New Zealand thuộc châu nào? Điều thú vị chỉ có tại New Zealand
New Zealand là quốc đảo xinh đẹp có vị trí địa lý đặc biệt trên bản đồ thế giới. Và “New Zealand thuộc châu nào?” là một trong những câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất khi tìm hiểu về quốc đảo này. Vì vậy, hãy cùng maytaoamcongnghiep.com tìm hiểu về vị trí và những điều thú vị về quốc gia này nhé!
New Zealand thuộc châu nào?
Để đưa ra được câu trả lời chính xác nhất về câu hỏi “Đất nước New Zealand thuộc châu nào?” thì chúng tôi đưa ra một số thông tin như sau:
Phần lớn thông tin hiện nay đều thống nhất cho rằng: New Zealand là quốc đảo nằm ở khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, sát với nước Úc. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Úc và New Zealand thuộc châu nào?” đó chính là Châu Đại Dương – châu lục nhỏ nhất trong số 7 châu lục thế giới.
Cụ thể, hiện nay trên thế giới có 7 châu lục được thế giới công nhận là Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Nam Mỹ, Châu Bắc Mỹ, Châu Nam Cực và Châu Úc. Trong đó, Châu úc có diện tích chỉ 9,008,500 km2, chưa bằng ¼ tổng diện tích khu vực châu Á.
Khu vực Châu Đại Dương được bao quanh bởi Thái Bình Dương. Và nó bao gồm phần đất liền của nước Úc cùng các hòn đảo lớn như Tasmania, New Guinea, New Zealand và hàng ngàn các hòn đảo nhỏ khác.
Không chỉ có diện tích nhỏ mà số quốc gia và cư dân tại châu Úc cũng tương đối thấp. Toàn châu Úc chỉ có 14 quốc gia với mật độ dân số 0/3% tổng dân số Trái Đất. Vì vậy, trên bản đồ dân số thế giới, châu Úc luôn là lục địa có ít cư dân sinh sống nhất, chỉ sau châu Nam Cực.
Ý kiến trái chiều xoay quanh nước New Zealand thuộc châu nào?
Như đã nói ở trên, phần lớn ý kiến của mọi người đều cho rằng New Zealand thuộc Châu Đại Dương. Tuy nhiên, đến nay vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi khá nhiều. Cụ thể, về mặt địa lý thì New Caledonia và New Zealand từng được xếp chung với Úc trong khu vực Châu Đại Dương.
Tuy nhiên, CNN đã dẫn tin từ 1 ấn phẩm của hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ cho thấy, New Zealand nằm trên 1 khối đất rộng khoảng 1.8 triệu dặm vuông, và nó được gọi là lục địa Zealandia. Đây là lục địa mới, bao gồm New Caledonia, New Zealand cùng 1 số vùng lãnh thổ và nhóm đảo khác, không bao gồm Úc.
Thuật ngữ Zealandia ra đời từ năm 1995, bởi nhà vật lý Bruce Luyendyk. Những nghiên cứu về khu vực này được tiến hành suốt hơn 1 thập kỷ và đã xác định rằng đây không chỉ là 1 nhóm đảo và mảnh vỡ lục địa, mà nó là 1 lớp vỏ lục địa lớn tách ra, đủ để xác định là 1 lục địa riêng biệt. Thậm chí, 1 số nhà khoa học đã gọi lục địa Zealandia là lục địa thứ 8 của thế giới.
New Zealand sử dụng những loại ngôn ngữ nào?
Tiếng Anh, tiếng Maori và ngôn ngữ ký hiệu New Zealand là ngôn ngữ chính thức của New Zealand. Trong đó, tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng và chiếm được ưu thế nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sống, định cư và du học, đặc biệt là người châu Âu. Vì vậy, New Zealand cũng có ưu thế phát triển mạnh về ngành du lịch và du học.
Số lượng người Việt sinh sống và làm việc tại New Zealand không nhiều, và nó chỉ chiếm 1 bộ phận nhỏ tại đây nhưng họ đều có mức thu nhập cao cùng điều kiện sống tốt.
Đất nước New Zealand thuộc châu nào có ảnh hưởng gì?
Việc đất nước New Zealand thuộc châu nào có ảnh hưởng gì hay không? Thực tế, nó ảnh hưởng rất nhiều tới kinh tế, tình trạng gia tăng dân số và xã hội, cụ thể:
Về nguồn gốc dân số
Xét về mặt vị trí địa lý thì New Zealand gần với Châu Á hơn châu Âu. Theo các chuyên gia, đa số người châu úc bản địa đều có mối liên hệ chặt chẽ về dân số với khu vực Nam Á và Trung Á.
Thậm chí, trong 1 nghiên cứu di truyền năm 2011 đã tìm ra bằng chứng thể hiện thổ dân Mamawa và Papua của New Zealand mang gen di truyền của người Viking – tộc người ở Châu Á đã tuyệt chủng.
Về sự gia tăng dân số
Châu Đại Dương là 1 trong những lục địa con người đặt chân muộn nhất, do nó nằm ở rìa của thế giới. Ban đầu, New Zealand chỉ là nơi sinh sống của tộc người Maori. Và mãi đến năm 1642, nhà thám hiểm người Hà Lan có tên là Abel Tasman lần đầu tiên phát hiện ra New Zealand.
Trong suốt thế kỷ XIX, New Zealand đã trở thành thuộc địa của Anh. Do vậy, 1 bộ phận người Anh đã chuyển đến quốc gia này và làm đa dạng cộng đồng dân cư tại đây. Và dù chịu ảnh hưởng của làn sóng di cư nhưng dân số của New Zealand vẫn khá thấp, chỉ khoảng gần 5 triệu người.
Về kinh tế
Có thể nói, New Zealand là quốc gia có nền kinh tế phát triển thịnh vượng. Và được bình chọn là quốc gia có đời sống bình an, dễ sống nhất trên thế giới. Tuy là 1 quốc gia nhỏ bé và tách biệt, nhưng New Zealand lại đứng ở vị trí thứ 15 về chất lượng cuộc sống và thứ 4 về chỉ số tự do kinh tế.
New Zealand là quốc gia phát triển với mức thu nhập rất cao. Có thể bạn chưa biết, nếu công dân New Zealand có mức thu nhập hàng năm thấp hơn 30,000 NZD sau khi tốt nghiệp đại học thì sẽ được hưởng mức trợ cấp từ Chính phủ. Còn những người bị thất nghiệp thì sẽ được nhận 1 khoản tiền hỗ trợ khoảng 200 NZD/tuần.
Tỷ lệ tội phạm ở quốc gia này luôn ở mức rất thấp và gần như không có hiện tượng biểu tình, khủng bố, nổi loạn. Và dù là khách du lịch, du học sinh hoặc người xuất khẩu lao động tại New Zealand cũng luôn được đối xử chu đáo, nhiệt tình.
Về chính trị và văn hóa
Về mặt chính trị, New Zealand là thành viên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Thậm chí, tên gọi của châu lục Australasia cũng thể hiện được mối liên quan mật thiết giữa châu lục này với châu Á. Vì vậy, dù New Zealand nói riêng và châu Úc nói chung không thuộc châu Á, nhưng đều có mối liên hệ ràng buộc trong nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, do New Zealand từng là thuộc địa của Anh, nên nền văn hóa vẫn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa châu Âu hơn châu Á. Các hoạt động thể thao, lễ hội văn hóa nghệ thuật được tổ chức thường xuyên. Du khách khi đến đây sẽ có cơ hội trải nghiệm nền văn hóa rất thú vị tại đây.
Những điều thú vị chỉ có ở New Zealand
Bên cạnh việc tìm hiểu về vấn đề “New Zealand thuộc châu nào?” thì cùng chúng tôi đi tìm hiểu về một số thông tin thú vị chỉ có ở New Zealand nhé!
Chim Kiwi – biểu tượng của New Zealand
Chim Kiwi là loài chim chỉ sống duy nhất ở 1 quốc gia trên thế giới đó là đảo quốc New Zealand. Tuy nhiên, trên thế giới thì loài chim này khá nổi tiếng, bởi nó được tất cả người dân nơi đây bảo vệ và được xem là biểu tượng của quốc gia này.
Chim Kiwi có hình dáng khá đặc biệt, dù thuộc bộ đà điểu và có họ hàng với loại đà điểu Úc. Tuy nhiên, khác với hình thể to lớn của người “anh em” đến từ Úc, chim Kiwi lại vô cùng nhỏ nhắn, với thân hình giống quả lê nhỏ chỉ nặng từ 2 – 3kg, tương đương với 1 con gà.
Loài chim này không có lông cánh và lông đuôi, nhưng nó lại có 1 chiếc mỏ dài. khi đứng yên 1 chỗ thì nó thường dùng cả mỏ để giữ thăng bằng cho thân thể. Và cũng do không có cánh và đuôi nên loài chim này không biết bay, nhưng đổi lại chúng lại chạy rất nhanh với tốc độ khoảng 16km/h.
Khứu giác của loài chim này vô cùng nhanh nhạy và được đánh giá là thính hơn cả chó. Vì vậy, nó có thể phát hiện giun đất ở dưới sâu 30cm. Đây là lý do dù mắt rất nhỏ và thị lực kém mà loài chim này vẫn có thể tìm kiếm và phát hiện được con mồi.
Quốc gia đón giao thừa đầu tiên thế giới
New Zealand nổi tiếng là “vùng đất của dải mây trắng” theo tên gọi của Aotearoa của người Maori, và cũng là quốc gia đón giao thừa đầu tiên trên thế giới. Đối với các màu khác nhau, New Zealand cách Việt Nam khoảng 5-6 giờ đồng hồ.
Mỗi thành phố đều có biệt danh riêng
Một điều thú vị ở New Zealand mà ít được mọi người biết đến đó là mỗi thành phố sẽ có 1 biệt danh riêng, tiêu biểu là:
-
Auckland: Được coi là thành phố của những cánh buồm. Sở dĩ nó có tên gọi như vậy là bởi vì đây là nơi neo đậu của hàng trăm thuyền buồm và du thuyền từ bốn phương.
-
Wellington: Được gọi là thành phố tổ ong, bởi một trong những kiến trúc có tính sáng tạo vượt trội của người dân xứ sở Kiwi với hình dạng bên ngoài được thiết kế có hình dạng như 1 chiếc tổ ong.
-
Chris church: Là thành phố vườn tược, bởi tại đây có hàng trăm khu vườn khoe sắc trước mỗi thềm nhà.
-
Dunedin: Là thành phố giáo dục bởi nơi đây có nền giáo dục phát triển bậc nhất.
Không chuộng đồ ăn nhanh
New Zealand là quốc gia không chuộng đồ ăn nhanh, và người dân ở đây thích hải sản hơn thịt. Vì vậy, bữa ăn của họ thường có ít nhất 4 món, thịt cá với 3 món rau củ. Đồ ăn tại đây cũng vô cùng phong phú, đa dạng, với sự pha trộn giữa Á và Âu.
Thành phố Auckland có gần 900 nhà hàng từ Thái Lan, Trung Quốc,… Và các nhà hàng ở đây sẽ cho phép bạn mang theo đồ uống, tuy nhiên họ sẽ tính thêm phí mở nắp được gọi là “BYO”.
Nằm ở trung tâm thế giới
New Zealand là quốc gia nằm ở trung tâm thế giới, vị trí địa lý của New Zealand khá đắc địa. Vì vậy, ngành hàng không của quốc gia này cực kỳ phát triển. Và nơi đây cũng là 1 trong những “lò” đào tạo phi công thương mại lớn nhất thế giới với công tác huấn luyện cùng hệ thống kiểm tra được coi là chuẩn mực.
Giáo dục New Zealand tập trung phát triển cá nhân
Giáo dục ở New Zealand thường tập trung cao vào sự phát triển của cá nhân, tính sáng tạo, chủ động. Vì vậy, trong các giờ kiểm tra sẽ không bao giờ xuất hiện tình trạng gian lận của học sinh.
Một điều khác nữa, khi chuông báo hết giờ là tất cả các học sinh sẽ dừng bút ngay lập tức dù chỉ còn 1 vài chữ nữa là kết thúc. Và cũng không có bất kỳ 1 học sinh nào cố gắng viết thêm. Việc trích dẫn các ý kiến của người khác mà không có sự đồng ý sẽ bị coi là ăn cắp, đạo văn. Tội trạng này rất nặng và người đó có thể bị buộc thôi học ngay lập tức.
Tất cả các trường đại học tại New Zealand đều là trường công lập. Và đây cũng là quốc gia nằm trong top 10 đất nước có tỷ lệ bằng cấp sau đại học cao nhất thế giới.
Xứ sở các môn thể thao ngoài trời
Các hoạt động thể thao giải trí ngoài trời tại New Zealand đang được ưa chuộng và phát triển rất mạnh. Ngoài môn bóng bầu dục là môn thể thao được ưa chuộng nhất tại New Zealand thì còn có rất nhiều các trò giải trí ngoài trời khác như lướt sóng, golf, trượt tuyết,…
Hoặc những trò chơi mạo hiểm như nhảy dù, Bungy Jump, trượt dốc bằng xe, leo núi, băng rừng bằng cáp treo,… Vì vậy, nếu bạn ưa thích khám phá và các trò thể thao mạo hiểm thì New Zealand là một trong những điểm đến khá thú vị mà bạn có thể tham khảo.
Thiên đường du học
Do có nền giáo dục vô cùng chất lượng và bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới, vì vậy New Zealand được coi là “thiên đường của du học”. Khi học tập tại đây, các bạn sẽ cảm thấy thoải mái, bởi các giảng viên sẽ giảng dạy theo phương châm “vừa là thầy, vừa là bạn”. Vì vậy, đây luôn là một trong những điểm đến được nhiều du học sinh theo học và lựa chọn.
Do nằm ở bán cầu Nam nên các mùa trong năm ở đây gần như là đối lập hoàn toàn với Việt Nam. Thời gian nhập học ở đây từ tháng 2 (cuối mùa hè) và kết thúc vào tháng 11 (cuối mùa xuân). Trong đó, kỳ nghỉ ở đây sẽ kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2, và thường trùng với Tết Nguyên Đán nên các du học sinh Việt có thể về nước ăn Tết dễ dàng.
Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã biết được đất nước New Zealand thuộc châu nào phải không. Hy vọng với những chia sẻ thú vị này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về quốc đảo vô cùng xinh đẹp này và cũng đừng quên ghé thăm nếu có cơ hội! Và cũng đừng quên truy cập vào website của maytaoamcongnghiep.com để biết thêm nhiều thông tin thú vị về các quốc gia khác nữa nhé!