Nên làm gì khi bị đỏ mắt, xốn mắt

Đó là triệu chứng mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải, đặc biệt là khi môi trường ngày càng ô nhiễm. Nên làm gì khi bị đỏ và xốn mắt? Sau đây là một số kiến thức cơ bản về vấn đề này:

Nguyên nhân gây viêm kết mạc

Đôi mắt là cơ quan rất nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Khi bị kích thích hay vật lạ rơi vào mắt, kết mạc – lớp màng lót phía trong mắt – sẽ bị xung huyết, làm mắt bị đỏ, xốn và ngứa hay viêm kết mạc. Các nguyên nhân có thể là:

 Nên làm gì khi bị đỏ mắt, xốn mắt 1

1. Mắt bị đỏ sau khi đi ngoài đường: khói xe, bụi cát xây dựng hay khí thải công nghiệp chính là tác nhân gây kích thích mắt, gây đỏ ngứa mắt. Bạn có thể bị chảy nước mắt, xốn mắt rất khó chịu.

2. Mắt đỏ sau khi bơi, đi ngoài nắng gắt: tác nhân vật lý và hóa học chính là nguyên nhân. Tia nắng gắt chói chang giữa trưa, chất Clor có trong nước hồ bơi hay tia sáng đèn hàn xì là những kích thích rất mạnh, làm mắt đỏ, chảy nước mắt.

3. Viêm kết mạc do dị ứng: thường xảy ra cho người có tạng dị ứng hầu hết là do các hạt phấn hoa. Vì vậy, bệnh hay xảy ra theo mùa có nhiều phấn hoa như mùa xuân hay mùa thu. Bệnh có thể kéo dài một vài ngày, hàng tuần và thậm chí cả năm.

 Nên làm gì khi bị đỏ mắt, xốn mắt 2

4. Viêm kết mạc do dị ứng siêu vi: thường gặp vào mùa cúm, dân gian gọi là nhậm mắt, mắt bị đỏ, xốn chảy nước mắt ở một hay hai mắt và kéo dài vài ngày hay một tuần. Hay kèm theo các triệu chứng về đường hô hấp như ho, sổ mũi.

5. Viêm kết mạc do vi khuẩn: Mắt bị đỏ, có ghèn giống như mủ đặc. Sáng dậy nhiều khi thấy dính mí, phải lấy tay banh ra mới mở mắt được. Loại nhiễm trùng này đôi khi rất nặng, làm loét giác mạc và có thể gây mù lòa.  

 Nên làm gì khi bị đỏ mắt, xốn mắt 3

Nên làm gì khi bị đỏ mắt, xốn mắt

Chắc chắn, có rất nhiều người bối rối với câu hỏi này. Sau đây là một số lời khuyên rất hữu ích cho các bạn khi mắt bị đau:

– Nếu nguyên nhân là do ô nhiễm không khí, do dị ứng, do tác nhân vật lý hay hóa học thì tốt nhất nên tránh tiếp cận với các nguyên nhân này như đeo kính sậm màu khi ra nắng, tránh nơi ô nhiễm, bụi bặm nhiều khói hay bơi trong hồ có nhiều Clor. Sau đó, nên dùng thuốc nhỏ mắt chứa chất làm giảm các triệu chứng ngứa, đỏ mắt, không nên dùng tay dụi mắt vì có thể làm mắt hiễm nặng hơn.

– Nếu nhiễm trùng do siêu vi: có thể nhỏ các loại thuốc kháng khuẩn, và đắp gạc nóng để giảm các triệu chứng. Nếu không khỏi, mắt có ghèn nhiều, đau nhức hay nhìn mờ thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay.

– Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời.

Bạn thấy đấy, sống trong môi trường ngày càng ô nhiễm hơn, mắt cần phải được chăm sóc kỹ càng hơn. Nếu không, mắt sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, có khi còn dẫn đến tổn thương củng mạc, viêm kết mạc hay loét giác mạc rất đáng tiếc. Ngoài việc đi khám mắt định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị, cách tốt nhất để chăm sóc mắt còn là dùng thuốc nhỏ mắt để bảo vệ và nuôi dưỡng mắt.

THÔNG TIN DỊCH VỤ

>> Cảnh giác với bệnh viêm kết mạc mùa xuân
>> Đỏ mắt khi quá chén và làm việc mệt mỏi