đó, nguồn nhân lực trong ngành Chế biến lâm sản lại đang thiếu trầm trọng, thống kê mới nhất cho biết: số cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành Chế biến lâm sản chỉ chiếm 2-3%, công nhân kỹ thuật chiếm 20-30%, số còn lại là lao động phổ thông.Như vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành học này sẽ thuận lợi để tìm kiếm việc làm cho mình:

Các nơi làm việc của ngành Chế biến lâm sản: Trung tâm Phát triển công nghệ lâm sản, Trung tâm Môi trường và Lâm sinh nhiệt đới, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam; Viện Điều tra quy hoạch rừng,các bộ, sở ban ngành, các tổ chức kinh tế-xã hội hoạt động liên quan đến sản phẩm gỗ, Viện bảo vệ Môi trường; các cơ sở sản xuất giấy, các nhà máy ván ép, ghép thanh, công ty thiết kế, chế biến gỗ, sản xuất đồ nội thất, đồ tiêu dùng  gỗ. Công tác tại các cơ sở kinh doanh buôn bán và xuất, nhập khẩu gỗ.Ngoài ra với nhiều kiến thức về giáo dục Sư phạm, kỹ thuật, sinh viên có thể xin làm việc ởcác trường Đại học, Cao đẳng, Trường đào tạo nghề để giảng dạy kiến thức về ngành chế biến lâm sản.

Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên có thể chủ động , sáng tạo ra ý tưởng khởi nghiệp từ kiến thức thu được qua ngành học Chế biến lâm sản ví dụ như: Chế tạo đồ chơi, vật dụng  học tập bằng thủ công hay còn gọi là các sản phẩm “handmade” bằng gỗ- đây là một trong những mặt hàng được người tiêu dùng yêu thích, tìm mua hiện nay.

Nhu cầu sống của con người càng ngày cao vì vậy Ngành chế biến lâm sản sẽ ngày càng mở rộng về số lượng và chất lượng công việc. Đây cũng là ngành nghề  đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia.Tuy nhiên, nạn phá rừng, khai thác rừng quá tải ở nước ta còn tồn tại.Vì vậy, ngoài kiến thức về ngành Chế biến lâm sản thì đòi hỏi sinh viên cần ý thức được việc bảo vệ môi trường ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên về ngành chế biến lâm sản các sĩ tử vững tin hơn trên con đường chinh phục ngành nghề của bản thân mình.

Để hiểu được khái niệm, chúng ta cần biết được biết lâm sản là gì?Lâm sản được chia thành hai loại chính là gỗ và lâm sản ngoài gỗ (dược liệu, thực phẩm lá, quả).Chế biến lâm sản là hoạt động sử dụng sản phẩm lâm sản để tạo ra các sản phẩm hữu ích, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đời sống của con người. Như vậy, Ngành chế biến lâm sản là ngành học cung cấp nền tảng kiến thức về lâm sản (đặc biệt là gỗ) bao gồm cáccông đoạn trong việc chế biến lâm sản và những chính sách, luật pháp trong ngành nghề này,..Nhờ đó, sinh viên có thể ứng dụng làm việc trong lĩnh vực Lâm nghiệp.Ngành chế biến lâm sản trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở ngành về họa hình, vẽ kỹ thuật và các kiến thức chuyên ngành chuyên sâu về khai thác gỗ, khoa học gỗ, công nghệ vật liệu gỗ,tính toán,thiết kế sản phẩm đồ gỗ,các thao tác xử lý gỗ thành sản phẩm như: nguyên lý cắt gọt, bào gỗ, keo dán gỗ, phương thức bảo quản gỗ, sấy gỗ là một hình thức bảo gỗ có tính bảo vệ môi trường công nghiệp; kinh tế trong chế biến lâm sản;luật pháp và chính sách của nhà nước trong vấn đề khai thác và chế biến lâm sản… Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ có khoảng thời gian để đi thực tập các các xưởng sản xuất đồ gỗ để tích lũy thêm những kiến thức thực tiễn cho bản thân. Thông qua đó, Ngành học Chế biến lâm sản sẽ mang lại cho sinh viên những bài học kỹ năng như kỹ năng sáng tạo, thiết kế bản mẫu; kỹ năng đánh giá, kiểm định chất lượng tốt-xấu của một ván,thanh hay sản phảm gỗ trên thị trường, nhận biết được độ thật-giả, độ tuổi của cây, các thao tác để chế biến lâm sản để sáng tạo thành các sản phẩm đồ mộc, sản phẩm giấy các loại; tổ chức, lãnh đạo các hoạt động sản xuất tại các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản; thi công các công trình xây dựng gỗ; kỹ năng áp dụng khoa học công nghệ trong chế biến gỗ, tổ chức hoạt động nghiên cứu và tư vấn làm dịch vụ kỹ thuật chuyển giao công nghệ chế biến gỗ.Bên cạnh đó, ngành học còn giúp sinh viên hiểu rõ hơn về giá trị của lâm sản và nâng cao ý thức bảo vệ rừng, ý thức bảo tồn, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí và có ý thức bảo vệ, xây dựng rừng.Ngành Chế biến lâm sản tuy là ngành nghề có sức hút đối với các bạn trẻ hiện nay.Tuy nhiên, số lượng đào tạo ngành nghề này ở nước ta thì còn hạn chế.Dưới đây sẽ là một vài gợi ý các để giúp các bạn dễ dàng đưa ra quyết định chọn lựa môi trường học tập của mình cho quá trình theo đuổi Ngành học Chế biến lâm sản: – Trường Đại học Lâm nghiệp Tính đến hiện nay,Việt Nam là quốc gia xếp thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu đồ gỗ.Bên cạnh đó, theo Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chế biến gỗ là 1 trong 10 ngành mang lại nguồn thu kinh tế lớn nhất cho nước ta, nó đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP cả nước. Trong khi đó, nguồn nhân lực trong ngành Chế biến lâm sản lại đang thiếu trầm trọng, thống kê mới nhất cho biết: số cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành Chế biến lâm sản chỉ chiếm 2-3%, công nhân kỹ thuật chiếm 20-30%, số còn lại là lao động phổ thông.Như vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành học này sẽ thuận lợi để tìm kiếm việc làm cho mình: Các nơi làm việc của ngành Chế biến lâm sản: Trung tâm Phát triển công nghệ lâm sản, Trung tâm Môi trường và Lâm sinh nhiệt đới, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam; Viện Điều tra quy hoạch rừng,các bộ, sở ban ngành, các tổ chức kinh tế-xã hội hoạt động liên quan đến sản phẩm gỗ, Viện bảo vệ Môi trường; các cơ sở sản xuất giấy, các nhà máy ván ép, ghép thanh, công ty thiết kế, chế biến gỗ, sản xuất đồ nội thất, đồ tiêu dùng gỗ. Công tác tại các cơ sở kinh doanh buôn bán và xuất, nhập khẩu gỗ.Ngoài ra với nhiều kiến thức về giáo dục Sư phạm, kỹ thuật, sinh viên có thể xin làm việc ởcác trường Đại học, Cao đẳng, Trường đào tạo nghề để giảng dạy kiến thức về ngành chế biến lâm sản. Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên có thể chủ động , sáng tạo ra ý tưởng khởi nghiệp từ kiến thức thu được qua ngành học Chế biến lâm sản ví dụ như: Chế tạo đồ chơi, vật dụng học tập bằng thủ công hay còn gọi là các sản phẩm “handmade” bằng gỗ- đây là một trong những mặt hàng được người tiêu dùng yêu thích, tìm mua hiện nay. Nhu cầu sống của con người càng ngày cao vì vậy Ngành chế biến lâm sản sẽ ngày càng mở rộng về số lượng và chất lượng công việc. Đây cũng là ngành nghề đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia.Tuy nhiên, nạn phá rừng, khai thác rừng quá tải ở nước ta còn tồn tại.Vì vậy, ngoài kiến thức về ngành Chế biến lâm sản thì đòi hỏi sinh viên cần ý thức được việc bảo vệ môi trường ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên về ngành chế biến lâm sản các sĩ tử vững tin hơn trên con đường chinh phục ngành nghề của bản thân mình.