MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
Mời các bạn tham khảo thêm tài liêu:
Bài 7: Hợp Chủng Quốc Hoa Kì ( Tiết 1 )
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Mục Lục
1. Kiến thức:
– Mô tả được đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư- xã hội của khu vực Tây Nam Á, Trung Á.
– Trình bày được những điểm khái quát nhất về nhà nước I-xra-en và nhà nước Pa-le-xtin.
2. Kĩ năng:
– Đọc được bản đồ, lược đồ Tây Nam Á, Trung Á.
– Phân tích được vị trí địa lí của hai khu vực, sự không rõ ràng, đan xen lãnh thổ giữa hai nhà nước I- xra-en và nhà nước Pa-le-xtin.
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
1. Tây Nam Á:
Hình tham khảo
– Có 20 quốc gia ( Bahrain, Jordan, Iran, Iraq, Ả Rập Saudi, Kuwait, Qatar, UAE, Palestine, Israel, Thổ Nhĩ Kì,… )
– Diện tích: Khoảng 7 triệu km2.
– Dân số: Gần 323 triệu người.
– Vị trí địa lí: Nằm ở Tây Nam châu Á, nơi tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên kênh đào Xuy ê là đường hằng hải quốc tế quan trọng từ Á sang Âu..
– Ý nghĩa: Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
– Đặc trưng về điều kiện tự nhiên: Khí hậu khô, nóng, nhiều núi, cao nguyên và hoang mạc.
– Tài nguyên, khoáng sản: Giàu dầu mỏ nhát thế giới: 50% trử lượng dầu mỏ thế giới.
– Đặc điểm xã hội nổi bật:
+ Là cái nôi của nền văn minh nhân loại.
+ Phần lớn dân cư theo đạo hồi.
2. Trung Á:
– Có 6 quốc gia ( 5 quốc gia thuộc Liên Bang Xô Viết cũ – Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Tajikistan, Kyrgyzstan và Mông Cổ/ Mongolia- thuộc Trung Quốc ).
– Diện tích: 5,6 triệu km2.
– Dân số: Hơn 80 triệu người.
– Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á- Âu, không tiếp giáp với đại dương.
– Ý nghĩa: Có vị trí chiến lược về kinh tế, quân sự: tiếp giáp với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á.
– Đặc trưng về điều kiện tự nhiên: Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục địa, nhiều thảo nguyên và hoang mạc.
– Đặc điểm xã hội nổi bật:
+ Đa dân tộc, vùng có sự giao thoa văn hoá Đông Tây.
+ Phần lớn dân cư theo đạo hồi.
3. Hai khu vực có những điểm chung:
– Cùng có vị trí địa lí – Chính trị chiến lược quan trọng.
– Cùng có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên khác.
– Tỉ lệ dân cư theo đạo hồi cao.
II. Nhà nước I-xra-en và nhà nước Pa-le-xtin
– Vị trí địa lí: Cùng ở khu vực Tây Nam Á, bên bờ Địa Trung Hải.
– Đặc trưng về tự nhiên: Cùng có khí hậu Địa Trung Hải, ít tài nguyên.
– Dân cư, tôn giáo: Có tôn giáo khác nhau, trình độ phát triển kinh tế còn chênh lệch nhiều.
– Các vấn đề nảy sinh: I-xra-en và Pa-le-xtin đang tồn tại các mâu thuẫn liên quan đến đất đai, tôn giáo, các quyền lợi khác, dẫn tới sự không công nhận quyền tồn tại của nhau.
A. TRẮC NGHIỆM
1. Ý nào đúng nhất khi nói về vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á?
a. Nơi tiếp giáp của hai đại lục và ba châu lục.
b. Ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp với hai đại lục và ba châu lục.
c. Tiếp giáp với biển Ca-xpia và biển đen.
d. Tiếp giáp với Địa Trung Hải.
2. Vị trí của Tây Nam Á rất quan trọng bởi vì:
a. Là cầu nối giữa hai đại lục và ba châu lục.
b. Nằm án ngữ đường thông thương hàng hải gần nhất từ châu Á sang châu Âu.
c. Nằm ở trung tâm các nền văn háo, văn minh trong lịch sử thế giới.
d. Tất cả các ý trên.
B. TỰ LUẬN
1. Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á, lược đồ khu vực Tây Nam Á phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á.
2. Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á, lược đồ khu vực Trung Á phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Trung Á.