Nêu khái niệm truyện trung đại Việt Nam – Lê Nhật Minh

I. Tìm hiểu chung:

1. Khái niệm về văn học trung đại:

Văn học trung đại là một cách gọi tên mang tính qui ước, đó là một giai đoạn mà văn học hìnhthành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam(Văn học viết thời phong kiến, văn học cổ, văn học thành văn.) được xác định từ thế kỷ X (dấu mốc cho sự ra đời của nhà nước phong kiến Việt Nam đầu tiên) đến hết thế kỷ XIX.

2. Vị trí, vai trò của văn học trung đại:

– Có vai trò, vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học.

– Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm lên nền văn học dân tộc.

– Cùng với dòng văn học dân gian ra đời đã từ lâu, văn học viết trung đại ra đời đã hoànchỉnh diện mạo văn học dân tộc, đóng vai trò chủ đạo trong nền văn học dân tộc.

II.

– Các thành phần văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Hai thành phần chủ yếu của văn học trung đại Việt Nam là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

1. Văn học chữ Hán:

– Gồm các sáng tác chữ Hán của người Việt.

– Xuất hiện rất sớm và tồn tại trong suốt quá trình hình thành phát triển của văn học trung đại (thơ, văn xuôi), ảnh hưởng của văn học Trung Quốc.

– Thể loại: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật…

=> Có thành tựu nghệ thuật to lớn…

2. Văn học chữ Nôm:

– Xuất hiện cuối thế kỉ XIII.

– Tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.