Một số vấn đề về sự biến đổi của xã hội Việt Nam hiện nay

Việt Nam đang chứng kiến những biến đổi của kinh tế dẫn tới những biến đổi tương ứng tất yếu về xã hội, cấu trúc xã hội với tính đa dạng của các giai cấp, tầng lớp xã hội, các nhóm lợi ích, vị thế, lứa tuổi, thế hệ, đi kèm theo những khác biệt về xu hướng, định hướng giá trị và lựa chọn giá trị

 

1. Khái niệm biến đổi xã hội

Biến đổi xã hội là một quá trình, qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian.

Khái niệm khác lại cho rằng: Biến đổi xã hội là một quá trình xã hội trong đó các yếu tố cấu thành của xã hội và cả hệ thống xã hội đó thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác

Biến đổi xã hội diễn ra dưới mọi hình thức từ quy mô, cấu trúc và thành phần của xã hội, thiết chế xã hội, văn hóa, giai cấp, nhóm, vị thế xã hội, vai trò xã hội, mạng lưới xã hôi. Sự biến đổi này là do con người và vì con người, chính con người tạo ra sự biến đổi xã hội nhưng đến lượt nó lại bị ảnh hưởng của sự biến đổi đó.

Ví dụ: trong lĩnh vực dân số: Biến đổi mức sinh dẫn tới Cơ cấu dân số thay đổi; hay như biến đổi trong lĩnh vực giáo dục mở rộng các loại hình đào tạo tạo điều kiện cho người dân có cơ hội được học tập nâng cao trình dộ dân trí; trong lĩnh vực kinh tế sự chuyển dịch ngành nghề từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ tác động tới đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội của người dân.

Như vậy, biến đổi xằ hội là sự thay đổi có tính chất cơ cấu trong tổ chức, trong lối suy nghĩ và ứng xừ của cà xã hội qua thời gian. Thời gian biến đổi có thể là kéo dài hay ngắn tùy thuộc vào điều kiện của từng nước, từng vùng.

 

2. Đặc điểm của biến đổi xã hội

– Biến đổi xã hội là một hiện tượng mang tính phổ biến nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa các xã hội. Mỗi xã hội đều biến đổi thông quan thời gian nhưng do điều kiện khác nhau nên các xã hội biến đổi theo những nhịp độ nhanh, chậm khác nhau.

– Biến đổi xã hội vừa mang tính kế hoạch vừa mang tính phi kế hoạch:

Biến đổi có kế hoạch là các chương trình hành động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn thực hiện, có phân bổ nguồn lực và các biện pháp thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu đề ra. Do đó, những biến đổi do con người chù động tạo nên đều là biến đổi có kế hoạch và con người có thể kiểm soát được như: quá trình đô thị hóa hay như chuyển đổi cơ cấu lao động – nghề nghiệp, phát triển kinh tế, ngoại giao, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu… Biến đổi phi kế hoạch là những việc xảy ra ngoài ý muốn của con người, hay do tự nhiên sinh ra mà con người không tự kiểm soát được ví dụ: quá trình đô thị hóa kéo theo đó là sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố, hiện tượng thất nghiệp, tệ nạn xã hội, giao thông, ô nhiễm môi trường,…

– Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả:

Có những biến đổi kéo dài chỉ trong một thời gian ngắn và không ảnh hưởng lâu dài đến đời sống cộng đồng, nhưng có những biến đổi dẫn đến sự thay đổi của nhiều thế hệ. Ví dụ: Đoàn thanh niên tổ chức phong trào thanh niên tình nguyện về các vùng nông thôn truyền thông, giáo dục cho người dân ý thức bảo vệ môi trường, các phong trào hoạt động của thiếu nhi,… những hoạt động thu hút được sự quan tâm và sự tham gia của thanh niên, người dân tại địa phương kết quả là ý thức và hành động của người dân có những chuyển biến rõ rệt, các vấn đề về bảo vệ môi trường, các hoạt động thanh thiếu nhi được quan tâm. Nhưng sau khi đoàn tình nguyện rút khỏi địa phương không có người tuyên truyền, không có chế tài nào ràng buộc trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường, không có cơ quan, tổ chức, đoàn thể nào đứng ra chịu trách nhiệm vấn đề này phong trào bị lắng xuống và mất dần trong một thời gian ngắn. Song những vấn đề biến đổi về khoa học công nghệ như internet ra đời đã làm thay đổi đời sống người dân không chỉ bây giờ mà còn về sau.

Do vậy, trong thực tế ảnh hưởng biến đổi xã hội cũng khác nhau tùy thuộc vào tính chất, mức độ phạm vi của nó. Thay đổi xã hội ỉà một tất yếu khách quan ưong quá trình phát ưiển của xã hội loài người, sự biến đổi xã hội này có thể tạo nên ảnh hưởng vừa tích cực vừa không tích cực, chẳng hạn như internet nó mang lại khả năng tiếp cận thông tin bên ngoài xã hội và thế giới nhanh, đa dạng làm thay đổi toàn bộ bộ mặt đời sống cả về vật chấi và tinh thần của người dân trên tất cả các lĩnh vực nhưng nó cũng tác động tới những thay đổi trong hệ thống các giá trị chuẩn mực, các hành vi ứng xử khi chúng ta không biết chọn lọc thông tin.

 

3. Các loại biến đổi xã hội

– Căn cứ vào nội dung của biến đổi xã hội có thể chia ra: biến đổi cấu trúc xã hội và biến đổi văn hóa xã hội. Cơ sở của biến đổi cấu trúc xã hội là biến đổi của phương thức sản xuất của cải vật chất. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp và cơ cấu nghề nghiệp có ảnh hưởng quan trọng nhất đến biến đổi cấu trúc xã hội. Sự biến đổi cấu trúc xã hội thường đi kèm theo sự biến đổi các thiết chế xã hội. Sự biến đổi cấu trúc xã hội vá thiết chế xã hội là tiền đề của sự biến đổi văn hóa xã hội và sự biến đổi văn hóa xã hội lại tác động trở lại đối với sự biến đổi của các thiết chế xã hội và cấu trúc xã hội

– Căn cứ vào khả năng kiểm soát của sự biến đổi có thể đưa ra: biến đổi có hoạch định và biến đổi không hoạch định. Biến đổi có hoạch định là những biến đổi được dự báo, được điều khiển, cỏ định hướng, có thể do nguyên nhân khách quan, có thể do những nhà cải cách tạo ra các điều kiện thực hiện những dự án có ý nghĩa toàn xã hội. Biến đổi không hoạch định thường là những biến đổi không dự báo trước, bất ngờ, xã hội chưa nhận thức được.

– Căn cứ vào tốc độ biến đổi có thể chia ra: biến đổi nhanh chóng và biến đổi chậm chạp. Biến đổi nhanh chóng diễn ra trong trường hợp nhờ nhận thức và hoạt động tự giác có kế hoạch định trước còn biến đổi chậm diễn ra một cách tự phát theo quy luật khách quan, con người tạo ra những điều kiện thuận lợi cho khả năng khách quan được thực hiện.

– Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của biến đổi xã hội có thể chia ra thành biến đổi vĩ mô và biến đổi vi mô: Biến đổi vĩ mô là những biến đổi diễn ra và xuất hiện trên phạm vi rộng lớn. Sự biến đổi này có thể không nhận thấy được vì nó diễn ra chậm chạp và thời gian dài. Biến đổi vi mô là biển đổi nhỏ, nhanh chóng.

Việc phân loại biến đổi xã hội chỉ mang tính chất tương đối, bởi trên thực tế xã hội diễn ra phong phú và phức tạp không theo ý muốn của con người.

 

4. Những nhân tố của sự biến đổi

Khi nghiên cứu về những nhân tố biến đổi xã hội cho thấy có nhiều nhân tố liên quan đến sự biến đổi xã hội. Tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà người ta phân chia thành nhóm nhân tố khác nhau.

– Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên. Con người và tự nhiên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, khi thay đổi một bộ phận này sẽ kéo theo thay đổi của bộ phận kia. Do vậy, các yếu tố của điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, đất đai, sông, núi, tài nguyên, khí hậu, hệ động, thực vật… sự phân bố các điều kiện tự nhiên đó có ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống, hành vi và hoạt động ứng xử của con người. Có những nơi được thiên nhiên ưu đãi giàu có về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản tạo ra nguồn lực dồi dào, động lực cho sự biến đổi và phát triển. Việc khai thác thiên nhiên tùy thuộc vào quan điểm về không gian và thời gian của các nhóm, các xã hội cụ thể. Có những nước được thiên nhiên ưu ái nhưng do nhận thức và quá trình công nghiệp hóa dẫn tới việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách lãng phí, kiệt quệ để phát triển, tạo nên sự thay đổi về môi trường sinh thái, sự ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực tới sự biến đổi xã hội.

-Nhân tố chủ thể xã hội:

Con người là chủ thể của xã hội với các hoạt động xã hội như cá nhân, nhóm xã hội, cộng động, thiết chế xã hội hay thể chế xã hội cùng quan hệ giữa chúng. Với tư cách vừa là chủ thể, là đối tượng vừa là tác nhân của sự biến đổi xã hội. Chính những chủ thể này với sức mạnh tổng hợp của mình đã trở thành động lực cho sự biến đổi xã hội. Bên cạnh đó, để các chủ thể phát huy được sức mạnh của mình đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của các Đảng phái chính trị, Nhà nước hay Chính phủ. Vai trò của các cá nhân, các nhà lãnh đạo là rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, như vậy, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải là những người có đức, tài-để tập họp được quần chúng nhân thực hiện những sự biến đổi xã hội theo mục tiêu xác định.

-Nhân tố thuộc về khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Kỹ thuật – Công nghệ mới là một yếu tổ cơ bản của sự biến đổi xã hội. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển nhất là sự sự xuất hiện liên tiếp và nhanh chóng của các thế hệ máy tính đã giúp con người không chỉ giảm nhẹ mà còn rút ngắn được rất nhiều thời gian tham lao động chân tay và trí óc. Nhiều phát minh kỹ thuật đã đưa đến thay đổi xã hội, văn hóa một cách rộng rãi,… Quá trình vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sàn xuất, trong quá trình phân công lao động xã hội, trong chăm sóc và khám chữa bệnh đã thúc đẩy sự phát triển của xã hội đồng, thời làm thay đổi nhận thức và quan hệ xã hội giữa các cá nhân. Ví dụ: trong sản xuất đã áp dụng máy móc vào sản xuất đem lại năng xuất lao động cao nhưng nó sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa sức lao động; Trong lĩnh vực y học áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong chăm sóc và khám chữa cho người bệnh đã làm thay đổi trong lĩnh vực y học đồng thời mang lại hiệu quả cao như việc cấy ghép các nội tạng, sử dụng robot trong phẫu thuật. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học công nghệ cùng gây nhiều tác hại như môi trường sinh thái bị ảnh hưởng hay sự thay đổi về lối sống.

Các yếu tố về kinh tế: Những biến đổi cơ bản của xã hội hâu hết liên quan đến các yếu tố kinh tế. Chính sự biến đổi trong các phương pháp, cách thức sản xuất, quá trình đô thị hóa các nhà máy, xí nghiệp phát triển cùng với các tổ chức đoàn thể đã tác động tới sự biến đổi xã hội. Sự biến đổi trong phương thức sản xuất dẫn đến sự tăng thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động, cùng với đó việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng tình trạng thất nghiệp.

Nhu câu giáo dục nhiều hơn đối với lực lượng lao động, dẫn đến sự giáo dục bắt buộc. Sự tiếp cận nhiều hơn với giáo dục cho cả phụ nữ và nam giới tạo sự bình đẳng hơn trên mọi khía cạnh đối với phụ nữ.

Sự biến đổi trong phương pháp, cách thức sản xuất, quá trình đô thị hóa, tình trạng di dân dẫn tới thành lập các nhà máy, xí nghiệp thu hút lao động vào làm việc tạo lên sự thay đổi xã hội.

Văn hóa mới. Quá trình liên kết toàn cầu hóa mang lại đã làm cho cả thế giới đang hình thành một thị trường thống nhất, một sự lưu thông của tự do hàng hóa và phổ biến thông tin…, Thông qua sự truyền bá những thành tựu văn hóa cùa các dân tộc khác nhau, đặc biệt là sự phát triển cùa internet các nền văn hóa thường xuyên được tiếp xúc và trao đổi giữa các dân tộc, các quốc gia, tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa các xã hội khác nhau đã làm thay đổi các khía cạnh của văn hóa của hầu hết các nước dẫn tới việc hình thành văn hóa mới như: những giá trị, niềm tin, phong tục, tập quán mói, tôn giáo mới,… Quá trình này tác động đến sự hiến đổi xã hội của các nước.

Tăng trưởng dân sổ: Sự tăng trưởng nhanh về dân số là một động lực chính đưa đến sự biến đổi xã hội hiện đại. Sự biến đổi căn bản về quy mô dân số, cơ cấu dân số, biến đổi dân so theo độ tuổi, giới tính, mức sinh, mức tử, hay tình trạng di dân… có thể gây ra thay đổi sâu sắc về văn hóa, xã hội, đồng thời kéo theo sự biến đổi về cấu trúc và tổ chức xã hội. Dân số tăng đặt ra những vẩn đề mới đòi hỏi những mô hình mới của tổ chức xã hội. Sự phát triển dân số hoặc sự giảm sút dân số đều có tác động mạnh đến sự biến đổi xã hội. Những biến đổi nhân khẩu học vừa tạo ra cơ hội, vừa đặt ra những thách thức đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều vấn đề đổi với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Sự thay đổi trong cơ cấu dân số cũng đòi hỏi sự thích ứng về mặt xã hội, đời sống tinh thần – tình cảm của người cao tuổi.

Tư tưởng: Tư tường giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm biến đổi xã hội. Học thuyết của Karl Marx thừa nhận vai trò quan trọng của tư tưởng, lý luận trong việc tạo ra biển đổi xã hội. Do vậy, các nhà xã hội học đều cho rằng, tư tưởng có thể giúp cho xã hội giữ nguyên trạng thái hoặc có thể kích thích sự biến đổi xã hội nếu những niềm tin và chuẩn mực xã hội không còn phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Cấu trúc xã hội mới – Biến đổi cấu trúc xã hội là một trong những biến đổi xã hội điển hình nhất. Những hình thức của cẩu trúc xã hội có thể cũng là kết quả của sự phát minh, sáng tạo. Sự phát triển của công nghệ đã dẫn dắt đáng kể bởi nhũng tổ chức chính thức như chính phủ, trường học, các đơn vị liên doanh. Thông qua những tổ chức, cơ cấu xã hội mà kỹ, thuật, công nghệ mới xuất hiện và triển khai. Khi xuất hiện những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nó lại tạo ra một số ngành nghề mới, và tương ứng với nó là những cơ cấu xã hội mới, tổ chức xã hội mới, sự phân công, lao động mới. cấu trúc xã hội đóng vai trò chủ yếu trong sự biển đổi xã hội, sự biến đổi trong các vai trò mới và nhũng ngayên nhân khác nhau làm biến đổi xã hội. Vỉ dụ như biển đổi về hệ thống cẩu trúc phân tầng xã hội hay như sự biến đổi về cơ cấu kinh tế đây là một trong những biến đổi xã hội chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hoặc sự biến đổi về cấu trúc gia đình từ truyền thống sang gia đình hiện đại cho phù hợp với những đòi hỏi của xã hội sẽ ảnh hưởng tới chức năng, vai trò của các thành viên trong gia đình.

Biến đổi của hệ sinh thái: sự biến đổi trong môi trường tự nhiên tạo nên biến đổi xã hội. Do sự phát triển của dân số, khoa học công nghệ tác động tới môi trường tự nhiên làm cho khí hậu nóng lên hay lạnh quá, lũ lụt, động đất, hạn hán, một số động vật, thực vật bị tuyệt chủng, đưa đến hiểm họa tàn phá thiên nhiên, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới môi trường sổng. Chính những tác động của con người làm thay đổi môi trường thiên nhiên làm cho khí hậu trái đất ngày một nóng lên, băng tan, hiệu ứng nhà kính, bão lụt làm thay đổi cuộc sổng sinh hoạt của con người.

Những xung đột: Trong xã hội có nhiều sự thay đổi do những nguyên nbân xung đột có thể là nội tại (trong bản thân) cá nhân hay những bất đồng xã hội, những xung đột về lợi ích, những cuộc đấu tranh giữa các cá nhân, giữa các nhóm khác nhau của các xã hội – đó là những mâu thuẫn giữa các giai cấp, chủng tộc, các nhóm, tổ chức, dân tộc ít người, sự khác biệt về tôn giáo. Chính vì những mâu thuẫn này đã tạo nên các phong trào đấu tranh để giải quyết các mâu thuẫn, nếu không có sự điều hòa, giải pháp thỏa đáng. Các phong trào này tạo nên sự biến đổi xã hội trên những phạm vi và ở những mức độ khác nhau’.

Tóm lại: Sự biến đổi xã hội là tất yểu xảy ra ở mọi xã hội, mỗi xã hội khác nhau biến đổi xã hội sẽ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước.

 

5. Một số vấn đề về sự biến đổi của xã hội Việt Nam hiện nay

Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã, đang và sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử, trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau sự biến đổi xã hội cũng có sự khác nhau. Biến đổi xã hội ở Việt Nam là kết quả trực tiếp của quá trình đổi mới xã hội nói chung trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Sự biến đổi này nó phong phú đa dạng biểu hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như:

-Biến đổi xã hội trên lĩnh vực kinh tế: Trong bối cảnh có nhiều thời cơ thuận lợi và khó khăn đan xen. Thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy nhanh, đầu tư lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động hợp tác trong khu vực nhất là cạc nước ASEAN ngày càng mở rộng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Sau hon 30 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật quan trọng cho sự phát triên kinh tế. GDP hàng năm tăng, năm 2018 thu nhập GDP bình quân đầu người ước đạt 2.587 USD1, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp.

Việt Nam đã xây dựng nền kinh tế đa dạng hơn, nhiều ngành nghề mới, nhiều sản phẩm chất lượng cao thuận lợi cho xuất nhập khẩu, họp tác kinh tế với các nước trong khu vực, đặc biệt Việt Nam đã tham gia hiệp hội thương mại thế giới WTO năm 2007 mở rộng thị trường.

Kết cấu hạ tầng ngày càng nâng cao, hiện đại, nhiều khu công nghiệp, khu sàn xuất nông nghiệp ra đời mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khoa học kỹ thuật tiên tiến được áp dụng phục vụ sản xuất. Nguồn lực kinh tế được khai thác có hiệu quả đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển, năm 2018 cả nước có khoảng 3.046 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký cấp mới gần 18 tỷ USD. Cũng trong năm 2018 có 112 quốc gia đầu tư tại các vùng lãnh thổ ở Việt Nam vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất.

Nhà nước quản lý kinh tế có hiệu quả, nhiều chính sách phục vụ phát triển kinh tế được nhà nước áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao như xây dựng các khu công nghiệp, chính sách khuyển nông, khuyến ngư,… đa dạng hàng hóa nền kinh tế, sản xuất mang khuynh hướng sản xuất hàng hóa.

Nhờ sự biến đổi đó làm cho đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao.

– Biến đối về chính trị. Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tời tất cả các nước. Các quốc gia lớn nhỏ đều tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Đứng trước vấn đề đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều sự điều chỉnh, sửa đổi đường lối, chính sách trong điều hành, lãnh đạo đất nước nhằm phù hợp với hoàn cảnh tình hình cụ thể của đất nước.

– Trên lĩnh vực đối nội: Việt Nam tích cực thực hiện các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong nước, các chính sách này góp phần vào việc ổn định chính trị, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển có hiệu quả.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế hành chính, hoàn thiện các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương xuống địa phương,… không ngừng chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh phong trào phê bình và tự phê bình trong hệ thống đảng, phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn bộ nhân dân.

-Trên lĩnh vực đổi ngoại: Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mờ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển”. Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ họp tác nhiều mặt song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước trong và ngoài khu vực. Nhiều hiệp định, thỏa thuận quan trọng đã được ký kết như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc,… Các mối quan hệ này đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hòa bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức khu vực và thế giới như Diễn đàn Họp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Á – Âu (ASEM) và gần đây nhất là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ 2 năm 2019 tại Hà Nội. Những đóng góp của Việt Nam vào hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế đã góp phần từng bước nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Những nỗ lực này của Việt Nam thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình đối với bạn bè ở khu vực và quốc te góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thé giới vì hòa bình, ổn định và phát triển đây cũng là điều kiện để các nước đầu tư, hợp tác với Việt Nam phát triển kinh tế.

– Biến đổi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Một trong những yêu cầu để chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cải thiện nguồn vốn con người để có thể đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức và ký năng liên tục thay đổi trong môi trường lao động mới hiện nay. Điều này đặt ra cho giáo dục và đào tạo sứ mệnh to lớn là chuẩn bị đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, vấn đề mà nhiều quốc gia đều nhận thấy và đặt ra đó là chuyển từ một nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức, kỹ năng cho người học sang một nền giáo dục giúp phát triển năng lực, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo cho người học, đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho công dân trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và sự phất triển đất nước tính cho đến năm học 2016-2017, cả nước hiện có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Với 22,5 triệu học sinh, sinh viên theo học. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo cũng tăng nhanh về số lượng nâng dần về chất lượng, từng bước khắc phục một phần bất hợp lí về cơ cấu để đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục; tình hình giáo dục ngày một phát triển cả về chất lượng và số lượng ở tất cả các cập học và bậc học. Giáo dục nghề nghiệp ngày càng được chú trọng đầu tư, cùng với đó là giáo dục đại học và sau đại học.

Luật Minh Khuê (tổng hợp)