Nền kinh tế thị trường là gì? Đặc trưng của kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường là thành quả từ sự phát triển của văn minh nhân loại. Là động lực vì mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và vì sự phát triển của con người. Vậy kinh tế thị trường là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để được DNSE bật mí nhé!

Nền kinh tế thị trường là gì

Nền kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu khác nhau cùng tham gia, vận động và cùng phát triển. Dựa trên cơ chế là cạnh tranh, bình đẳng và ổn định. Kinh tế thị trường sẽ hoạt động bằng cách sử dụng các lực lượng cung và cầu. Để dựa vào đó xác định mức giá cả và số lượng phù hợp cho các hàng hóa, dịch vụ có trong nền kinh tế. 

Đặc trưng của nền kinh tế thị trường

So với những tổ chức kinh tế xã hội khác, kinh tế thị trường có đặc trưng riêng như:

  • Các thành phần kinh tế, loại hình sở hữu tham gia vào kinh tế thị trường phải đa dạng. Bởi vì đây được xem là điều tất yếu đối với kinh tế thị trường. Góp phần quan trọng tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế vận động và phát triển. Sự cạnh tranh ở đây vừa là môi trường, vừa là động lực để phát triển. 
  • Bản chất của kinh tế thị trường là nền kinh tế mở. Theo đó, thị trường trong nước sẽ gắn liền cùng với thị trường quốc tế. 
  • Giá cả của các sản phẩm, dịch vụ được hình thành theo nguyên tắc của thị trường.
  • Với chủ thể sản xuất, động lực tham gia vào nền kinh tế thị trường là lợi ích kinh tế. Còn với chủ thể nhà nước, khi tham gia vào kinh tế thị trường bên cạnh lợi ích kinh tế, động lực còn phải đảm bảo được lợi ích xã hội.
  • Các thành phần trong nền kinh tế có tính tự chủ cao, hoạt động hoàn toàn độc lập. Mỗi chủ thể tham gia kinh tế thị trường sẽ tự quyết định hoạt động của mình.

Chủ thể tham gia trong nền kinh tế thị trường

Những chủ thể tham gia vào kinh tế thị trường

Nhà nước

Đối với kinh tế thị trường, chủ thể nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Nhà nước sẽ thực hiện các chức năng cơ bản như kiểm soát độc quyền, xây dựng các thể chế/chính sách, phân phối lại của cải xã hội, quan tâm tới những yếu tố ngoại ứng,..

Doanh nghiệp

Là chủ thể trực tiếp sản xuất ra các loại sản phẩm/dịch vụ được trao đổi ở trên thị trường. Vai trò của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của xã hội. Mà còn thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế. 

Người tiêu dùng

Sức mua cũng như nhu cầu của người tiêu dùng là tiền đề quan trọng cho hoạt động sản xuất. Bởi vì bản chất của kinh tế thị trường là nền kinh tế được sản xuất ra nhằm mục đích chính là để bán.

Phân loại các nền kinh tế thị trường

Phân loại các kinh tế thị trường phổ biến

Có 4 loại kinh tế thị trường phổ biến hiện nay có thể kể tới như:

  • Kinh tế thị trường tự do (Free market economy): Là nền kinh tế mà các lực lượng thị trường sẽ chi phối các quá trình kinh tế chứ không phải là nhà nước. 
  • Kinh tế thị trường xã hội Social Market Economy): Là nền kinh tế mà nhà nước sẽ bảo đảm tự do hoạt động kinh tế, thương mại dựa trên sự cân bằng xã hội.
  • Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Là mô hình kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là nền kinh tế được vận hành đầy đủ và đồng bộ dựa trên những quy luật của kinh tế thị trường. Và bảo đảm định hướng xã hội phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. 
  • Kinh tế thị trường tư bản nhà nước: Là nền kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc tư bản nước ngoài. Thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh,….

Ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường

Ưu điểm

Nền kinh tế thị trường có một số ưu điểm nổi bật như:

  • Là động lực để cho doanh nghiệp phát triển: Trong kinh tế thị trường, khi cầu lớn hơn cung thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên. Kéo theo đó là lợi nhuận cũng sẽ tăng theo. Và đây là động lực rất lớn để doanh nghiệp phát triển, không ngừng đổi mới, mở rộng thị trường.
  • Tạo ra lực lượng sản xuất lớn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: Vì nguồn cung lớn nên giúp cho kinh tế thị trường đã tạo ra rất nhiều sản phẩm, dịch vụ giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết thất nghiệp: Cùng với động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Kinh tế thị trường còn gián tiếp tạo ra nhiều việc làm hơn cho thị trường lao động.

Ưu và nhược điểm của kinh tế thị trường

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm thì nền kinh tế thị trường cũng có một số nhược điểm như:

  • Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội: Cạnh tranh đã trở thành điều tất yếu trong sản xuất, kinh doanh hiện nay. Nếu không chịu đổi mới, những nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị nhà sản xuất lớn hơn thôn tính. Vô hình chung điều này đã dẫn tới tình trạng phân chia giai cấp, gây bất bình đẳng xã hội. Và tình trạng độc quyền chi phối sẽ xuất hiện.
  • Gây mất cân bằng cung cầu khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng: Không phải lúc nào cơ chế hoạt động của kinh tế thị trường cũng tạo ra sự cân đối về giá cả và hàng hóa. Vốn dĩ thị trường có rất nhiều biến động như chiến tranh, dịch bệnh, thiện tai, cấm vận…Rất cả những điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Ngoài ra, vì mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất, kinh doanh. Khi tình trạng cung lớn hơn cầu kéo dài sẽ khiến khủng hoảng kinh tế.

Trên đây là toàn bộ thông tin có liên quan tới nền kinh tế thị trường mà DNSE muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về kinh tế thị trường ở bài viết mang tới cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích. Và đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều kiến thức về tài chính, chứng khoán mới nhất!