Một số tình huống về xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;Quốc hội ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính.Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về Một số tình huống về xử lý vi phạm hành chính. Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé.
1. Những quy định chung
Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số quy định chung tại Phần thứ nhất của Luật XLVPHC, cụ thể:
+ Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 2 Luật XLVPHC về giải thích từ ngữ “tái phạm”, theo đó, tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó.
+ Sửa đổi, bổ sung Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC quy định cụ thể về nguyên tắc xử phạt đối với từng hành vi trong trường hợp “vi phạm hành chính nhiều lần”, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.
+ Bổ sung điểm đ vào khoản 2 Điều 6 Luật XLVPHC quy định thời điểm để tính thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cá nhân bị đề nghị cố tình trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Theo đó, trong thời hạn được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này mà cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
+ Bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính tại Điều 12 Luật XLVPHC do trong quá trình thi hành phát sinh trong thực tiễn như: Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính; không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Về xử phạt vi phạm hành chính
Về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung mức phạt tối đa cho một số lĩnh vực chưa được quy định tại Điều 24 Luật XLVPHC; chỉnh sửa tên gọi một số lĩnh vực cho phù hợp với các Luật hiện hành ban hành sau Luật XLVPHC, cụ thể:
– Tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực như: Giao thông đường bộ: từ 40 triệu lên 75 triệu; Phòng, chống tệ nạn xã hội: từ 40 triệu lên 75 triệu; Cơ yếu: từ 50 triệu lên 75 triệu; Quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia: từ 50 triệu lên 75 triệu; Giáo dục: từ 50 triệu lên 75 triệu; Điện lực: từ 50 triệu lên 100 triệu; Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: từ 100 triệu lên 200 triệu; Thủy lợi: từ 100 triệu lên 250 triệu; Báo chí: từ 100 triệu lên 250 triệu; Kinh doanh bất động sản: từ 150 triệu lên 500 triệu.
Về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, So với Luật XLVPHC, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thủ tục xử phạt để bảo đảm tính cụ thể, rõ ràng, tính khả thi khi áp dụng trong thực tiễn nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quá trình thi hành Luật XLVPHC thời gian qua, cụ thể Luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập kể trên, cụ thể là:
– Tăng thời hạn định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại khoản 3 Điều 60 Luật XLVPHC từ 24 giờ lên 48 giờ.
Về việc thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung về vấn đề này như sau:
+ Luật số 67/2020/QH14 quy định rõ hơn trường hợp không ra quyết xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn áp dụng tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định thì không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính để bảo đảm tính rõ ràng hơn khi áp dụng pháp luật tại Điều 65 Luật XLVPHC.
+ Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung quy định về hoãn, giảm, miễn tiền phạt tại Điều 76 và Điều 77 Luật XLVPHC theo hướng bổ sung quy định tổ chức cũng được hoãn, giảm, miễn tiền phạt để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho tổ chức/doanh nghiệp khi gặp khó khăn về tài chính do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ (khoản 37, 38 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14).
+ Tại Điều 88 Luật số 67/2020/QH14 đã bổ sung quy định cụ thể về thời hạn, thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3.Thẩm quyền của Thanh tra
Theo Điều 46 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng không, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải, Chánh thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Chánh thanh tra Ủy ban chứng khoán Nhà nước; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số khu vực và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Cục trưởng Cục Thống kê, Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4.Về thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính
Khoản 4 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 bổ sung điểm đ vào khoản 2 Điều 6 Luật XLVPHC năm 2012 quy định thời điểm để tính thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong trường hợp cá nhân bị đề nghị cố tình trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Theo đó, trong thời hạn được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này mà cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì thời hiệu XLVPHC được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó.
5. Về những hành vi bị nghiêm cấm
Khoản 5 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm trong XLVPHC tại Điều 12 Luật XLVPHC năm 2012 do trong thực tiễn thi hành phát sinh như: xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính; không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.
6.Thực trạng xử lý vi phạm hành chính hiện nay
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực nhưng thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho thấy còn không ít khó khăn, bất cập. Chẳng hạn tại Điều 26, Luật Xử lý VPHC quy định: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách Nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức”. Theo đó, việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, thực tiễn trong các lĩnh vực thương mại, an ninh, trật tự… rất nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức vận chuyển hàng hóa nhưng không được biết là vận chuyển mặt hàng gì nên rất khó để chứng minh hành vi đó là do lỗi cố ý, mặc dù mức độ vi phạm là nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, theo quy định Nghị định 91/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, có quy định biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính”, thẩm quyền áp dụng là của Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã không có thẩm quyền áp dụng biện pháp này. Căn cứ vào cách xác định số lợi bất hợp pháp được quy định tại Điều 7 của Nghị định này thì đối với các trường hợp có hành vi vi phạm được quy định từ Điều 9 đến Điều 14 của Nghị định này đều bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính”, việc này đẩy thẩm quyền lên cho cấp huyện nhiều. Mặt khác, cách xác định giá trị số lợi bất hợp pháp cũng gặp rất nhiều khó khăn trong khi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung này.
Điểm e, Khoản 1, Điều 82, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan Nhà nước hữu quan… Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước”. Tuy nhiên, Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính” chỉ quy định việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng mà không quy định cụ thể việc xử lý tang vật vi phạm hành chính đối với hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại…
Việc quy định về việc người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thuê tổ chức tư vấn lập phương án, giải pháp phá dỡ trong trường hợp chủ đầu tư không tự giác chấp hành biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm được quy định tại Khoản 4, Điều 4, Thông tư số 03 ngày 24/4/2018 của Bộ Xây dựng.
Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua, trên địa bàn tỉnh nhiều đơn vị đã ban hành văn bản gửi các tổ chức tư vấn lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm khi các chủ đầu tư không tự giác chấp hành, nhưng các tổ chức tư vấn không chấp thuận nên các đơn vị không thể tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó là những hạn chế do trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ như giám định, kiểm định, phân tích còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu về tính chính xác, nhanh chóng dẫn đến khó khăn trong việc giám định, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính. Việc triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 20/2016/NĐ-CP của Chính phủ còn quá chậm, gây khó khăn cho các đơn vị, địa phương trong việc quản lý, thống kê xử lý vi phạm hành chính.
7.Một số tình huống về xử lý vi phạm hành chính
Tình huống 1: Ông Thành là chủ doanh nghiệp T chuyên kinh doanh lĩnh vực xây dựng, nhà ở. Công ty ông đang thực hiện một dự án nhà ở tại tỉnh X. Ông muốn biết pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi như thế nào?
*Bài làm:
Điều 6 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư khi chương trình, dự án trùng lặp với chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư;
b) Không tuân thủ trình tự lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi;
c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục và điều kiện điều chỉnh chương trình, dự án.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập dự toán, thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức theo quy định;
b) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả các khoản chi phí bị tăng thêm khi đã thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6;
b) Buộc điều chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6;
c) Buộc điều chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch có liên quan đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6.
Căn cứ nội dung trên, ông Thành có thể nghiên cứu để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Xử phạt vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư công
Tình huống 2: Công ty TNHH một thành viên Tùng Lâm đang thực hiện dự án M tại thành phố Y. Do vi phạm pháp luật nên công ty đã bị xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư công. Công ty muốn tư vấn về xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư công như thế nào?
Bài làm:
Điều 7 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định:
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thiết kế chương trình, dự án không theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ thuật không bảo đảm chất lượng;
b) Thiết kế vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc điều chỉnh thiết kế theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ thuật bảo đảm chất lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7;
b) Buộc hoàn trả các chi phí thiết kế vượt quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7.
Căn cứ quy định trên, côong ty có thể nghiên cứu để thực hiện theo đúng quy định của háp luật.
Xử phạt hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ
5/5 – (2163 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin