Một số vấn đề cơ bản về quản lý đào tạo
1. Một số khái niệm
1.1. Giáo dục và đào tạo
* Giáo dục
* Đào tạo
– Đào tạo là một phạm trù giáo dục để chỉ riêng lĩnh vực giáo dục về nghề nghiệp, với một trình độ nghề nghiệp nhất định
– Quá trình ĐT, theo nghĩa hẹp, là quá trình dạy học-GD, là bộ phận chủ yếu nhất trong toàn bộ hoạt động của một nhà trường, do nhà trường tổ chức, quản lý, chỉ đạo.
* Nội dung dạy học
– Kinh nghiệm xã hội do loài người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử tích lũy lại trong nền văn hoá được các nhà khoa học giáo dục lựa chọn trên cơ sở yêu cầu của đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội, phát tiển văn hoá chung của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể đặc điểm tâm sinh lý của người học.
==> Xây dựng thành nội dung dạy học phù hợp với từng cấp học, bậc học.
* Hoạt động dạy học
– Giáo viên, chủ thể của hoạt động dạy, tổ chức quá trình tái tạo tri thức ở học sinh (chủ thể hoạt động học)
– Học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể tham gia tích cực vào hoạt động dạy
1.2.Khái niệm quản lý đào tạo
– Quản lý có nghĩa là: tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.(Theo từ điển tiếng Việt).
– Quản lý đào tạo là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục và đào tạo (được tiến hành bởi tập thể giảng viên và sinh viên, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách sinh viên theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
2. Nhiệm vụ của quản lý đào tạo
– Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
– Tạo động lực và khích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia quá trình đào tạo.
– Kết hợp việc phát huy cao độ tính sáng tạo của mỗi cán bộ, giảng viên với sự quản lý thống nhất của đội ngũ CBQL nhà trường
– Xây dựng cơ chế và có chính sách phù hợp để phát huy tối đa nội lực đi đôi với sự tranh thủ tiềm lực của các lực lượng ngoài nhà trường.
– Đảm bảo chất lượng bền vững
3. Đặc điểm của quản lý đào tạo
* Quản lý đào tạo mang tính chất quản lý hành chính – sư phạm
– Tính hành chính: Quản lý theo pháp luật, nội qui, qui chế
– Tính sư phạm: Quản lý phải phù hợp với qui luật của quá trình dạy học diễn ra trong môi trường sư phạm lấy hoạt động giáo dục – đào tạo làm đối tượng quản lý.
* Quản lý đào tạo mang tính chất đặc trưng của khoa học quản lý
– Thực hiện theo các chức năng quản lý
– Lập kế hoạch – Tổ chức – Lãnh đạo – Kiểm tra
– Vận hành theo các nguyên tắc, phương pháp quản lý
* Quản lý đào tạo có tính chất XHH cao
– Chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế – xã hội
– Cần huy động nhiều lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục – đào tạo
4. Quản lý đào tạo phải xuất phát từ đặc điểm của lao động sư phạm
– Đối tượng của lao động sư phạm là con người (sinh viên) có tính tích cực chủ động và tồn tại như là chủ thể của quá trình đào tạo.
– Công cụ lao động sư phạm là loại công cụ đặc thù
+ Trình độ khoa học và thực tế của giảng viên.
+ Trình độ nghiệp vụ sư phạm của giảng viên.
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà giáo.
+ Phương tiện dạy học.
– Tin: MX –