Một số vấn đề của Thương mại điện tử Việt Nam những năm tới

Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng vào đầu thế kỷ 21, trong cả học thuật và thực tiễn. Ngày nay, càng nhiều người tiêu dùng tham gia mua sắm trên các trang thương mại điện tử và các doanh nghiệp cũng có xu hướng đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng này. Ngành thương mại điện tử ở Việt Nam đang là một trong những lĩnh vực được chú trọng nhất. Sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam hiện nay ngày càng lớn và hứa hẹn sẽ bùng nổ trong tương lai. Tuy vậy, trong quá trình phát triển và hoạt động, thương mại điện tử Việt Nam sẽ gặp phải một số vấn đề cần được quan tâm trong những năm tới.

Thương mại điện tử là gì ?

Thương mại điện tử (E-commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến dựa trên các nền tảng công nghệ thông tin và sử dụng đường truyền internet để thực hiện các quá trình  mua bán  sản phẩm hay dịch vụ. Bằng các phương tiện điện tử mới, những hoạt động giao dịch, quảng bá, thậm chí là thanh toán được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.

Thay vì lúc trước chúng ta thường mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua hình thức truyền thống – trao nhận trực tiếp, thì giờ đây, chỉ cần một chiếc smartphone, laptop hoặc ipad có kết nối internet là bạn có thể mua sắm sản phẩm hay dịch vụ mà bạn muốn một cách dễ dàng thông qua hình thức trực tuyến với quy trình thanh toán đa dạng.

Tốc độ phát triển của Thương mại điện tử Việt Nam

Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương, thương mại điện tử Việt Nam đã đạt 11,8 tỷ đô la. Con số này chiếm khoảng 5,5% tổng mức bán lẻ sản phẩm tiêu dùng trên cả nước. Xét theo thứ hạng của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 2 trong top 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại cao nhất trong khu vực. Đứng đầu là nước Indonesia.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Google, Temasek và Bain and Company, quy mô thương mại điện tử hiện có trị giá lên đến 21 tỷ USD và dự kiến ​​đạt 57 tỷ USD vào năm 2025. Báo cáo cũng ghi nhận con số lên tới 8 triệu người sử dụng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Trong bối cảnh COVID-19, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng đáng kể, trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử năng động và hấp dẫn nhất  Đông Nam Á. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đạt  18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có mức tăng trưởng đạt 2 con số.

Khi các ngành bán lẻ hình thức trực tiếp đang gặp khó khăn do COVID-19, thì hình thức bán lẻ trực tuyến lại phát triển mạnh lên. Các số liệu thống kê và dự báo từ năm 2019 đến năm 2024 cho thấy thương mại điện tử xuyên biên giới tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 3,8%/năm; doanh thu bán lẻ thương mại điện tử tăng 15%. Tỷ trọng của thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ tăng 23,4%.

Một số vấn đề của Thương mại điện tử Việt Nam những năm tới

Ngành thương mại điện tử ở Việt Nam trong quá trình hoạt động và phát triển có thể sẽ gặp phải một số vấn đề không thể bỏ qua.

Tăng cường bảo vệ an ninh mạng

An ninh mạng không chỉ là vấn đề ở Việt Nam, mà còn là  thách thức của thương mại điện tử trên toàn cầu. Người châu Á là những người mua sắm trực tuyến tích cực trên thế giới, nhưng vẫn có những lo ngại nhất định về tính bảo mật của báo cáo tín dụng điện tử trong khu vực.

Theo Khảo sát An toàn Thông tin Toàn cầu của PwC

  • Có tới 44% công ty không xây dựng chiến lược bảo mật thông tin toàn cầu  

  • 48% công ty không chú trọng đào tạo nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho nhân viên của mình

  • 54% doanh nghiệp không có một quy trình đối phó với một cuộc tấn công mạng

Nhiều khách hàng lo ngại về việc thông tin của họ bị lộ khi họ mua sắm trực tuyến, và thực tế là như vậy. Nhiều người bị lộ thông tin và phải nhận đơn hàng giả. Trên thực tế, nhiều công ty đã nhận thức được sự nguy hiểm của những hành động vi phạm an ninh này. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thực sự quan tâm đến các biện pháp phòng chống tấn công mạng, bởi có nhiều lý do như không đủ ngân sách, không biết sử dụng công cụ nào,…

Theo ước tính, mỗi cuộc tấn công mạng có thể khiến các doanh nghiệp thiệt hại lên đến hàng triệu USD. Tổn thất do hoạt động bị gián đoạn, dữ liệu bị đánh cắp và quá trình khôi phục hệ thống có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng hỗn loạn hoặc thậm chí phá sản. Để cải thiện tình trạng này, các kế hoạch thương mại điện tử tại Việt Nam cần phải cải thiện chế độ bảo mật và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Môi trường cạnh tranh khốc liệt  

Môi trường cạnh tranh cũng là một trong những thách thức mà ngành quản lý thương mại điện tử Việt Nam phải đối mặt. Theo nghiên cứu của iPrice Group và SimilarWeb : tổng kết lượng truy cập website trung bình của các sàn TMĐT Đông Nam Á năm 2020 thu được kết quả có đến năm doanh nghiệp nội địa Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng top 10 khu vực. Các doanh nghiệp lần lượt là Thế Giới Di Động, Tiki, Sendo, Bách Hoá Xanh và FPT Shop. Bên cạnh đó là hai ông lớn Shopee, Lazada 

Hiện tại, các nền tảng thương mại điện tử lớn trên thị trường như Shopee, Lazada,… hầu hết trong số họ là các công ty có vốn nước ngoài đáng kể. Việc cạnh tranh với hai đối thủ này quả thực rất khó khăn đối với các nền tảng thương mại điện tử của các công ty quốc gia như Tiki, FPT, thegioididong,…

Hạn chế trong quy trình thanh toán trực tuyến

Thanh toán trực tuyến có tầm quan trọng rất lớn trong thương mại điện tử vì nó tạo điều kiện cho sự phát triển của loại hình kinh doanh này. Nhưng trên thực tế phương thức thanh toán trực tuyến còn có nhiều hạn chế. Mặc dù ví điện tử và cổng thanh toán được mở khá phổ biến nhưng hiệu quả không mấy tốt đẹp, do ví điện tử và các ngân hàng ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc đồng bộ. 

Theo thống kê, hơn 72 triệu thẻ ATM đã được phát hành tại Việt Nam trong năm 2013, nhưng trên thực tế, tỷ lệ thanh toán thẻ trực tuyến chỉ đạt 19% trên tổng số thẻ được báo cáo trên.

Thanh toán trực tuyến đang là một thử thách đối với thương mại điện tử Việt Nam. Cũng bởi vì hạ tầng thanh toán thẻ còn nhiều hạn chế và rủi ro. Người dân ngại sử dụng thẻ để thanh toán trực tuyến vì chưa cảm thấy an toàn với chất lượng sản phẩm trên mạng, quen nhìn tận mắt, sờ tận tay trước khi mua, sợ bị lừa đảo, thông tin không đầy đủ dẫn đến  rủi ro nhiều khi thanh toán trước. Chính vì vậy, việc người tiêu dùng thường lựa chọn hình thức thanh toán khi nhận hàng vì sợ lừa đảo, sợ nhận hàng ko đúng nên muốn kiểm tra hàng trước khi nhận hoặc khi sản phẩm có vấn đề thì quy trình trả hàng, hoàn tiền phức tạp.

Kiểm duyệt hàng hóa

Theo thống kê của báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, năm 2020, Ban Chỉ đạo cấp quốc gia đã phát hiện và xử lý 185.461 vụ buôn lậu hàng giả, gian lận thương mại. Kế đó, trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có hơn 30.000 vụ việc vi phạm được các lực lượng quản lý thị trường kiểm tra và xét xử, trong đó nổi cộm là các vụ buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Có thể thấy, hiện nay, tình hình buôn lậu hàng giả, gian lận thương mại, trốn thuế, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng diễn ra phức tạp,… Nếu doanh nghiệp muốn phát triển hơn trong lĩnh vực thương mại điện tử và nâng cao lòng tin với khách hàng thì cần kiểm duyệt hàng hoá thật kĩ càng. 

Tội phạm thương mại điện tử

Cho đến nay, có khoảng 7.726 tổ chức và trang web ứng dụng thương mại điện tử cá nhân đã đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương. Ngoài ra, hơn 1.200 trang web hoạt động mà không được phép. Điều này cho thấy thương mại điện tử đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, chính  sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho tội phạm công nghệ cao phát triển dưới nhiều hình thức với nhiều thủ đoạn tinh vi. 

Các phương thức của các tội phạm thương mại điện tử đều rất thủ đoạn thủ đoạn, chúng thường tạo ra các website bán hàng chính hãng giảm giá  40% – 60% nhưng lại sử dụng bán tiền giả, bằng cấp giả và gửi hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, cuối cùng là lấy tiền của khách hàng.   

Hoặc với một thủ đoạn khác, đó chính là “tin tặc”. Hacker sẽ xâm nhập vào tài khoản email của doanh nghiệp, sau đó theo dõi các giao dịch kinh doanh, tiếp đến chúng sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để thay đổi và đánh cắp thông tin khách hàng.

Để phòng chống tội phạm trong hoạt động thương mại điện tử, các doanh nghiệp cần xây dựng, nâng cao bảo mật thông tin, xử lý nghiêm khắc các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại như tố cáo, đệ đơn kiện lên bộ công thương. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong các hoạt động phòng chống tội phạm liên quan đến thương mại điện tử.

Thuế và chi phí khi kinh doanh online trên các sàn TMĐT

Gần đây nhà nước đã thu thuế các nhà bán bán hàng trên sàn TMĐT. Việc thu thuế thương mại điện tử được nhận định là vấn đề nan giải trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. 

Theo luật Quản lý thuế số 38 kết hợp cùng một số Thông tư ban hành kể từ năm 2020 đã bổ sung thêm các quy định liên quan đến quản lý thuế đối với các hoạt động trên sàn TMĐT. Vì vậy có thể thấy rằng, các doanh nghiệp bán hàng trên các sàn TMĐT có nghĩa vụ phải nộp thuế Giá trị gia tăng và thuế  và và thuế thu nhập cá nhân. 

Tại Việt Nam, thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành hình thái kinh doanh phổ cập của doanh nghiệp và có sức lan tỏa mạnh mẽ với người tiêu dùng. Báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp có TMĐT ở mức cao và liên tục tăng hàng năm. Chính vì vậy ở Việt Nam, thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực được chú trọng nhất và đây cũng là một “quân cờ” có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần. Nếu muốn phát triển hơn trong lĩnh vực Thương mại điện tử, thì các doanh nghiệp cần khắc phục những vấn đề mà sàn thương mại điện tử Việt Nam có thể gặp phải trong những năm tới.