Một số vấn đề pháp lý về nghĩa vụ của người quản lý công ty

Một số vấn đề pháp lý về nghĩa vụ của người quản lý công ty
Tác giả: Tiến sĩ Đỗ Minh Tuấn
Nhà xuất bản: Tư pháp
Khổ sách: 14*20cm
Số trang: 344
Giá bìa: 150.000 đ
Xuất bản: 5.2018

Mối quan hệ giữa công ty với người quản lý công ty là quan hệ đang xiết. Trong đó, người quản lý công ty là người đại diện, còn công ty là người vì quyền. Trong mối quan hệ này giữa công ty và người quản lý công ty thường có nguy cơ tồn tại xung đột lợi ích. Luôn có nguy cơ người quản lý công ty xâm phạm lợi ích của công ty nếu không được kiểm soát. Vì vậy, như vụ của người quản lý công ty là công cụ nhằm ngăn chặn người quản lý công ty có hành vi xâm phạm lợi ích của công ty.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cho thấy sự thành bại của công ty phụ thuộc vào sự tận tâm và lòng trung thành của người quản lý công ty. Những bổn phận mang tính đạo đức nó dần dần trở thành những nghĩa vụ pháp lý của người quản lý công ty.Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có những quy định về nghĩa vụ của người quản lý công ty trong pháp luật. Các tổ chức tự quản, như các sở giao dịch chứng khoán, các hiệp hội hàng gì cũng đã ban hành nhiều quy tắc quản trị doanh nghiệp áp dụng cho các thành viên của các tổ chức này. Bên cạnh đó, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế và xây dựng nguyên tắc quản trị theo xu hướng quản trị tốt để các quốc gia và các doanh nghiệp tham khảo. Ở Việt Nam, nhiệm vụ của người quản lý công ty cũng bước đầu được quy định trong luật doanh nghiệp và một số văn bản quy phạm pháp luật khác.Pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty và nhà đầu tư trước các hành vi sai trái của người quản lý công ty. Tuy nhiên, quản trị doanh nghiệp mình đang còn là vấn đề mới ở Việt Nam. Vì vậy, các quy định của pháp luật Việt Nam về quản trị doanh nghiệp, trong đó có vấn đề về nghĩa vụ của người quản lý công ty vẫn còn tiếp tục phải được nghiên cứu để hoàn thiện nhằm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu hướng quản trị tốt trên thế giới.Vì lẽ đó, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn sách chuyên khảo “Một số vấn đề pháp lý về những vụ của người quản lý công ty” của tiến sĩ đỗ Minh Tuấn.Nội dung cơ bản của cuốn sách gồm 5 chương:Chương 1. Khái niệm người quản lý công ty1.1. Khái quát chung về công ty1.2. Khái quát chung về cơ cấu quản lý công ty1.3. Nhận diện người quản lý công ty1.4. Phân loại người quản lý công tyChương 2. Những vấn đề lý luận về nghĩa vụ của người quản lý công ty2.1. Cơ sở khoa học cho sự tồng tại nghĩa vụ của người quản lý công ty2.2. Khái niệm và bản chất của nghĩa vụ của người quản lý công ty2.3. Nội dung cấu thành nghĩa vụ của người quản lý công ty2.4. Phân loại nghĩa vụ của người quản lý công ty2.5. Các yếu tố chi phối việc thiết lập và thực hiện các quy tắc điều chỉnh quan hệ nghĩa vụ của người quản lý công ty2.6. Nguồn chứa đựng các quy tắc điều chỉnh quan hệ nghĩa vụ của người quản lý công tyChương 3. Các nghĩa vụ cơ bản của người quản lý công ty3.1. Nghĩa vụ trung thành của người quản lý công ty3.2. Nghĩa vụ cẩn trọng của người quản lý công ty3.3. Nghĩa vụ của người quản lý công ty đối với người thứ ba3.4. Nghĩa vụ tuân thủ của người quản lý công ty3.5. Ngĩa vụ của người điều hànhChương 4. Trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty4.1. Khái quát chung về trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty4.2. Trách nhiệm dân sự của người quản lý công ty4.3. Trách nhiệm kỷ luật của người quản lý công ty4.4. Trách nhiệm hành chính của người quản lý công ty4.5. Trách nhiệm hình sự của người quản lý công ty4.6. Miễn, giảm trách nhiệm pháp lý cho người quản lý công tyChương 5. Cơ chế bảo đảm thực hiện các quy tắc về nghĩa vụ của người quản lý công ty5.1. Khái quát cchung về cơ chế bảo đảm thực hiện các quy tắc về nghĩa vụ của người quản lý công ty5.2. Cơ chế giám sát bởi cơ quan hành chính nhà nước5.3. Cơ chế giám sát bởi tổ chức xã hội – nghề nghiệp và tổ chức tự quản5.4. Cơ chế giám sát và kiểm soát nội bộ5.5. Cơ chế khởi kiệnPhụ lục A. Vụ bê bối của EnronPhụ lục B: Vụ bê bối của WorldCon