Một số quy trình quản lý hoạt động kinh doanh tối ưu nhất trong quy trình quản lý doanh nghiệp
2022-12-03
Một doanh nghiệp có phát triển bền vững và toàn diện hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng bộ máy hoạt động nội bộ hoàn thiện. Và quản lý doanh nghiệp là một điều thiết yếu và quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp mà cũng cần phải biết để bộ máy hoạt động của doanh nghiệp được tổ chức chuyên nghiệp và tránh được nhiều sai sót trong quá trình làm việc.
Trong bài viết này, hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu về một số quy trình quản lý hoạt động kinh doanh tối ưu nhất trong quy trình quản lý doanh nghiệp.
Mục Lục
1. Quy trình quản lý doanh nghiệp và lợi ích to lớn cho doanh nghiệp
1.1. Quản lý doanh nghiệp là gì?
Quản lý doanh nghiệp hay còn gọi là quản trị doanh nghiệp là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp định hướng được hoạt động kinh doanh của mình. Quản lý doanh nghiệp là quá trình doanh nghiệp làm việc, trao đổi và thông qua các cá nhân, các nhóm, các nguồn lực khác của doanh nghiệp để cùng nhau hỗ trợ và đạt được những mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.
Quản lý doanh nghiệp là một việc đồi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn sâu rộng cũng các kỹ năng khác nhau.
Nhà lãnh đạo cần phải có kỹ năng khác nhau để quản lý tốt doanh nghiệp
Đọc thêm: Giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp
1.2. Lợi ích của quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp có kinh doanh thành công và đạt được mục tiêu đã đề ra hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình quản lý doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả. Và một quy trình quản lý doanh nghiệp hoàn hỏa sẽ đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp:
– Hoạt động kinh doanh được giám sát nghiêm ngặt, rõ ràng, đem đến sự minh bạch cho sản phẩm, dịch vụ và có được lòng tin cũng như sự uy tín đối với đối tác và khách hàng.
– Áp dụng một quy trình quản lý lên một doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru, tưng bước giải quyết được những vấn đề của doanh nghiệp.
– Tối ưu hóa quy trình kinh doanh, phát triển hoạt động kinh doanh và giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững
– Có một quy trình quản lý doanh nghiệp nghĩa là doanh nghiệp sẽ tuân thủ theo một hệ thống quản lý riêng từ đó giảm thiểu tối đa thời gian giải quyết khúc mắc và giúp nhân viên nắm bắt công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn.
– Quy trình quản lý doanh nghiệp xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận, nhóm trong doanh nghiệp.
2. Quy trình quản lý bộ phận kế toán
2.1. Kế toán là gì?
Tổ chức kế toán trong các đơn vị nghiệp là việc tạo ra mối liên hệ qua lại theo một trật tự xác định giữa các yếu tố chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp – cân đối kế toán trong từng nội dung công việc kế toán cụ thể thông qua nhân tố con người nhằm thu thập những thông tin chính xác kịp thời cung cấp cho quản lý.
2.2. Vai trò trong việc quản lý kế toán
Quản lý kế toán là một phần trogn quy trình quản lý doanh nghiệp và cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp đó.
Quản lý kế toán tốt sẽ đảm bảo cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị có hệ thống, kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý giúp họ đưa ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả nhất.
Quản lý kế toán khoa học, hợp lý cùng công tác kế toán phù hợp với đặc điểm của đơn vị trên cơ sở những quy định, chế độ chung của Nhà nước về quản lý tài chính sẽ tạo ra sự thống nhất trong quản lý, cung cấp thông tin tin cậy cho công tác quản lý vĩ mô, giúp cho Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, soạn thảo luật lệ thích hợp.
2.3. Yêu cầu thông tin trong quản lý kế toán
Nhìn chung thông tin trong kế toán đưa ra phải minh bạch, công khai, rõ ràng và chân thực. Và để tổ chức tốt thông tin trong quản lý kế toán, tổ chức kế toán trong đơn vị doanh nghiệp cần quán triệt những nguyên tắc cụ thể sau:
– Nguyên tắc thông nhất
– Nguyên tắc phù hợp
– Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
– Nguyên tắc bất kiêm nhiệm
– Nguyên tắc tuân thủ
Kinh doanh hiệu quả hơn với phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn – Quản lý chặt chẽ đơn hàng, khách hàng, nhân viên và dòng tiền
2.4. Quy trình quản lý bộ phận kế toán
Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ kế toán trong doanh nghiệp, thì cá nhân kế toán viên phải tuân thủ chính xác quy trình kế toán trong và thành thạo những bước trogn quy trình này.
Quy tình kế toán diễn ra như sau:
– Bước 1: Kế toán những nghiệp vụ phát sinh tỏng ngày của doanh nghiệp
– Bước 2: Kế toán lập chứng từ kế toán và đây sẽ là căn cứ pháp lý, chứng minh các giao dịch và phát sinh của doanh nghiệp
– Bước 3: Kế toán ghi sổ sách bao gồm nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết,…
– Bước 4: Thực hiện các bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển đồng thời khóa sổ kế toán vào cuối tháng hoạt động kinh doanh.
– Bước 5: Lập bảng cân đối phát sinh để có cái nhìn tổng quát về toàn bộ phát sinh tại doanh nghiệp.
– Bước 6: Kế toán lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế
– Bước 7: In sổ sách, đóng quyến, lưu kho giúp dễ dàng kiểm tra cũng như tra cứu thông tin vào ký kinh doanh tiếp theo của doanh nghiệp
Quản lý kế toán đóng vai trò quan trong trong quản lý doanh nghiệp
Xem thêm: Quy trình xây dựng chương trình du lịch
3. Quy trình nghiệp vụ quản lý bán hàng
3.1. Quản lý bán hàng là gì?
Theo Wikipedia: “Quản lý bán hàng là hoạt động quản trị của những người hoặc những nhóm người thực sự thuộc lực lượng bán hàng hoặc gồm những người liên quan đến hoạt động liên quan như: giao hàng, dịch vụ khách hàng, Đội trưng bày, nhóm sales audit, trade marketing, bảo hành, bảo trì… hoặc những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng nhắm triển khai việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh có liên quan.”
Quản lý bán hàng là hoạt động chính trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp vì thế nó cần đảm bảo được xây dựng chặt chẽ, tối ưu nhất.
3.2. Vai trò của quản lý bán hàng
Bán hàng là hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và doanh nghiệp thu nguồn lợi chính thức từ công việc bán hàng. Bán hàng là một hoạt động vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, bán hàng là một khâu mang tính chất quyết định trong hoạt động kinh doanh, một bộ phận cấu thành thuộc hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến việc thực hiện chức năng chuyển hoá hình thái giá trị của sản phẩm hàng hoá từ hàng sang tiền của doanh nghiệp đó.
Để cạnh tranh bền vững trên thị trường và đảm bảo an toàn thì doanh nghiệp phải giữ được mức ổn định trong việc tăng doanh thu qua các năm, do vậy hoạt độngquản lý bán hàng nó quyết định đến việc tăng doanh thu và đảm bảo an toàn trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động quản lý bán hàng phản chiếu tình hình kinh doanh, là thước đo phản chiếu hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua khối lượng hàng hoá bán ra trên thị trường và lợi nhuận doanh nghiệp thu được qua bán hàng đó.
3.3. Quy trình quản lý bán hàng
Nhìn chung, nhà quản lý doanh nghiệp cần phải xây dựng một quy trình quản lý bán hàng nghiệm ngặt, cụ thể và vận hành trơn tru, tránh được những vấn đề trong quá trình kinh doanh. Quy trình quản lý doanh nghiệp sẽ trải qua các bước:
– Xây dựng kế hoạch bán hàng hay còn gọi là chiến lược bán hàng để có cái nhìn tổng quát về hoạt động bán hàng của doanh nghiệp cùng như xác định mục tiêu đề ra cần đặt được.
– Tiếp đến cần triển khái thực hiện kế hoạch và huấn luyện đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp có kiến thức, chuyên môn trogn lĩnh vực bán hàng.
– Tạo động lực thúc đẩy quá trình kinh doanh bán hàng bằng những hoạt động quảng bá, marketing, tương tác, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng.
– Đồng thời, phải luôn sát sao giám sát kết quả để có những phát huy và thay đổi kịp thời, phát hiện sai sót và khắc phục hiệu quả
Cụ thể các công việc trong quản lý bán hàng của doanh nghiệp là:
– Thiết lập chiến lược kinh doanh bán hàng
– Thiết lập và đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
– Thiết lập chính sách bán hàng, tuyển dụng
– Lập kế hoạch bán hàng
– Triển khai kế hoạch bán hàng cụ thể, rõ ràng
– Quản lý đội ngũ bán háng, khách hàng
– Huấn luyện nâng cáo kỹ năng bán hàng
– Đo lường, đánh giá hiệu quả bán hàng và các những thay đổi nếu cần thiết
Tham khảo thêm: Quy trình làm việc của phòng kinh doanh
4. Quy trình quản lý nhân viên bán hàng
Khi doanh nghiệp quản lý hoạt động bán hàng không thể bỏ qua hoạt động quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng. Để xây dựng một đôi ngũ bán hàng chuyên nghiệp và hùng hậu, doanh nghiệp trước hết cần phải tuyển dụng và sau đó tiến hành đào tạo đôi ngũ nhân viên này.
Tuyển dụng bán hàng là một chuỗi hoạt động được tạo ra để sắp xếp những người mà họ có thể phù hợp yêu cầu của doanh nghiệp về nhân viên bán hàng.
Đào tạo nhân viên là một công việc hết sức quan trọng trong mọi tổ chức. Đào tạo nhân viên để nhân viên làm được việc, đào tạo để cải thiện hiệu quả làm việc, đào tạo để thuyên chuyển nhân viên cho vị trí mới, đào tạo để giao nhiệm vụ quan trọng hơn – thăng cấp… Ngoài ra khi hiệu quả làm việc của nhân viên chưa cao hay nhân viên chưa đáp ứng một số yêu cầu nhất định cũng sẽ tiến hành tổ chức đào tạo.
Ngoài ra, khi đã xây dựng cho doanh nghiệp một đội ngũ bán hàng thì nhà quản lý cần phải có những cách làm sao để quản lý nhân viên bán hàng một cách hiệu quả. Để làm được điều đó, nhà quản lý cần:
– Phân công cộng việc cụ thể, rõ ràng với từng cá nhân nhân viên
– Thường xuyên đào tạo kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ bán hàng
– Kiểm tra nhân viên với tần suất phù hợp
– Đạt cho nhân viên một KPI hoàn thành công việc nhất định và có thưởng, phạt rõ ràng
Quản lý nhân viên hiệu quả là một kỹ năng nhà quản lý cần có
Đọc thêm: Những điều cần biết về quy trình tạm ứng và thanh toán tạm ứng trong doanh nghiệp
5. Quy trình quản lý bán hàng online
Bán hàng onlien đang dần trở thành xu hướng bán hàng phổ biến hiện nay. Vì thế, doanh nghiệp cần tận doanh kênh bán hàng này để tối đa hóa lợi nhuận của mình. Và nhà quản lý cần biết sự phối hợp giữa những kênh bán hàng truyền thống và bán hàng online.
Quy trình quản lý bán hàng online cụ thể như sau:
– Xác định và tìm hiểu những đối tượng khách hàng tiềm năng:
Không chỉ bán hàng online mà vưới bắt kỳ hình thức bán hàng này trước hết cần xác định được đối tượng khách hàng mà hoạt động bán hàng hướng tới. Vì khách hàng chính là mục tiêu mà hoạt động bán hàng hướng tới.
Tìm kiếm được khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược tập trung cụ thể và chắm sóc khách hàng đó nhiều hơn.
– Thiết kế và giới thiệu sản phẩm
Với hình thức bán hàng online là khách hàng sẽ chỉ nhìn vào giới thiệu sản phẩm và sự tin cậy vào sản phẩm, doanh nghiệp để mua hàng chứ không trực tiếp trải nghiệm sản phẩm đó, Do vậy, mô tả sản phẩm càng chi tiết, hình ảnh càng được đầu tư thì tỷ lệ bán hàng càng cao.
– Quảng bá sản phẩm bằng các công cụ Marketing online
Không giống với bán hàng thông thường có đa dnagj hình thức quảng bá, bán hàng online chỉ tập trung tiếp cận và triển khai bán hàng thông qua các hình thức trực tuyến và đối tượng khách hàng chủ yếu là người dùng Internet. Hiện nay có rất nhiều công cụ Marketing online với hoạt động bán hàng online như thiết kế website và SEO web chuẩn, bán hàng online và chạy quảng cáo trên Facebook,…
– Chính sách giao hàng hợp lý
Một bước quan trọng không thể bỏ quan trọng không thể bỏ qua với hình thức bán hàng online đó là giao hàng, vận chuyển. Uy tín của doanh nghiệp ra sao phụ thuộc vào quy trình giao hàng tới tay khách hàng có đảm bảo nhanh chóng và an toàn hay không. Các lỗi về giao hàng sẽ mất điểm trong mắt khách hàng trước khi họ cầm được vào sản phẩm.
– Chăm sóc khách hàng
Bước cuối cùng trong bán hàng mà không chỉ khách hàng quan tâm mà đặc biệt quản lý bán hàng online đều cần phải nắm rõ. Khách hàng có quay trở lại hay không phụ thuộc rất nhiều vào dịch vụ chăm sóc khách hàng sau mua hàng.
Như vậy trên đây là một số quy trình quản lý doanh nghiệp hiệu quả mà doanh nghiệp nào cùng cần nắm rõ.
Đồng thời, nếu doanh nghiệp đang quan tâm đến cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất thì Nhanh.vn đang cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đa kênh giúp doanh nghiệp giải quyết tất cả công việc quản lý kinh doanh. Bên cạnh đó, phần mềm quản lý bán hàng của Nhanh.vn còn có quản lý bán hàng trên Facebook, quản lý bán hầng trên các sàn thương mại điện tử, cồng vận chuyển, thu hộ,…giúp doanh nghiệp tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.
Cuối cùng, Nhanh.vn chúc bạn luôn thành công!