Mục Tiêu Giáo Dục Kĩ Năng Tự Bảo Vệ Bản Thân Cho Học Sinh Tiểu Học
Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang – 5
an, bảo vệ,…;
+ Biết đứng tại chỗ, không đi theo người lạ;
+ Biết các thông tin của cá nhân: họ và tên, địa chỉ;
+ Biết thông tin của người thân: họ và tên cha mẹ, số điện thoại.
– Kĩ năng tham gia giao thông:
+ Biết thực hiện các hành động an toàn như khi đi trên đường phải đi thong thả, thận trọng, không đùa nghịch, không chạy;
+ Biết ngồi trên ghế, ngồi trên xe máy, ngồi trong ô tô (không nghịch ngợm, đứng lên ngồi xuống, thò đầu/tay ra cửa sổ); đội mũ/mặc áo mưa/che ô khi trời nắng, mưa;
+ Biết sang đường an toàn;
+ Biết và chấp hành các tín hiệu giao thông;
+ Không chạy ra ngoài khi trời mưa/nắng;
Có thể bạn quan tâm!
Xem toàn bộ 115 trang: Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
+ Biết đi giày, dép khi ra ngoài,…;
+ Biết không nghe điện thoại, nghe nhạc khi tham gia giao thông;
+ Biết không đi hàng đôi, hàng bà khi tham gia giao thông;
+ Biết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô xe gắn máy.
– Kĩ năng thích ứng trong môi trường xã hội:
Kĩ năng thích ứng với môi trường xã hội bao gồm:
+ Trẻ biết hành động hoặc việc làm của mình ảnh hưởng tới người khác như thế nào;
+ Biết chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, cảm ơn, xin lỗi…; biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết;
+ Biết một số hành vi đúng sai của người lớn đối với môi trường;
+ Biết thực hiện đúng các quy định của lớp, của trường, của xã hội để đảm bảo an toàn cho bản thân, cho người khác như: đi lại, nói nhẹ nhàng; bám vịn khi đi lên/xuống cầu thang; không xô đẩy bạn; che miệng khi ho/hắt hơi…;
+ Biết bỏ rác đúng nơi quy định;
+ Biết thực hiện các công việc (cất đồ chơi, lau bàn ăn, cất giầy/dép… đúng nơi quy định).
1.3.2. Hoạt động Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học
1.3.2.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học
Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học có mục tiêu chính là giúp học sinh vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có của cá nhân để nhận diện và ứng phó phù hợp với các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm xảy đến một cách hiệu quả để bản thân được an toàn; làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của người học từ thói quen thụ động, có thể gây hại cho bản thân và xã hội, mang lại hiệu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội. Cụ thể là:
Giúp các em có kĩ năng tự bảo vệ mình trước những vấn đề của xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống an toàn và sức khoẻ của các em. Giúp các em phòng ngừa được những hành vi có hại cho sự phát triển của bản thân.
Giúp học sinh làm chủ được bản thân, có hành vi phù hợp khi phản ứng lại với môi trường.
Tạo cho các em cuộc sống an toàn trước những tác động của xã hội.
1.3.2.2. Nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học
Đối với các trường tiểu học, cùng với nhiệm vụ dạy học là nhiệm vụ giáo dục. Đây là hai nhiệm vụ vô cùng quan trọng của trường tiểu học. Nhiệm vụ giáo dục học sinh tại trường tiểu học bao gồm rất nhiều các hoạt động giáo dục khác nhau. Trong đó, giáo dục kĩ năng sống mà kĩ năng tự bảo vệ là một trong những kĩ năng cơ bản của nó là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động giáo dục học sinh tại trường tiểu học. Hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học cần được tiếp cận như là năng lực tâm lí – xã hội của học sinh, học sinh khi được giáo dục các kĩ năng tự bảo vệ sẽ phải tiếp nhận kiến thức, biến kiến thức thành thái độ và hành động để thực hiện hiệu quả hoạt động nào đó. Do vậy, giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh cần phải dựa trên đặc điểm phát triển tâm sinh lí lứa tuổi, dựa vào môi trường xã hội nơi các em sống, dựa vào quy định của ngành giáo dục, quyền trẻ em và nhu cầu của chính học sinh.
Cần giáo dục để học sinh tiểu học hiểu rõ và sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của việc cần phải có được kĩ năng tự bảo vệ bản thân. Đây là những công cụ tối cần thiết giúp các em tự bảo vệ chính mình, thích ứng được với điều kiện môi trường
sống, sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước và hòa nhập tốt vào môi trường học tập tại nhà trường cũng như ngoài xã hội. Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh là giáo dục để các em biết, hiểu và vận dụng các kiến thức đã tiếp thu được để ứng phó với những tình huống nguy hiểm gặp phải trong cuộc sống. Do vậy, các trường tiểu học cần đặc biệt quan tâm đến giáo dục các kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học như:
– Kĩ năng an toàn khi tự chơi;
– Kĩ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ;
– Kĩ năng tránh bị xâm hại thân thể, quấy rối tình dục;
– Kĩ năng ăn uống an toàn;
– Kĩ năng ứng xử khi bị lạc;
– Kĩ năng tham gia giao thông;
– Kĩ năng vận dụng những kiến thức khoa học đơn giản để xử lí tình huống thực tế tránh mất an toàn đến bản thân;
– Kĩ năng thích ứng trong môi trường xã hội.
1.3.2.3. Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học
* Hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học
Trên thực tế trẻ em sống ở các vùng miền khác nhau nên tiếp cận của chúng với xã hội cũng khác nhau, vì thế việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh sẽ có nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc đặc điểm khu vực, địa bàn giáo dục mà nhà quản lí có thể chọn hình thức và phương pháp giáo dục cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các hình thức giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng bảo đảm sự an toàn cho học sinh, sinh viên. Cụ thể là:
Nguyễn Thị Hồng Vân (2017) đã chỉ ra được hình thức giáo dục kĩ năng sống trẻ mẫu giáo gồm: Giáo dục KN đảm bảo an toàn thông qua các giờ học; Giáo dục KN đảm bảo an toàn thông qua hoạt động vui chơi; Giáo dục KN đảm bảo an toàn thông qua các hoạt động khác [37].
Nguyễn Thị Thu Hà (2018), cũng chỉ ra được hình thức giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên gồm có: thông qua dạy học các môn học chính khoá; thông qua môn học kĩ năng sống chính khoá ở trường; thông qua các hoạt động ngoại khoá; thông
qua các hoạt động xã hội; thông qua sinh hoạt câu lạc bộ ở trường; thông qua các khoá tập huấn ở trường; thông qua tự giáo dục; thông qua hoạt động trải nghiệm [14].
Trần Lưu Hoa (2018), chỉ ra rằng, cần sử dụng các hình thức như: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ và thông qua bốn nhóm hình thức tổ chức: Hình thức có tính khám phá; Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác; Hình thức có tính cống hiến; Hình thức có tính nghiên cứu, phân hoá. Hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học theo quy mô cá nhân, nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường [17].
Kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình đi trước, xét tới đặc điểm tâm lí tuổi học sinh tiểu học miền núi, dựa trên cơ sở điều kiện nguồn lực về con người, cơ sở vận chất, công nghệ kĩ thuật… thiếu thốn, lạc hậu; kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học tại đây trong nghiên cứu này xác định các hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở huyện miền núi Lục Nam, Bắc Giang như sau.
– Hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh trong giờ lên lớp thông qua các môn học chính khoá ở trường
Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng lồng ghép, tích hợp giáo dục giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh với các môn học trên lớp thông qua việc dạy học trên lớp, với các môn học có ưu thế không chỉ thực hiện được các mục tiêu vốn có của bài học gắn với môn học mà còn giúp học sinh hiểu, trải nghiệm được các kĩ năng tự bảo vệ gắn với bài học, trên cơ sở đó học sinh tiểu học ở miền núi, ở dân tộc sẽ hình thành được các kĩ năng tự bảo vệ cho mình. Như vậy, ta thấy hoạt động dạy học trên lớp là điều kiện và con đường tốt nhất để phát triển kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học.
Để việc tích hợp này không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình môn học cũng như nội dung hoạt động giáo dục cho học sinh thì yêu cầu giáo viên phải có năng lực, kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng lồng ghép, tích hợp; biết xác lập các mục tiêu của bài giảng và nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh dự kiến đưa vào; xác định phù hợp các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh và tích hợp vào nội dung bài học có ưu thế; giáo viên phải có kĩ năng tự bảo vệ tốt, kiến thức sâu và rộng, nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Đặc biệt phải phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh cần có thái độ, hứng thú tích
cực đối với các môn học và những nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh được tích hợp trong bài học. Những kiến thức lồng ghép, tích hợp trong bài học có ưu thế cho học sinh tiểu học miền núi cần đơn giản dễ hiểu, gắn với đặc thù địa phương và thói quen vùng miền phù hợp với học sinh tiểu học miền núi.
– Hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tiễn ngoại khoá.
Đây là những hoạt động giáo dục được tích hợp mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ hoặc hoạt động giáo dục đặc thù được tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ. Chẳng hạn, hoạt động ngoại khoá, tham quan, dã ngoại,v.v..
Các hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh các khu vực miền núi thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại gắn bó chặt chẽ với các hình thức giáo dục. Thông qua hoạt động này học sinh được trải nghiệm thực tiễn giúp cho các em mở rộng hiểu biết, hiểu sâu kiến thức và đặc biệt hơn là hình thành được thái độ tình cảm, rèn luyện được kĩ năng thiết yếu của bản thân, tăng khả năng ứng phó khi gặp tình huống nguy hiểm xảy ra đối với bản thân. Học sinh sẽ được tập xử lí tình huống, các hoạt động tham quan dã ngoại này giúp các em xâm nhập thực tế, đi sâu vào một chủ đề và làm quen với các tình huống thực tiễn trong đời sống. Những hoạt động này thường thu hút và gây hưng phấn trong học sinh, tạo điều kiện để học sinh thực hành và tăng cường những kĩ năng tự bảo vệ theo những cách thức phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng vùng. Vì vậy, giáo viên cần kết hợp lồng ghép việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ với các hoạt động ngoại khoá, tham quan, dã ngoại một cách thích hợp. Điều này sẽ đem lại hiệu quả trong hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh. Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá, tham quan, dã ngoại nhằm giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh phải hấp dẫn và phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học vùng miền núi. Yêu cầu trong hình thức tổ chức giáo dục là phải đa dạng, phong phú, tránh gây nhàm chán, thiếu sức hấp dẫn với người học, đồng thời phải có tác dụng kích thích tính tích cực tham gia của học sinh.
– Hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh thông qua các hoạt động xã hội
Hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh ở vùng miền núi như Lục Nam thông qua các hoạt động xã hội cũng là một trong những hình thức được sử dụng khá phổ biến bởi tính hiệu quả của hình thức này mang lại. Các hoạt động xã
hội như hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động tình nguyện, hoạt động quyên góp, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, hoạt động ủng hộ các bạn học sinh nghèo,…. Thông qua hình thức giáo dục này sẽ giúp học sinh có những trải nghiệm thực tiễn tốt, các em có cơ hội để tiếp xúc với nhiều cá nhân với hoàn cảnh khác nhau, điều kiện sống khác nhau, giúp các em có được cái nhìn rõ hơn về con người, về cuộc sống qua đó sẽ hình thành ở các em cách nhìn nhận về con người, về xã hội tốt hơn, giúp các em thích ứng tốt hơn trong môi trường xã hội và rèn luyện được kĩ năng tự bảo vệ và đặc biệt là kĩ năng thích ứng với môi trường xã hội.
– Hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở huyện miền núi Lục Nam thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ ở trường và ngoài trường
Đối với học sinh tiểu học khu vực miền núi thì hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ ở trường và ngoài trường là rất hiệu quả. Thông qua các câu lạc bộ như rèn luyện sức khoẻ; câu lạc bộ nghệ thuật,… học sinh sẽ được thể hiện bản thân, thể hiện được nhu cầu muốn khẳng định, muốn khám phá, muốn phát triển kĩ năng của mình. Do vậy, chính thông qua các hoạt động cụ thể của các câu lạc bộ mà học sinh tham gia các em sẽ được học thêm nhiều kĩ năng sống trong đó có cả kĩ năng tự bảo vệ, đây cũng là nơi để các em có thể thoả sức thể hiện các kĩ năng sống mà mình có được. Do vậy, nhà giáo dục cần thông qua các câu lạc bộ này để lồng ghép việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh.
* Phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học
Có thể thấy, giáo dục là một quá trình tác động lẫn nhau giữa người giáo dục và người được giáo dục một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành nhân cách con người, thực hiện những mục tiêu giáo dục bằng con đường dạy học và các hoạt động đa dạng khác của nhà trường sư phạm. Những công trình nghiên cứu sư phạm và tâm lí học thu được những dữ kiện chứng tỏ việc trẻ (người được giáo dục) nắm được những nội dung tri thức khác nhau là kết quả hoạt động tư duy của chúng do giáo viên tổ chức một cách phù hợp với những đặc điểm của tài liệu được tiếp thu. Và một trong những thành tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục đó chính là phương pháp giáo dục. Phương pháp giáo dục là những cách thức làm việc của giáo viên và của trẻ em được giáo viên hướng dẫn những tri thức, kĩ năng và thói quen mới hình thành thế giới quan và phát triển năng lực.
Một phần quan trọng trong quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ là sự tương tác giữa kiến thức mới hay kinh nghiệm mới với thông tin hay kinh nghiệm đã có sẵn. Vận dụng quá trình suy nghĩ và thực hành là trung tâm của các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ. Kĩ năng tự bảo vệ của học sinh được giáo dục, truyền đạt tốt nhất thông qua các hoạt động tích cực của học sinh. Trong các phương pháp lấy người học làm trung tâm, việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ phụ thuộc vào quá trình học tập của trẻ cùng với người khác thông qua các hoạt động như: quan sát, luyện tập, động não, sắm vai, tranh luận hoặc thảo luận. Đối với học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng, thường học các hành vi thông qua việc bắt chước, nhập tâm, qua luyện tập thực hiện hằng ngày, lâu dần trở thành kĩ năng của học sinh.
Để giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh một cách hiệu quả, có thể sử dụng các phương pháp như: Giải quyết tình huống; Dùng lời; Thực hành; Đóng vai; Nêu gương,…
– Phương pháp giải quyết tình huống:
Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ không phải là giáo dục theo kiểu giáo điều, lí thuyết xuông mà phải gắn liền với tình huống cụ thể diễn ra trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo viên có thể cho học sinh quan sát và phân tích tình huống “thật” bằng nhiều cách như:
+ Sử dụng máy ảnh, máy quay phim ghi lại những tình huống có thật.
+ Sử dụng các câu chuyện, mẩu tin tức có thật được lấy từ báo chí.
+ Sử dụng câu văn, bài thơ có nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh.
Quá trình giải quyết tình huống, quan sát giúp học sinh hình thành và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn về kĩ năng tự bảo vệ thì người giáo viên cần phải có sự chuẩn bị hệ thống câu hỏi hợp lí giúp trẻ có thể bày tỏ sự hiểu biết của mình nhằm giải quyết được tình huống giáo viên đưa ra. Để hình thành và có được kĩ năng tự bảo vệ một cách bền vững học sinh cần được tập luyện thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày.
– Phương pháp dùng lời:
Bao gồm các phương pháp trò chuyện, đàm thoại, thảo luận nhóm nhỏ. Những phương pháp này giúp học sinh huy động tối đa những kinh nghiệm đã có, giải thích và khích lệ trẻ vui vẻ, hào hứng thực hiện kĩ năng tự bảo vệ và giúp trẻ phải biết lắng
nghe ý kiến của người khác, biết chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân. Thông qua việc tích lũy các ấn tượng cảm xúc, các hình ảnh. sẽ hỗ trợ trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh. Đặc biệt, phương pháp thảo luận trong nhóm nhỏ giúp cho sự hiểu biết của học sinh trở nên sâu sắc và bền vững hơn. Học sinh sẽ nhớ nhanh và lâu hơn do được giao lưu với những thành viên trong nhóm. Không khí thảo luận trong nhóm khiến học sinh thoải mái, tự tin, và học được cách lắng nghe hoặc trình bày ý kiến của bản thân cũng như biết thống nhất ý kiến cá nhân với ý kiến chung của cả nhóm một cách tốt hơn. Ngoài ra, giáo viên nên tận dụng các thời điểm trong ngày để trò chuyện với trẻ về các mối quan hệ, các hành vi ứng xử đúng sai của con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh…; giải thích để học sinh hiểu vì sao cần phải ứng xử như vậy. Khuyến khích trẻ suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc, ý tưởng, thể hiện thái độ tích cực. Khi trò chuyện, giải thích cho học sinh nên dùng câu đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, gắn với kinh nghiệm sống của học sinh. Cần kiên nhẫn lắng nghe và trả lời các câu hỏi của học sinh.
– Phương pháp thực hành: Bao gồm các phương pháp trò chơi, giao việc, trải nghiệm, cho học sinh đọc thơ, đóng vai,…
Những hoạt động này giúp học sinh tập thử, bắt chước và tích cực thực hành thường xuyên kĩ năng tự bảo vệ.
+ Cho học sinh đọc thơ: Giáo viên có thể sưu tầm hoặc tự sáng tác các bài thơ, câu thơ có nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ. Các tình huống có vấn đề nảy sinh trong các câu thơ cũng sẽ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải quyết tình huống đó.
+ Trò chơi đóng vai: Học sinh “nhập vai” và giải quyết tình huống giả định. Đây là hình thức giúp học sinh thực hành kĩ năng một cách nhẹ nhàng. Ví dụ: nếu trẻ đi siêu thị không may bị lạc thì học sinh sẽ làm gì?
+ Trò chơi học tập: Hình thức trò chơi này giúp học sinh nhận biết, phân loại các hành vi đúng và sai, nên và không nên. Từ đó, học sinh sẽ có nhận thức, tích lũy kinh nghiệm thực tế để có thể giải quyết vấn đề trong tình huống cụ thể.
– Phương pháp đóng vai: Phương pháp đóng vai là giáo viên phối hợp với học sinh trong tổ chức thực hành một số cách ứng xử trong một tình huống giả định. Thông qua hoạt động đóng vai, giáo viên giúp học sinh bày tỏ thái độ, quan điểm của mình và rèn kĩ năng như: kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích; kĩ năng phòng
Ngày đăng: 16/02/2023
Đánh giá:
5.0/5 (3 bình chọn)