Nam Tả Nữ Hữu Là Gì Ứng Dụng Thực Tế Trong Cuộc Sống – Sư Thầy
4.8/5 – (6 bình chọn)
Nam tả nữ hữu là câu nói từ xa xưa xuất phát từ trung hoa. Được hiểu là nam bên trái, nữ bên phải câu nói này phù hợp với thuyết âm dương.
Bạn đã từng nghe câu Nam tả Nữ hữu ở đâu đó mà không hiểu ý nghĩa của nó là gì. Bạn luôn thắc mắc nguồn gốc câu nói Nam tả Nữ hữu và ứng dụng của câu nói này trong đời sống.
Thật ra câu nói này có xuất phát khá đơn giản từ quan niệm dân gian. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về câu nói thông dùng mang tính phong thủy này nhé.
Nam Tả Nữ Hữu Là Gì
Câu nói nam tả nữ hữu có tả có nghĩa là bên trái, hữu là bên phải. Vậy dịch đơn giản đó là Nam ở bên trái và nữ ở bên phải.
Quy tắc này bắt nguồn từ Trung Hoa thời xưa. Chiếu theo thuyết thủy tổ Bàn Cổ khi biến thành tiên. Lúc đó phía bên trái của Bàn cổ được hóa thân thành Thần Mặt Trời. Còn mặt phải của Bàn Cổ được hóa thân thành Thần Mặt Trăng.
Nguồn gốc thuyết âm dương
Trong văn hóa phương Đông, Mặt trời là dương, Mặt trăng là đại diện cho âm. Từ mối tương đồng này đã giải thích cho quan niệm Nam tả, Nữ hữu.
Câu nói này cũng có liên hệ rất chặt chẽ tới học thuyết âm dương tồn tại trong triết học Trung Hoa. Sự khác biệt của âm dương cũng tương tự mặt trăng, mặt trời. Cũng như sự khác biệt và đối lập của Nam Nữ trong mọi điều. Âm và dương là hai thái cực đối lập tạo nên sự sống và mọi sự trong vũ trụ.
Tuy là đối lập nhau nhưng âm và dương không loại bảo mà lại là điều kiện tồn tại của nhau. Mọi sự, mọi vật đều phải có sự tồn tại của âm dương. Trong dương có âm, trong âm có dưỡng rất dễ nhìn thấy trong bát quái. Vậy có thể chiếu theo thuyết âm dương thì dương là nam còn âm là nữ.
Ứng Dụng Nam Tả Nữ Hữu Trong Đời Sống
Không phải đơn giản mà nam tả nữ hữu được ứng dụng nhiều trong đời sống. Điều này xuất phát từ văn hóa Á Đông về nghi thức, lễ nghĩa. Đặc biệt là vấn đề phong thủy, tín ngưỡng. Vậy ứng dụng của Nam tả Nữ hữu trong đời sống ra sao.
Nghi thức tiếp đón
Đây là áp dụng nhiều nhất của quan niệm này trong đời sống. Đối với các nghi thức như cưới hỏi, tiếp đón thì nguyên tắc này cũng hay được chú ý. Thực hiện tốt nghi thức này giúp mọi người ứng xử theo một trật tự nhất định.
Đám cưới đám hỏi
Nam bên trái, nữ bên phải là nguyên tắc được tuân thủ trong các đám cưới, đám hỏi. Cũng chính vì vậy mà chúng ta rất dễ thấy vị trí đứng trước dòng họ, gia tiên. Cũng như cách sinh hoạt của vợ chồng cũng theo kiểu nam trái, nữ phải.
Khi ngủ nguyên tắc này cũng giúp hô hấp thông suốt hơn cho người vợ. Đặc biệt người chống ở bên trái sẽ có được tư thế thật sự thỏa mái, giữ được lâu hơn bình thường. Ngoài ra người vợ cũng cảm thấy an toàn và được bảo vệ tốt hơn.
Nếu đối ngược lại thì tính chủ động sẽ dành cho bên vợ, người đàn ông sẽ bị ép phần tim sẽ dẫn đến không thoải mái. Về lâu dài sẽ mang lại hậu quả về sức khỏe.
Trong các lễ cưới hỏi nghi thức sẽ được tổ chức với chồng bên trái, vợ bên phải. Có khá nhiều đơn vị nhiếp ảnh, quay phim phải nhắc nhở gia đình về nguyên tắc này. Nếu ngược với nguyên tắc này tính hài hòa của bức ảnh và người nhìn sẽ không đảm bảo.
Tiếp đón áp dụng nam tả nữ hữu
Khi tiếp đón khách hàng, đối tác nguyên tắc nam tả nữ hữu lại không được diễn giải như giới tính. Mà lại được hiểu theo nguyên tắc khách chủ. Khi đó chủ sẽ được sắp xếp bên trái còn khách bên phải.
Điều này là chiếu theo góc nhìn của người trong cuộc. Còn nhìn từ ngoài vào thì sắp xếp ngược lại. Nguyên tắc này được thấy và áp dụng nhiều nhất trong các cuộc gặp gỡ nguyên thủ quốc gia.
Trong các cuộc tiếp đón, quốc kỳ, ghế ngồi, vị trí được sắp xếp chủ nhà bên trái, khách bên phải. Nên sẽ có trường hợp chủ là giới tính nữ ở bên trái, nam là khách ở bên phải.
Thờ cúng ông bà
Trong việc thờ cúng của dân tộc ta chiếu theo nguyên tắc nam tả nữ hữu rất nhiều. Và cũng có thể xem đây cũng là nguyên tắc quan trọng nhất.
Bàn thờ
Từ lâu đời bàn thờ là nơi thờ cúng ông bà được đặt theo nguyên tắc âm dương. Điều này giúp mang lại phong thủy tốt. Chính vì thế mà không ít người tìm kiếm làm sao để sắp xếp bàn thờ cho đúng và hợp phong thủ.
Vì vậy việc để ảnh thờ ở đâu cũng không phải là việc đơn giản, không thể đặt tùy tiện và thích đâu đặt đó. Điều này sẽ không tốt cho phong thủy và thờ cúng ông bà.
Đối với nền văn hóa Á Đông, bàn thờ là nơi linh thiêng và trang trọng nhất trong nhà. Bàn thờ thể hiện sự tưởng nhớ và tôn kính đối với các bậc sinh thành, đi trước. Vậy nguyên tắc nam tả nữ hữu hiểu ra sao khi đặt bàn thờ ông bà:
- Theo truyền thống của dân tộc Việt Nam thì ảnh thờ ông sẽ đặt ở bên trái, bà đặt ở bên phải chiếu theo hướng bàn thờ nhìn ra ngoài. Còn nếu từ gia chủ nhìn vào thì đặt ảnh ông bên phải, bà bên trái.
- Khung ảnh phải có kích thước phù hợp và cân đối với không gian. Không nên quá to và cũng không nên quá nhỏ. Điều này giúp không gian thời cũng hợp phong thủy, cân đối góc nhìn.
Đặt mộ theo nguyên tắc nam tả nữ hữu
Cũng được áp dụng tương tự với sắp xếp bàn thờ. Khi huyệt mộ được đào cũng phải tuân thủ nguyên tắc nam tả nữ hữu chiếu theo hướng mộ nhìn ra ngoài.
Nếu xét theo hướng gia chủ thì đặt ngược lại. Mộ của ông thì đặt bên trái, mộ bà đặt bên phải. Cũng theo quan điểm xưa nam bên trái nữ bên phải cũng tượng trưng cho Thanh long và bạch hổ.
Chiếu theo thuyết âm dương Thanh Long và Bạch Hổ thuộc về tứ tượng trong thuyết âm dương. Từ đây có thể xem hướng hợp phong thủy được truyền dạy nhiều đời.
Chính vì vậy trong quá trình chôn cất ông bà cần phải tính toán vị trí cho phù hợp. Bởi vì thông thường các ông bà sẽ có tâm nguyện được an nghỉ bên cạnh nhau.
Ông bà ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên việc thời cũng, mồ mả phải được sắp xếp chu đáo. Từ đây thể hiện sự tôn kính, biết ơn đến người đi trước, đấng sinh thành.
Như vậy mới có được sự phù hộ, độ trì của ông bà đối với con cháu. Cũng chính nhờ vậy sẽ tránh được điều xấu, điều không may. Nguyên tắc khá đơn giản như vậy nhưng mang lại ý nghĩa phong thủy rất lớn.
Một Số Quan Điểm Sai Lầm Về Nam Tả Nữ Hữu
Do không hiểu được nguyên tắc này nên có rất nhiều quan điểm sai lầm về nam tả nữ hữu. Sau đây là một số cách giải thích để bạn có thể hiểu hơn.
Mê tín dị đoan nam tả nữ hữu
Thật ra mê tín dị đoan và phong thủy, đức tin là hai khái niệm không ai cũng có thể phân biệt. Nam tả nữ hữu được hiểu theo nguyên tắc âm dương từ xa xưa và được giải thích theo cơ sở nhất định. Khác với các quan niệm không có căn cứ khác.
Nam tả nữ hữu cũng mang lại những lợi ích lớn cho những người hiểu và tuân thủ đúng nguyên tắc này. Trong bài viết mình đã giải thích khá rõ trong từng trường hợp.
Hiện tượng mắt giật
Hiện tượng mắt giật hay mí mắt nhảy liên tục và không thể kiểm soát, dừng lại. Đây là một hiện tượng sinh học rất tự nhiên của con người nhưng lại được gắng với lý giải rất vô lý. Nhiều người tin rằng con trai giật mắt trái là xấu, phải là tốt còn nữ thì ngược lại.
Theo lý giải của các nhà khoa học thì mắt giật là hiện tượng sinh lý tự nhiên của con người. Không được giải thích theo nguyên tắc nam tả nữ hữu. Vì bản chất nam nữ giật mắt nào cũng như nhau.
Điều này xuất phát từ việc thiếu ngủ, hoặc một bệnh lý nào đó đối với cơ thể con người. Chính vì vậy bạn không nên tin vào việc nháy mắt điềm xấu hay tốt này nhé.