MỘT SỐ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC VĂN HÓA – XÃ HỘI

Điều 5. Quy định về mức
phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và
100.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt
tiền tối đa đối với một hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và
200.000.000 đồng đối với tổ chức.

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và
Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4,
điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 6; các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều
10; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14;
các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b
khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức
phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành
chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có
thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng
đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ
chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân

Điều 48. Vi phạm quy định
về biển hiệu

1. Phạt tiền từ 5.000.000
đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thể hiện đầy đủ
trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh
theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp; địa chỉ, điện thoại;

b) Sử dụng biển hiệu có
kích thước không đúng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ghi không đúng hoặc ghi
không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;

b) Không viết bằng chữ
tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;

c) Thể hiện tên riêng, tên
viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài ở phía trên tên bằng
chữ tiếng Việt trên biển hiệu;

d) Thể hiện tên gọi, tên
viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài có khổ chữ quá ba
phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu;

đ) Chiều cao của biển hiệu
dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

3. Phạt tiền từ 15.000.000
đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Treo, dựng, đặt, gắn
biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa;

b) Treo, dựng, đặt, gắn
biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng;

c) Treo, dựng, đặt, gắn
biển hiệu làm mất mỹ quan.

 

Điều 42. Vi phạm quy định
về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo

2. Phạt tiền từ 2.000.000
đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo vượt diện tích
quy định của bảng quảng cáo, băng-rôn tại vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

b) Không tự tháo dỡ
băng-rôn đã hết hạn ghi trong thông báo; không tự tháo dỡ bảng quảng cáo,
băng-rôn rách, nát, mất mỹ quan.

3. Phạt tiền từ 5.000.000
đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

d) Sửa đổi làm sai lệch nội
dung quảng cáo đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Thông báo không đúng về
nội dung quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nơi thực hiện quảng cáo.

4. Phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo sau đây:

b) Không thông báo về nội
dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn.

Điều 33. Vi phạm quy định về quảng cáo sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo thuốc lá;

b) Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở
lên;

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh
theo quy định;

b) Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có
tính chất kích dục;

c) Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí
thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

Điều 34. Vi phạm quy định về hành vi cấm
trong hoạt động quảng cáo

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000
đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện,
trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy
định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị
định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”,
“duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có
tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định;

b) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô
thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội, trừ trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều này, khoản 1 và khoản 3 Điều 43, khoản 3 Điều 48 Nghị định này;

Điều 35. Vi phạm các quy định về tiếng nói,
chữ viết trong quảng cáo

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà
không thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu
hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài; các từ ngữ đã được quốc tế
hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt; sách, báo, trang thông tin điện tử và
các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước
ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt
Nam, tiếng nước ngoài;

b) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà
thể hiện khổ chữ nước ngoài vượt quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và không đặt
bên dưới chữ tiếng Việt trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử
dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại các điểm a,
b, c và d khoản 2 Điều 48 Nghị định này;

Điều 15. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch
vụ karaoke, dịch vụ vũ trường

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000
đồng đối với hành vi không cung cấp trang phục hoặc không cung cấp biển tên cho
người lao động.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng
thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày;

c) Sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi
nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ
trường không bảo đảm diện tích theo quy định;

b) Đặt chốt cửa bên trong phòng hát karaoke,
phòng vũ trường;

c) Đặt thiết bị báo động, trừ các thiết bị
báo cháy nổ tại địa điểm kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;

d) Không bảo đảm hình ảnh phù hợp với lời bài
hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) hoặc với văn hóa, đạo đức,
thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam trong phòng hát karaoke;

đ) Không điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trong trường hợp thay đổi về số
lượng phòng hoặc thay đổi chủ sở hữu;

7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh dịch vụ karaoke không có giấy
phép theo quy định;

Điều 16. Vi phạm quy định về hoạt động văn
hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay đồ
vật khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự; kích động bạo lực tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở
kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát
hoặc nơi hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác;

b) Tổ chức các hình thức vui chơi giải trí
ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp quy định
tại khoản 1, điểm đ và điểm e khoản 4 Điều 8; điểm b khoản 5 và điểm e khoản 6
Điều 15; khoản 2 Điều 31 Nghị định này.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi bán hoặc phổ biến tranh, ảnh, văn hóa phẩm khác
có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự; kích động bạo lực; truyền bá tệ nạn xã hội; không phù hợp với thuần phong
mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam hoặc có nội dung đã có quyết định đình
chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy của cơ quan có thẩm
quyền.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu
dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke,
cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi hoạt động văn hóa
và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi bao che cho các hoạt động có tính chất khiêu
dâm, kích động bạo lực, đồi trụy, nhảy múa thoát y tại cơ sở kinh doanh dịch vụ
vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn
uống, giải khát hoặc nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn
hóa công cộng khác.

5. Phạt tiền lừ 40.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho khách nhảy múa thoát y hoặc tổ chức
hoạt động khác mang tính chất đồi trụy tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường,
cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải
khát hoặc nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
khác.

Điều 11. Vi phạm quy định về biểu diễn nghệ
thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

c) Thực hiện không đúng thông báo với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại
các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé
xem biểu diễn nghệ thuật.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc
thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn không đúng nội dung ghi trong
văn bản chấp thuận;

d) Không thông báo với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở
kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu
diễn nghệ thuật.

6. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc
thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn mà không có văn bản chấp
thuận;

b) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng văn bản
chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại
hình nghệ thuật biểu diễn;

c) Sử dụng văn bản chấp thuận tổ chức biểu
diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn
được cấp cho tổ

Điều 12. Vi phạm quy định về thi người đẹp,
người mẫu

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

c) Thực hiện không đúng thông báo với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo quy định cuộc thi người đẹp, người mẫu thuộc phạm
vi quản lý nội bộ của cơ quan, tổ chức.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức thi người đẹp và người mẫu không
đúng nội dung ghi trong văn bản chấp thuận;

b) Không thông báo đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo quy định cuộc thi người đẹp, người mẫu thuộc phạm vi quản lý
nội bộ của cơ quan, tổ chức.

5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu mà không có
văn bản chấp thuận.

– Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Biểu diễn ở tỉnh
nào thì tỉnh đó cấp Giấy chấp thuận

* Về biểu diễn nghệ thuật

– Những trường
hợp không cần làm Giấy đề nghị chấp thuận, chỉ cần thông báo:

(1) Tổ chức biểu
diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ
cơ quan và tổ chức. Người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.

(2) Tổ chức biểu
diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải
trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật

(Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của cơ quan, đơn vị trực thuộc các bộ,
ban, ngành trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế.

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận
thông báo của tổ chức cá
nhân khác)


Tổ chức biểu diễn nghệ thuật không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát
thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.


Các trường hợp còn lại phải Giấy đề
nghị chấp thuận:

(Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc
tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự
nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ
thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

* Về
thi người đẹp, người mẫu

– Trường hợp không cần làm văn bản đề nghị tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu, chỉ cần thông
báo:

Cuộc thi dành
cho tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản
lý nội bộ
của cơ quan và tổ chức. Người đứng đầu
chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.

(Ủy ban nhân dân cấp
huyện nơi tổ chức cuộc thi trước khi tổ chức tiếp
nhận thông báo)

– Cuộc thi không
trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình
và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.

– Các cuộc thi khác phải làm văn bản đề nghị tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu

(Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nơi tổ chức cuộc thi cấp văn bản chấp
thuận)

 

Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an
toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
phòng, chống bạo lực gia đình

Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh
chung

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng
đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại
khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến
06 giờ sáng ngày hôm sau;

Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
đối với một trong những hành vi sau đây:

h) Không xuất trình được bản chính Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan Công
an có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
đối với một trong những hành vi sau đây:

n) Quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi người
chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh mà không có văn bản
thông báo với cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,
trật tự.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về
an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;

e) Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi hoặc
đang bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

Điều 21. Hành vi cản trở, chống
lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối
lộ người thi hành công vụ

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh
tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy
định của pháp luật;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích
động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của
người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người
thi hành công vụ;

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ
quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc
lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.

Điều 23. Vi phạm các quy định
về phòng, chống và kiểm soát ma túy

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật,
người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người quản lý phương tiện
giao thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê
lưu trú, câu lạc bộ, hoạt động kinh doanh karaoke, hoạt động kinh doanh vũ
trường, kinh doanh trò chơi điện tử, các phương tiện giao thông để xảy ra hoạt
động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương
tiện do mình quản lý;

Điều 27. Hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để
hoạt động mua dâm, bán dâm

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000
đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục
khác làm phương thức kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000
đồng đối với người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao
quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm, khiêu
dâm, kích dục ở cơ sở do mình quản lý.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều
kiện về an ninh, trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại
các khoản 1 và 2 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm
quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực
hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 28. Hành vi đánh bạc trái
phép

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể
dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn
tiền.

Điều 44. Vi phạm quy định về
trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng
đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm che khuất, cản trở lối tiếp cận phương
tiện phòng cháy và chữa cháy;

c) Không lập hồ sơ quản lý phương tiện phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng
đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương
tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ;

b) Không bảo quản trang phục và thiết bị bảo hộ
cá nhân, chất chữa cháy theo quy định của pháp luật;

c) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy
không đủ hoặc không đồng bộ theo quy định của pháp luật;

d) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông
dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của pháp luật;

đ) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng phương
tiện chữa cháy thông dụng, chất chữa cháy, thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc
phục vụ chữa cháy.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng
cho nhà, công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về
bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vận chuyển hành khách theo quy định của
pháp luật;

b) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng của phương
tiện chữa cháy cơ giới, hệ thống báo cháy, chữa cháy;

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000
đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy,
chữa cháy theo quy định của pháp luật;

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm
2016 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
; Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2021 của
Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 
155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn
vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA
đến dưới 05 dBA.

10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến
160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng
ồn trên 40 dBA.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của
cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các
khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến
12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy
chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong
quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này
gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo
đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt
quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá
hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Tham khảo thêm các Nghị
định xử phạt liên quan

1. Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2022 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm
xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

2. Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

3. Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế

4. Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2021 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

5. Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư

6. Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện,
công nghệ thông tin và giao dịch điện tử

7. Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2022 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện,
công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

8. Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21
tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
du lịch

9. Nghị định số 46/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2029 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thể thao

10. Nghị
định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

11. Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

Phòng VHTT