Nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp Trường THCS Quài Cang, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
Trong giai đoạn hiện nay, trước sự phát triển ngày càng cao của xã hội, bên cạnh những mặt tích cực, còn có những tác động chưa tích cực ảnh hưởng đến học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội
Nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp Trường THCS Quài Cang, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
Trong giai đoạn hiện nay, trước sự phát triển ngày càng cao của xã hội, bên cạnh những mặt tích cực, còn có những tác động chưa tích cực ảnh hưởng đến học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội; công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy-học và giáo dục nhân cách học sinh.
Vậy để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt một số nội dung sau:
Giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực quản lí
Năng lực quản lý, chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm lớp là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công của một lớp học.
Giáo viên chủ nhiệm phải có kiến thức, sự hiểu biết và các kỹ năng để giáo dục phẩm chất và năng lực học sinh. Ngoài việc thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường thì giáo viên chủ nhiệm cần phải xây dựng các hoạt động độc lập riêng, mang tính đặc thù của lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải có tầm nhìn, phát hiện và giải quyết sớm các vấn đề nảy sinh ở lớp chủ nhiệm. Khi triển khai một hoạt động giáo dục mới cần phải có kỹ năng “truyền lửa” làm cho mỗi HS tích cực, nhiệt huyết tham gia. Giáo viên chủ nhiệm phải là người “Cầm cân, nẩy mực” để giải quyết mọi tình huống xảy ra trong lớp. Vì thế rất cần giáo viên chủ nhiệm phải công tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, tâm lí, yêu thương học sinh và biết cách xây dựng một ban cán sự lớp tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh.
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh trong giờ học
Giáo viên nhủ nhiệm luôn gần gũi, thấu hiểu quan tâm tới từng học sinh
Đầu năm khi nhận lớp việc đầu tiên giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu thông tin cá nhân từng học sinh, cho các em viết lí lịch trích ngang, biết được nơi ở của các em, gần gũi thấu hiểu hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp, những thuận lợi, khó khăn, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Những trường hợp này giáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi trò chuyện tiếp xúc với các em nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng để có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết. Qua đó sẽ hiểu các em hơn và kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ nông cạn, sai lầm hay các hành vi không mong muốn … hướng các em nhận thức được giá trị bản thân, nâng cao lòng tự trọng, sự tự tin và biết cố gắng để vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
G
iáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
Giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng đều phải thực sự mẫu mực, là tấm gương sáng từ nhận thức đến hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ ứng xử hằng ngày, đây là cách giáo dục dùng nhân cách tác động đến nhân cách. Luôn cố gắng là tấm gương sáng để học sinh noi theo, không ngừng học hỏi để ngày càng hoàn thiện hơn, rèn luyện tay nghề để trở thành giáo viên dạy giỏi, vững vàng về chuyên môn. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm còn thay cha, mẹ học sinh (với những phụ huynh đi làm ăn xa) luôn lắng nghe để khích lệ các em, gần gũi, quan tâm đến học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp 6A1 trong và ngoài giờ lên lớp
Giáo viên chủ nhiệm là “cầu nối” với giáo viên bộ môn trong công tác giảng dạy
Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh việc quán xuyến, đôn đốc, theo dõi của giáo viên chủ nhiệm còn có các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với giáo viên bộ môn để nắm bắt thêm về tinh thần, thái độ học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, học lực bộ môn…của từng học sinh trong lớp. Từ đó tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm có sự nhìn nhận và đánh giá khách quan về chất lượng học tập của từng học sinh trong lớp đồng thời có biện pháp động viên, nhắc nhở, giáo dục phù hợp đối với từng học sinh giúp các em học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức tốt hơn.
Học sinh tham gia các hoạt động TDTT tại nhà trường và địa phương
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp với phụ huynh của lớp
Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh để trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh. Thông qua công việc này giúp giáo viên biết được những thói quen, sở thích thái độ của học sinh thường biểu hiện ở gia đình. Qua đó giúp cha mẹ học sinh biết được tình hình học tập của các em đồng thời giúp cha mẹ học sinh thấy được sự quan tâm của nhà trường đối với gia đình từ đó tạo được niềm tin đối với phụ huynh trong việc giáo dục con cái.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên không chỉ dạy tốt văn hóa mà còn phải quan tâm đến sự phát triển của học sinh cả những giá trị đạo đức, thể chất, thẩm mĩ… Vì vậy hai yếu tố cốt lõi không thể thiếu đối với giáo viên chủ nhiệm đó là sự nhạy bén của một nhà tâm lí và cái tâm của một nhà giáo dục.