Một số vấn đề về ngữ nghĩa học và từ điển học
Từ VLOS
1.1.
Một
số
khái
niệm
cơ
bản
của
ngữ
nghĩa
học
Dựa
vào
đặc
điểm
của
ngữ
nghĩa
học
hiện
đại
là
“không
chỉ
đóng
khung
trong
sự
miêu
tả,
phân
loại
mà
đang
chuyển
mạnh
sang
việc
phát
hiện
ra
các
quy
tắc
điều
khiển
các
quá
trình
tạo
nghĩa”,
chấp
nhận
quan
điểm
của
Đỗ
Hữu
Châu
về
sự
phân
chia
ngữ
nghĩa
học
thành
hai
lĩnh
vực:
ngữ
nghĩa
học
hệ
thống
(chủ
yếu
là
ngữ
nghĩa
học
từ
vựng)
và
ngữ
nghĩa
học
hoạt
động
(nghiên
cứu
ý
nghĩa
và
sự
hình
thành
ý
nghĩa
của
các
đơn
vị
hành
chức
của
ngôn
ngữ,
trên
quan
điểm
kết
hợp
ngữ
nghĩa
–
ngữ
dụng),
các
khái
niệm
cơ
bản
của
ngữ
nghĩa
học
ở
mục
này
được
đề
cập
đến
trong
hai
tiểu
mục
nhỏ:
ngữ
nghĩa
học
từ
vựng
và
ngữ
nghĩa
ngữ
dụng.
1.1.1.
Ngữ
nghĩa
học
từ
vựng
1.1.1.1.
Nghĩa
từ
và
phân
tích
nghĩa
từ
Có
nhiều
quan
niệm
khác
nhau
về
ý
nghĩa
từ
vựng,
trong
đó
chúng
tôi
chấp
nhận
quan
niệm
của
Ju.
X.
Xtepanov
cho
rằng:
“Ý
nghĩa
của
từ
phản
ánh
những
đặc
trưng
chung
đồng
thời
là
đặc
trưng
bản
chất
của
sự
vật
được
con
người
nhận
thức
trong
thực
tiễn
xã
hội.
Ý
nghĩa
của
từ
hướng
đến
khái
niệm
như
là
hướng
đến
cái
giới
hạn
của
mình”.
Quan
niệm
trên
đây
cho
thấy
rõ
tính
phức
tạp
và
không
bất
biến
của
ý
nghĩa
từ
vựng.
Sự
phức
tạp
được
thể
hiện
qua
các
thành
phần
của
nó,
theo
sự
phân
chia
của
L.
Zgusta,
ngoài
nội
dung
chính
nghĩa
biểu
niệm,
“là
tập
hợp
các
‘nét
tiêu
chuẩn’,
là
nội
dung
tâm
lí,
khái
niệm
tương
ứng
được
biểu
đạt
trong
từ”,
ý
nghĩa
từ
vựng
còn
bao
gồm
cả
nghĩa
biểu
thái
“bao
gồm
mọi
đặc
tính
khác
nhau
của
từ
cần
yếu
về
mặt
ngữ
nghĩa”
và
phạm
vi
ứng
dụng.
Với
quan
niệm
nét
nghĩa
là
“những
yếu
tố
ngữ
nghĩa
chung
cho
nghĩa
của
các
từ
thuộc
cùng
một
nhóm
từ,
hoặc
riêng
cho
nghĩa
của
một
từ,
đối
lập
với
nghĩa
của
những
từ
khác
trong
cùng
một
nhóm”,
Hoàng
Phê
cho
rằng
nghĩa
từ
“là
một
tập
hợp
những
nét
nghĩa
có
quan
hệ
quy
định
lẫn
nhau”.
Các
mối
quan
hệ
đó
là
quan
hệ
trật
tự
và
quan
hệ
cấp
bậc,
chúng
làm
nên
cấu
trúc
tầng
bậc
của
nghĩa
từ.
Các
từ
có
cùng
một
kiểu
cấu
trúc
ngữ
nghĩa,
tức
là
có
số
lượng
nét
nghĩa
như
nhau,
trật
tự
và
quan
hệ
giá
trị
giữa
các
nét
nghĩa
giống
nhau
làm
nên
hiện
tượng
đẳng
cấu
ngữ
nghĩa.
Phương
pháp
phân
tích
cấu
trúc
nghĩa
từ
có
hiệu
quả
hơn
cả
hiện
nay
là
phương
pháp
phân
tích
thành
tố.
1.1.1.2.
Quan
hệ
từ
vựng
–
ngữ
nghĩa
“Các
từ
trong
vốn
từ
vựng
không
tồn
tại
một
cách
cô
lập
mà
tạo
thành
những
loại,
những
nhóm
cùng
loại
có
tính
chất
hệ
thống
nào
đó,
cùng
với
một
số
từ
khác.”
[Ju.
X.
Xtepanov].
Tính
hệ
thống
này
“có
mặt
trong
mọi
cấp
độ
tổ
chức
từ
vựng”
[Nguyễn
Ngọc
Trâm]
và
được
thể
hiện
ở
các
hiện
tượng
đa
nghĩa,
đồng
âm,
đồng
nghĩa,
trái
nghĩa,
ở
sự
phân
chia
từ
vựng
thành
các
trường
từ
vựng-ngữ
nghĩa.
Đa
nghĩa
là
hiện
tượng
một
từ
có
nhiều
nghĩa,
các
nghĩa
này
có
thể
có
liên
hệ
với
nhau
về
mặt
lịch
sử
–
dẫn
đến
sự
phân
biệt
nghĩa
gốc
/
nghĩa
phái
sinh,
hoặc
liên
hệ
về
logic
–
có
nghĩa
cụ
thể
/
nghĩa
trừu
tượng,
nghĩa
chính
/
nghĩa
phụ;
các
mối
liên
hệ
này
lại
tạo
nên
tính
hệ
thống
chặt
chẽ
giữa
các
nghĩa
trong
từ
đa
nghĩa.
Ngược
lại,
đồng
âm
là
hiện
tượng
nhiều
từ
có
nghĩa
khác
nhau
nhưng
có
vỏ
ngữ
âm
giống
nhau.
Trong
tiếng
Việt,
đồng
âm
được
phân
loại
tiếp,
theo
tiêu
chí
có
hay
không
có
mối
liên
hệ
nguồn
gốc
–
ngữ
nghĩa,
thành
đồng
âm
cùng
gốc
và
đồng
âm
ngẫu
nhiên.
Nếu
như
đồng
nghĩa
“là
hiện
tượng
các
từ
có
hình
thức
khác
nhau
nhưng
giống
nhau
về
ý
nghĩa”
và
“phản
ánh
mối
quan
hệ
đồng
nhất
giữa
các
từ
có
cùng
ý
nghĩa
biểu
niệm”,
thì
trái
nghĩa
lại
là
“hiện
tượng
những
từ
khác
nhau
về
ngữ
âm,
đối
lập
về
ý
nghĩa,
biểu
hiện
các
khái
niệm
tương
phản
về
logic,
nhưng
tương
liên
lẫn
nhau.”
[Nguyễn
Thiện
Giáp].
Ở
một
góc
độ
khác,
người
ta
lại
chia
hệ
thống
từ
vựng
thành
những
“tập
hợp
từ
vựng
có
sự
đồng
nhất
ngữ
nghĩa
xét
theo
một
phương
diện
nào
đấy
(…)
để
phát
hiện
ra
tính
hệ
thống
và
cấu
trúc
của
hệ
thống
từ
vựng
về
mặt
ngữ
nghĩa”
[Đỗ
Hữu
Châu]
–
đó
là
các
trường
từ
vựng-ngữ
nghĩa.
Như
vậy,
đa
nghĩa
và
đồng
âm
thể
hiện
quan
hệ
về
nghĩa
trong
một
từ
hoặc
trong
một
từ-ngữ
âm;
đồng
nghĩa
và
trái
nghĩa
thể
hiện
quan
hệ
giữa
các
từ
trong
một
nhóm;
còn
trường
từ
vựng-ngữ
nghĩa
thể
hiện
quan
hệ
của
một
tập
hợp
nhiều
đơn
vị
từ
vựng.
1.1.2.
Ngữ
nghĩa
ngữ
dụng
Chúng
tôi
không
quan
tâm
đến
toàn
bộ
đối
tượng
đa
dạng
của
ngữ
dụng
học
mà
chỉ
đề
cập
đến
những
vấn
đề
có
liên
quan
trực
tiếp
đến
ngữ
nghĩa
của
từ
và
ngữ
nghĩa
của
lời.
Đó
là
các
vấn
đề
tiền
giả
định,
ngữ
nghĩa
của
lời
và
khái
niệm
tình
thái.
Có
hai
loại
tiền
giả
định:
tiền
giả
định
tổ
hợp
thực
chất
là
“sự
phụ
thuộc
lẫn
nhau
trong
quan
hệ
ngữ
đoạn”
[J.
Lyons];
phức
tạp
hơn
và
cũng
quan
trọng
hơn
là
tiền
giả
định
nội
tại
–
là
điều
được
giả
định
trước
là
đúng
để
xác
định
giá
trị
chân
lí
của
điều
được
nói
ra
là
đúng
hay
sai,
đó
là
“những
nét
nghĩa
không
có
giá
trị
thông
báo
chính
thức,
không
chấp
nhận
bất
cứ
một
sự
thuyết
minh,
một
hạn
định
nào”
nhưng
lại
là
“điều
kiện
bên
trong,
là
một
nội
dung
không
thể
thiếu
được
của
nghĩa
từ”
[Hoàng
Phê].
Nghĩa
của
lời
là
tất
cả
những
gì
mà
người
nói,
qua
lời,
muốn
truyền
đến
cho
người
đối
thoại.
Đó
không
chỉ
là
nội
dung
mệnh
đề
của
câu
mà
còn
có
những
yếu
tố
khác,
những
yếu
tố
tình
thái.
Hoàng
Tuệ
cho
rằng
“tình
thái
là
một
khái
niệm
trong
sự
phân
tích
ngữ
nghĩa
của
câu,
sự
phân
tích
theo
cách
nhìn
tìm
đến
thái
độ
của
người
nói
trong
hoạt
động
phát
ngôn,
tức
cũng
là
tìm
đến
tác
động
ngữ
dụng,
tác
động
mà
người
nói
muốn
tạo
ra
ở
người
nghe
trong
thực
tiễn
hoạt
động
ngôn
ngữ”.
1.2.
Một
số
khái
niệm
cơ
bản
về
từ
điển
và
từ
điển
học
1.2.1.
Chức
năng
và
đặc
điểm
cơ
bản
của
từ
điển
Các
chức
năng
cơ
bản
của
từ
điển
là
cung
cấp
thông
tin,
phục
vụ
giao
tiếp,
hướng
dẫn
–
giáo
dục
ngôn
ngữ,
góp
phần
chuẩn
hoá
ngôn
ngữ
và
phục
vụ
nghiên
cứu.
Để
thực
hiện
các
chức
năng
này,
từ
điển
có
những
đặc
điểm
riêng,
khác
biệt
với
các
loại
sách
khác.
Vừa
là
một
sản
phẩm
khoa
học,
lại
vừa
là
một
loại
sách
công
cụ,
từ
điển
phải
đồng
thời
đảm
bảo
hai
tính
chất
cơ
bản
là
tính
khoa
học
và
tính
tiện
dùng,
ngoài
ra
còn
có
tính
tư
tưởng.
1.2.2.
Phân
loại
từ
điển
Có
nhiều
cách
phân
loại
từ
điển
khác
nhau,
tiêu
biểu
là
sự
phân
loại
của
L.
V.
Serba
(1940),
của
L.
Zgusta
(1971).
Trong
nghiên
cứu
từ
điển
học,
sự
phân
biệt
thường
được
nhắc
đến
nhất
là
sự
phân
biệt
giữa
từ
điển
bách
khoa
“cung
cấp
những
kiến
thức
về
các
đối
tượng
do
từ
ngữ
biểu
thị”
trong
mối
quan
hệ
với
từ
điển
ngôn
ngữ
“cung
cấp
kiến
thức
về
chính
các
đơn
vị
từ
ngữ”;
từ
điển
song
ngữ
phân
biệt
với
từ
điển
đơn
ngữ.
Chiếm
một
vị
trí
quan
trọng
trong
từ
điển
đơn
ngữ
là
từ
điển
giải
thích
(giải
thích
ý
nghĩa
các
đơn
vị
được
miêu
tả),
khác
với
các
từ
điển
chuyên
biệt
(cung
cấp
những
thông
tin
khác
như
chính
tả,
đồng
nghĩa,
trái
nghĩa,
đồng
âm,
v.v.).
1.2.3.
Cấu
trúc
của
từ
điển
giải
thích
Cấu
trúc
chung
của
mọi
loại
từ
điển,
khác
hẳn
với
các
sách
khác,
là
từ
điển
có
cấu
trúc
đôi,
có
tính
hệ
thống
chặt
chẽ.
Các
mục
từ
trong
một
quyển
từ
điển
được
sắp
xếp
theo
một
trật
tự
nhất
định,
mỗi
mục
từ
là
một
đơn
vị
độc
lập,
có
nội
dung
riêng
biệt.
Cấu
trúc
của
từ
điển
giải
thích
vào
loại
đa
dạng
và
phức
tạp
nhất
trong
các
loại
từ
điển.
Lí
luận
từ
điển
học
hiện
đại
đã
có
một
bước
ngoặt
đáng
kể
với
các
khái
niệm
cấu
trúc
vĩ
mô
và
cấu
trúc
vi
mô
mà
J.
Rey
Debove
đưa
ra.
Cấu
trúc
vĩ
mô
hay
còn
gọi
là
cấu
trúc
bảng
từ:
Các
mục
từ
trong
từ
điển
giải
thích
phải
được
thu
thập
theo
những
tiêu
chí
nhất
định,
tạo
thành
một
bảng
từ
có
cấu
trúc
chặt
chẽ,
có
tính
hệ
thống,
đảm
bảo
sự
nhất
quán.
Cấu
trúc
vi
mô
hay
còn
gọi
là
cấu
trúc
mục
từ:
J.
Rey
Debove
coi
mỗi
mục
từ
trong
từ
điển
có
cấu
trúc
như
một
câu,
trong
đó
đơn
vị
mục
từ
là
chủ
ngữ,
các
thông
tin
là
vị
ngữ;
L.
Zgusta
gọi
hai
thành
phần
chính
của
cấu
trúc
vi
mô
là
phần
đề
(mục
từ)
và
phần
chính
(các
thông
tin).
Hai
quan
niệm
này
cùng
nêu
lên
một
đặc
tính
cơ
bản
của
cấu
trúc
mục
từ,
đó
là
tính
“đề
–
thuyết”.
Trong
từ
điển
giải
thích,
nội
dung
cơ
bản
là
thông
tin
ngữ
nghĩa,
mà
thành
phần
hạt
nhân
là
phần
định
nghĩa.
Tác
giả
[
sửa
]
-
TS.
Hoàng
Thị
Tuyền
Linh
Trung
Tâm
Từ
Điển
Học
–
Vietlex