Nam Tả Nữ Hữu Là Gì? Ý Nghĩa Trong Đời Sống Người Việt
Trong văn hóa người Việt, chắc hẳn ai cũng đã nghe đến “nam tả nữ hữu”. Câu nói như một quy tắc bất thành văn được ông cha ta đúc kết và truyền lại từ nhiều đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa và cách vận dụng cụm từ nam tả nữ hữu vào trong các lĩnh vực đời sống. Bài viết dưới đây sẽ lý giải cụ thể hơn về cụm từ mang tính văn hóa này.
Khái niệm và nguồn gốc của nam tả nữ hữ
Theo Hán tự, tả nghĩa là bên trái, còn hữu là bên phải. Câu nói “nam tả, nữ hữu” tức là đàn ông thì bên trái, phụ nữ thì bên phải. Quy tắc này có nguồn gốc từ xa xưa của người Trung Quốc.
Theo truyền thuyết xưa, thủy tổ Bàn Cổ của người Trung Hoa biến thành tiên. Khi ấy, mắt trái của Bàn Cổ hóa thành Thần Mặt Trời, mắt phải hóa thành Thần Mặt Trăng. Mặt trời được xem là dương, mặt trăng được xem là âm. Trong dân gian lưu truyền “nam tả nữ hữu” chính là từ câu chuyện này.
Về cơ sở khoa học, quan niệm đó có liên quan mật thiết với thuyết âm dương trong Triết học Trung Hoa. Theo thuyết này, Âm – Dương là hai thực thể đối lập nhưng lại thống nhất, hài hòa với nhau tạo nên sự khởi nguồn của mọi sinh thành biến hóa.
Âm – Dương hình thành nên toàn bộ vũ trụ. Chúng không bài trừ nhau mà tạo điều kiện để cùng tồn tại, là động lực của mọi vận động và phát triển. Sự vật trên Trái Đất đều phải được hài hòa giữa âm và dương. Trong âm có dương, trong dương có âm, âm thăng dương giáng, âm dương cân bằng thì sự vật mới tồn tại. Dựa theo quan niệm này, đàn ông đại diện cho dương, đàn bà đại diện cho âm.
Nam tả nữ hữu trong đời sống văn hóa Việt Nam
Trong đời sống hôn nhân
Nguyên tắc nam tả nữ hữu thường được vận dụng nhiều nhất trong đời sống hôn nhân vợ chồng. Theo đó thì trong lúc ngủ, người chồng sẽ nằm bên tay trái để người vợ nằm nghiêng về bên phải của mình. Điều này giúp người vợ đồng thời có hô hấp thông suốt, thoải mái hơn và việc tiêu hóa thức ăn ở dạ dày vào trong ruột non cũng diễn ra dễ dàng hơn.
Còn người chồng khi nằm bên trái sẽ có tư thế ngủ thoải mái, dễ chịu hơn, giữ được lâu hơn. Đồng thời, người vợ cũng cảm thấy mình đang được bảo vệ tốt hơn, có cảm giác an toàn, được che chở và bảo bọc hơn.
Trường hợp ngược lại, chồng nằm bên phải và vợ nằm bên trái. Theo quán tính, người chồng thường nằm nghiêng qua bên trái để ôm vợ. Và tư thế ngủ này sẽ khiến tim của người chồng bị chèn ép, không nằm lâu được vì không thoải mái. Chính vì vậy, hầu như không có cặp vợ chồng nào nằm ở tư thế này thường xuyên, tốt nhất nên ưu tiên cho đàn ông nằm bên trái.
Quy tắc nam tả nữ hữu còn thường xuất hiện trong các sự kiện đám cưới. Khi cặp đôi cô dâu chú rể làm lễ thành hôn, chủ rể sẽ đứng phía bên trái, cô dâu đứng về bên phải dù là ở bàn thờ gia tiên hay trên lễ đường. Đây là nghi thức quen thuộc đối với mọi cặp đôi nào khi về chung một nhà cũng thực hiện đầy đủ.
Trường hợp vợ chồng chưa đứng đúng theo quy tắc thì cũng sẽ được người lớn, các anh quay phim, chụp hình hoặc người dẫn chương trình buổi lễ nhắc khéo. Vì nếu đứng ngược lại, cặp đôi sẽ trở nên thiếu hài hòa, tương xứng ngay.
Việc bày trí, sắp xếp bàn thờ gia tiên theo nam tả nữ hữu
Phong thủy trên bàn thờ gia tiên rất quan trọng. Chính vì thế mà nguyên tắc nam tả nữ hữu đã được áp dụng lâu đời và luôn được chú trọng kỹ càng trong việc bày trí, sắp xếp để hài hòa âm dương, đem lại nguồn vận khí tốt đẹp cho gia chủ.
Việc sắp xếp ảnh thờ sao cho đúng, sao cho hợp phong thủy vẫn luôn là thắc mắc của nhiều gia đình. Không thể tùy tiện đặt sao cũng được, đặt theo thói quen, quán tính, việc để ảnh thờ cũng cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu trước.
Đối với văn hóa của người phương Đông, việc thờ cúng vô cùng thiêng liêng, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với tổ tiên, ông bà. Đây là một phong tục truyền thống ngàn đời rất cao đẹp của người Việt. Theo đó, ảnh thờ ông phải ở bên trái, ảnh thờ bà phải ở bên phải theo hướng bàn thờ ra ngoài được xem là cách bày trí đúng quy định.
Đứng từ hướng gia chủ nhìn vào bàn thờ thì sẽ ngược lại, ảnh của ông bên phải và ảnh của bà bên trái. Khung ảnh cũng cần được chọn lựa kích thước phù hợp với không gian thờ cúng. Tuân theo cách sắp xếp bàn thờ gia tiên nam tả nữ hữu, gia chủ không chỉ đúng với phong thủy âm dương và truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà khi nhìn lên bàn thờ, gia chủ còn thấy được sự hài hòa cân đối, thể hiện lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên.
Vị trí đặt mộ phần theo quy tắc nam tả nữ hữu
Cũng tương tự với việc đặt di ảnh thờ cúng, huyệt mộ của người khuất cũng phải được áp dụng theo đúng nguyên tắc nam tả nữ hữu, xét theo hướng từ khu mộ nhìn ra ngoài. Tức là mộ ông nằm bên trái, còn mộ bà nằm bên phải. Nếu gia chủ đứng từ hướng ngoài nhìn vào trong mộ thì quy tắc trên ngược lại.
Theo kiến thức về phong thủy, đàn ông bên trái là tượng trưng cho vị trí Thanh Long, đàn bà bên phải tượng trưng cho vị trí Bạch Hổ. Trong khái niệm thuyết âm dương, thanh long – bạch hổ thuộc về tứ tượng, được xem là hướng tốt nên được mọi người ứng dụng và lưu truyền từ nhiều đời.
Những gia tộc có gia thế dòng họ lớn, thì họ càng đề cao, coi trọng việc xây dựng và sắp xếp mộ phần gia tiên, ông bà sao cho chuẩn chỉnh nhất, đúng theo phong thủy. Có như thế, con cháu mới được tổ tiên phù hộ độ trì cho công việc làm ăn thuận lợi, phát đạt, gia đình luôn mạnh khỏe, bình an trong cuộc sống.
Quan niệm dân gian “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đã được truyền bá rộng rãi qua nhiều đời, và cũng được chứng minh bằng nhiều câu chuyện thực tế. Vì thế, nếu chúng ta tin tưởng, thờ cúng bằng tấm lòng tôn kính, đúng mực thì chắc chắn sẽ linh nghiệm, được bảo hộ, che chở.
Những điều cấm kỵ, không hợp phong thủy, gia chủ nên tránh làm để không gặp phải điều xui rủi, không may mắn. Đó chỉ là một quy tắc đơn giản, chỉ cần để ý một chút nhưng lại thấm nhuần truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam và nếu tuân theo sẽ nhận được nhiều bình an trong cuộc sống.
Áp dụng nam tả nữ hữu trong các bức tranh mừng thọ
Quy tắc nam tả nữ hữu trong các bức tranh mừng thọ giống với biểu tượng thanh long và bạch hổ, thể hiện vai trò của đàn ông và phụ nữ trong gia đình. Thanh long sẽ tạo dựng cuộc sống tốt đẹp và may mắn. Trong khi đó, bạch hổ giúp vun đắp, duy trì những điều này bền vững, dài lâu hơn.
Thông thường thì bạch hổ được đặt bên phải ngôi nhà, theo hướng từ trong nhà nhìn ra là phía tây, thấp hơn thanh long. Nguyên nhân là do bạch hổ có khí thế mạnh mẽ lấn át thanh long sẽ làm mất cân đối trong phong thủy. Áp dụng đúng theo quy tắc nam tả nữ hữu trong thiết kế tranh mừng thọ sẽ giúp cụ ông, cụ bà sống trường thọ, vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình, con cháu hơn.
Cách đeo nhẫn theo quan niệm nam tả nữ hữu
Việc đeo nhẫn cũng rất chú trọng vào quan niệm nam tả nữ hữu. Ta cần phải biết cách đeo sao cho phù hợp, đúng quy tắc thì mới có thể mang đến nhiều may mắn, niềm vui trong cuộc sống, và giữ các mối quan hệ lâu dài, bền vững hơn.
-
Với những người chưa kết hôn: Nam giới đeo nhẫn tay trái đại diện cho chính bản thân chủ nhân, còn đeo tay phải là đại diện cho người yêu của họ. Đối với nữ giới thì ngược lại, đeo tay phải là đại diện cho bản thân, tay trái là đại diện cho người yêu của họ.
-
Với người đã kết hôn: Khi đã kết hôn thì quy tắc sẽ được thực hiện ngược lại với lúc chưa kết hôn. Nếu muốn đeo nhẫn cưới sao cho có nhiều điều thuận lợi, cuộc sống hạnh phúc, viên mãn cho cả bản thân và người chồng người vợ của mình thì người chồng đeo nhẫn tay phải, người vợ đeo tay trái.
Một số nghi thức khác trong văn hóa Việt cũng áp dụng nam tả nữ hữu
Nam tả nữ hữu không chỉ là quan niệm được vận dụng nhiều trong các vấn đề tâm linh như đặt di ảnh thờ cúng, sắp xếp vị trí mộ phần,… mà trong các nghi thức – nghi lễ trang nghiêm lớn, truyền thống cũng được đặc biệt chú trọng. Cụ thể như sau:
-
Trong các nghi lễ quốc gia, nước chủ nhà là đại diện cho tính dương nên quốc kỳ, nguyên thủ quốc gia hay thủ tướng đều phải đứng ở vị trí bên trái. Nước ngoài là khách mời thuộc tính âm nên sẽ ở vị trí bên phải. Điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong các trận bóng giao hữu.
-
Các nghi lễ hợp tác giữa các quốc gia, văn kiện, ký kết hợp đồng,… của quan chức cấp cao nhà nước cũng được áp dụng kỹ càng quy tắc
nam tả nữ hữu
. Nếu bạn thường xuyên theo dõi tin tức thế giới thì sẽ dễ dàng thấy được quy tắc này được áp dụng rất phổ biến.
-
Trong xây cất nhà ở cũng được áp dụng phù hợp quy tắc
nam hữu tả nữ
. Ngôi nhà là nơi sinh sống gắn liền cả đời, cho nên hướng nhà phù hợp phong thủy vô cùng quan trọng. Nếu chọn đúng hướng với gia chủ thì sẽ đem lại nhiều may mắn, bình an, tài lộc.
Nam tả nữ hữu có liên quan đến hiện tượng mắt giật không?
Trong đời sống thường ngày, nhiều người đang hiểu sai về việc mắt giật có liên quan đến quan niệm nam tả nữ hữu. Nhiều người cho rằng mắt giật là một điềm báo và truyền rằng con trai giật mắt phải là tốt và trái là xấu, con gái thì ngược lại. Nhưng trên thực tế, mắt giật hay nháy mắt là hiện tượng tự nhiên xảy ra, không thể điều khiển và khống chế được nên cũng không thể có liên quan đến quan niệm nam tả nữ hữu.
Theo nghiên cứu khoa học, giá trị nháy mắt trái hay mắt phải của hai giới tính nam nữ là tương đồng nhau, không có sự phân biệt. Giật mắt có nhiều kiểu, giật mắt một cái hoặc giật mắt hai hay ba cái, thậm chí là giật mắt liên tục, kéo dài nhiều giờ và trong thời điểm khác nhau.
Thế nên, khi đàn ông giật mắt trái điềm báo không phải xấu như mọi người vẫn nghĩ, mắt phải giật không phải lúc nào cũng là điềm tốt. Đây là cảm giác chúng ta không thể kiểm soát chủ động theo ý muốn được, đôi khi giật mắt là do các vấn đề sức khỏe như thiếu ngủ hoặc một bệnh lý nào đó trong cơ thể. Niềm tin phải đúng lúc lúc nơi, không được quá tin theo sẽ dễ sa đà vào mê tín dị đoan.
Đó là ý nghĩa và cách để vận dụng tốt quan niệm “nam tả nữ hữu” trong văn hóa người Việt Nam. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” như các cụ đã nói, nếu chúng ta thuận theo sẽ được bình an và phù hộ trong cuộc sống. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã tích lũy được những thông tin hữu ích để áp dụng vào đời sống.