Mức phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông
Chắc bác nào lái xe cũng biết hiện nay mức phạt nồng độ cồn là rất nặng đô.
.
Nhiều người đồng ý uống rượu bia thì không nên lái xe, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về mức xử phạt với lỗi đặc biệt nguy hiểm này.
Ở đây tôi xin mạn phép chia sẻ cùng các bác một số thông tin hữu ích, hy vọng giúp tránh được lỗi đáng tiếng đó.
Mục Lục
Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt?
Đầu tiên xin các bác chú ý một điều cực kỳ quan trọng: với người điều khiển ô tô, dù uống nhiều hay chỉ một hớp bia rượu thì các bác đều vi phạm luật.
Cảnh sát giao thông có máy đo nồng độ cồn để phát hiện các bác tài có uống hay không.
CSGT đo nồng độ cồn
Câu hỏi đặt ra là “Có nồng độ cồn phạt bao nhiêu?”.
Tùy theo lượng cồn trong máu mà mức xử phạt nồng độ cồn cũng khác nhau.
Trong nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định rõ 3 mức phạt nồng độ cồn cho các bác lái xe hơi:
- Nồng độ cồn dưới 50mg/100ml máu hoặc dưới 0, 25mg/1lít khí thở thì các bác vui lòng nộp phạt từ 2-3 triệu đồng, tước GPLX trong 01 tháng, và tạm giữ phương tiện 07 ngày trước khi quyết định xử phạt nhé.
- Nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4mg/1 lít khí thở thì các bác ơi lúc này tiền phạt đã lên từ 7-8 triệu đồng, tước GPLX trong vòng 2 tháng, và giữ phương tiện 07 ngày trước khi quyết định xử phạt ạ.
- Nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở thì hỡi ôi mức phạt từ 10-15 triệu, tước GPLX trong vòng 02 tháng và giữ phương tiện 07 ngày trước khi quyết định xử phạt cơ ạ.
Ghi chú: để tăng tính răn đe với lỗi này, hiện đang có đề xuất tịch thu xe nếu lái xe say rượu (chưa được Chính phủ phê duyệt).
Luật là như vậy, nhưng nhiều người sẽ thấy bối rối khi tự ước tính nồng độ cồn. Khi vào bàn nhậu, chúng ta thường tính theo chén, theo ly, theo chai… chứ có bao giờ tính theo miligam cồn trong máu (hay khí thở) đâu mà biết.
Vậy uống bao nhiêu chén rượu, bao nhiêu cốc bia, thì lượng cồn trong máu sẽ đạt các con số trên? Liệu có cách nào để ước tính nhanh không?
Xin thưa là có cách, và tôi sẽ trình bày ngay trong phần tiếp theo.
Cách quy đổi bia rượu ra các mức nồng độ cồn
.
Ở đây tôi đưa ra cách quy đổi tương đối để các bác tham khảo:
- Một 1 lon bia Heineken 330ml, nồng độ 5% cồn (còn gọi là Ethanol, trọng lượng riêng 0,79g/ml), thì chứa 330*5/100*0,79 = 13g cồn.
- Số lít máu của mỗi người trưởng thành bằng khoảng 1/13 trọng lượng cơ thể. Ví dụ như tôi nặng 65 kg, thì có 65/13 = 5 lít máu.
- Vậy nếu tôi uống 1 lon bia như trên thì nồng độ cồn sẽ là 13/5 = 2,6g/lít máu, tương đương 26mg/100ml máu.
Và như vậy thì uống 1 cốc bia là đã có thể dính mức phạt nồng độ cồn từ 2-3 triệu rồi (mức phạt thấp nhất). Nói thẳng ra, kể cả chỉ uống 1 hớp bia là trong máu đã có cồn, và các bác có thể đã dính mức phạt nồng độ cồn này rồi.
Tương tự, nồng độ rượu vang từ 12-14% (gấp 3 lần bia), uống cùng lượng như trong ví dụ, sẽ mất khoảng 7-8triệu. Với rượu nấu, rượu voka từ 30-40% (gấp 8 đến 10 lần bia), thì mức phạt nồng độ cồn sẽ là 10-15 triệu.
Đây chỉ là phép tính đơn giản để các bác biết được mức phạt nồng độ cồn đến đâu trước khi quyết định uống vài cốc bia hay vài chén rượu mà thôi.
Để thuận tiện cho việc sử dụng, tôi xin tổng hợp lại thành công thức gần đúng thế này:
Nồng độ cồn (g/100ml máu) = số ml * nồng độ bia rượu/100 * 0,79/5 *10
Các bác có thể thử lấy máy tính tay ra bấm thử với vài loại rượu bia mình vẫn uống xem kết quả thế nào nhé.
Tôi biết công ty DMVS còn viết ứng dụng có tên TestRuouBeer chạy trên mobile để tính nồng độ cồn. Tôi có cài chạy thử, thấy cũng khá dễ dùng và thân thiện. Chỉ có điều, kết quả lại chung chung kiểu như: “chỉ số BAC là 0,46. Nồng độ cồn ước tính trong máu của bạn hơi cao, bạn không nên tự lái xe…” Giá kể kết quả tính quy đổi cụ thể nồng độ ra là bao nhiêu mg/100ml máu, thì sẽ dễ hiểu hơn nhiều. Hy vọng nhà viết phần mềm sẽ cải tiến. Và dù sao chúng ta cũng nên hoan nghênh và cám ơn hành động tích cực vì cộng đồng của họ.
Uống rượu bia sau bao lâu thì lái xe thì không bị phạt?
Tùy theo thể trạng, cân nặng từng người mà mức độ hấp thụ và đào thải cồn nhanh chậm có khác nhau.
Nhưng ta có thể lấy mức bình quân thế này: cơ thể người có thể đào thải khoảng 12-14g cồn trong một giờ. Theo ví dụ trên thì nếu uống 1 lon Heineken, sau 1 tiếng đồng hồ cơ thể sẽ hết men, và các bác có thể lái xe ô tô mà không sợ phạm luật.
Nếu uống nhiều hơn, hoặc uống loại rượu nặng hơn, thì các bác nhớ phải đợi lâu hơn mới có thể tránh được các mức xử phạt nồng độ cồn.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gam cồn. Một đơn vị uống chuẩn này tương đương với 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml); 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml); 1 vại bia hơi (330 ml); 2/3 chai hoặc lon bia (330 ml).
Để nồng độ cồn 50 miligam/100 mililít máu hoặc dưới 0,25 miligam/lít khí thở (được phép điều khiển xe máy), đàn ông không nên uống quá 2 đơn vị uống chuẩn trong giờ đầu tiên và không uống quá một đơn vị chuẩn nữa trong mỗi giờ sau đó. Với phụ nữ, không nên uống quá một đơn vị và không uống quá một đơn vị uống chuẩn trong mỗi giờ sau đó.
Nguồn: nld.com.vn
———————————-
Với tất cả những điều tôi đã viết phân tích trên đây, các bác lái ô tô hãy luôn nhớ rằng đã uống bia rượu, không quan trọng ít đến bao nhiêu, nếu bị thổi phạt thì kiểu gì cũng dính một trong các mức phạt nồng độ cồn.
Luật thì quy định và phạt rất nặng, nhưng điều tôi muốn nói nữa là hậu quả thực sự của hành vi lái xe khi trong người có hơi men.
Theo thống kê, hơn 40% các vụ tai nạn giao thông tại Việt Nam trong năm 2014 liên quan đến bia rượu. Và 11% trong số các vụ có những con người không bao giờ còn cơ hội đoàn tụ với gia đình, người thân nữa. Đó mới thực sự là “mức phạt” tàn khốc nhất!
Hãy vì an toàn của chính mình và những người thân! Vì hạnh phúc của gia đình mình và người khác, mà các bác hãy luôn nhớ “Đã bia rượu thì không nên lái xe” nhé.
.
Một số lỗi vi phạm giao thông phổ biến khác
Chuyển từ Mức phạt nồng độ cồn về Xử phạt vi phạm giao thông
Chuyển từ Mức phạt nồng độ cồn về Trang chủ