Một số những rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử ?

Trong giao kết hợp đồng điện tử, rủi ro là những biến cố không lường trước gây thiêt hại hoặc làm cản trở các chủ thể trong hoạt động tham gia giao kết hợp đồng. Nguyên nhân của những hạn chế tiềm ẩn trong chính môi trường và phương tiện giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử…

 

1. Khái quát chung về giao kết hợp đồng điện tử

Trong giao kết hợp đồng điện tử, rủi ro là những biến cố không lường trước gây thiêt hại hoặc làm cản trở các chủ thể trong hoạt động tham gia giao kết hợp đồng. Nguyên nhân của những hạn chế tiềm ẩn trong chính môi trường và phương tiện giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

Trong một môi trường ảo, đôi khi rất khó khăn để xác định năng lực của đối tác giao kết hợp đồng, xác định xem đơn đặt hàng trên mạng là đơn đặt hàng giả hay thật. Tính vô hình khiến cho việc lữu trữ hợp đồng nhằm đảm bảo bằng chứng về hợp đồng cũng là điều không đơn giản. Làm thế nào để bảo mật hợp đồng điện tử, làm thế nào để hạn chế sự chống phá, tấn công của các hacker ? Đây là vấn đề cần quan tâm khi sử dụng phương tiện điện tử để giao kết hợp đồng. Trên thực tế nhiều người đã phải chịu thiệt hại do những rủi ro này mang lại. Nhiều khách hàng bị mất tiền do bảo mật không tốt thẻ tín dụng, nhiều doanh nghiệp không lấy được tiền hàng do hợp đồng bị giả mạo chữ ký điện tử, nhiều người sau khi đặt hàng và thanh toán qua mạng đã không nhận được món hàng đa mua hoặc nhận được nhưng không đảm bảo chất lượng…

Một hợp đồng được hình thành khi một đề nghị giao kết hợp đồng được chấp nhận. Đối với hợp đồng điện tử các vấn đề có thể phát sinh khi một đơn chào hàng hoặc một sự chấp nhận bị mạo danh bởi một người nào đó không có thẩm quyền về mặt pháp lý để ràng buộc bên mua với hợp đồng đã ký kết. Trong một số trường hợp bên bán có thể nhận được đơn chào hàng hay đơn đặt hàng được ký bởi một chữ ký không đảm bảo an toàn, ví dụ như loại chữ ký gồm các ký tự đơn giả, chữ ký là bản quét chữ ký viết tay…Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp cần có một thư điện tử yêu cầu đối tác xác nhận thông tin đã nêu nhằm tránh rủi ro có thể phát sinh. Nếu bên mua không có sự xác nhận lại hoặc không có những thủ tục ràng buộc, rất có khả năng một người khác đang lợi dụng những thông tin của bên đối  tác để gửi đơn chào hàng hoặc đơn đặt hàng. Nếu thực hiện việc giao hàng (hoặc cung ứng dịch vụ) theo những đơn chào hàng, đặt hàng đó, bên mua sẽ gánh chịu nhiều tổn thất do không lấy được tiền hàng mặc dù đã giao hàng.

Bên cạnh đó, đối với hợp đông điện tử vấn đề về lưu trữ chữ ký điện tử cũng là vấn đề phức tạp. Bên sử dụng chữ ký điện tử cần phải có sự đảm bảo về việc bảo mật cho chữ ký dạng này trong các máy vi tính vì trong trường hợp bất kỳ nếu một người nào đó tiếp cận được với chữ ký đó và dụng nó để ký hợp đồng thì doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải công nhận hiệu lực của hiệu lực của hợp đồng đã ký trước đối tác của mình, về mặt pháp lý dù điều đó bất lợi cho mình. Hoặc nếu để lọt mật mã vào tay người khác thì người này có thể mạo danh người mua để giao kết hợp đồng với đối tác. Trong trường hợp như vậy bên mua có thể phải chịu một số rủi ro như mất danh tiếng, phải thực hiện những hợp đồng không phải do mình ký, đối tác không tin tưởng…

 

2. Thiếu hướng dẫn giao kết hợp đồng điện tử theo mô hình C2C

C2C (Consumer to Consumer) là mô hình giao dịch điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng hay còn gọi là mô hình giao dịch điện tử giữa cá nhân với cá nhân. Mô hình này cho phép các cá nhân có thể tự chào bán các sản phẩm, thông qua một website có sẵn cho phép người mua và người bán gặp nhau để tiến hành các giao dịch đấu giá trực tuyến và lựa chọn người trả giá cao nhất để giao kết hợp đồng. Thiếu những quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh, hướng dẫn việc giao kết hợp đồng điện tử theo mẫu trên website.

Pháp luật hiện hành mới chỉ quan tâm điều chỉnh về quy trình giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử bằng chức năng đặt hàng trực tuyến. Đối với việc giao kết hợp đồng điện tử trên website thông qua những hợp đồng theo mẫu, thì chúng ta vẫn còn thiếu vắng những quy định pháp luật cụ thể để điều chỉnh và hướng dẫn các bên tham gia. Các giao dịch dạng này đang phát triển một cách tự phát và nhiều khi gây bất lợi cho người tiêu dùng.

 

3. Rủi ro về công chứng hợp đồng điện tử

Như chúng ta đã biết vấn đề công chứng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm an toàn pháp lý đối với các hợp đồng, giao dịch dân sự, kinh tế… bằng việc chứng nhận tính xác thực của hợp đồng, giao dịch, hoạt động công chứng mang lại cho các hợp đồng, giao dịch đó một hiệu lực đặc biệt – hiêu lực thi hành và giá trị chứng cứ trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Trong giao kết hợp đồng điện tử các bên tham gia có thể trao đổi, đàm phán, thỏa thuận về nội dung của hợp đồng và ký kết hợp đồng từ xã thông qua phương tiện điện tử mà không phải trực tiếp gặp nhau. Vấn đề đặt ra là khi các bên có yêu cầu công chứng hợp đồng điện tử, giao dịch điện tử chúng ta có công chứng hay không, công chứng thì công chứng như thế nào?

Có ý kiến cho rằng, trong giao dịch điện tử việc nhận dạng các bên đương  sự, chữ ký, và thậm chí là con dấu của họ…đều đã được số hóa và bằng công nghệ hiện đại, người ta hoàn toàn có thể chứng minh trước Tòa án hoặc trước cơ quan có thẩm quyền về nội dung của hợp đồng, giao dịch mà họ đã ký kết. Và khi tất cả các công đoạn, phần việc để thực hiện một hợp đồng, giao dịch (bao gồm cả khâu ký  kết có thể thực hiện trên mạng), thì việc tham gia của công chứng viên vào hợp đồng, giao dịch này là không cần thiết.

Ngược lại có quan điểm cho rằng, cho dù số lượng hợp đồng, giao dịch điện tử được thực hiện ngày càng nhiều thì nó cũng không thể thay thế hoàn toàn hình thức giao dịch theo kiểu truyền thống. Mặt khác, trên thực tế không phải tất cả các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng điện tử đều có điều kiện đăng ký sử dụng dịch vụ chữ ký số để giúp đảm bảo an toàn về mặt pháp lý trong quá trình thực hiện giao dịch của mình.

Do đó, việc tồn tại và hơn nữa là tiếp tục phát huy vai trò của công chứng viên trong các giao dịch điện tử là điều không phải bàn cãi. Thêm vào đó trong giao dịch điện tử, với chức năng là một nhà tư vấn, thông qua việc sử dụng các máy tính đã nối mạng, Công chứng viên vẫn hoàn toàn có thể tham gia góp ý, tư vấn cho các bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch thể hiện ý chí của mình một cách hợp pháp. Và đặc biệt bằng công cụ điện tử, công chứng viên vẫn có thực hiện chức năng cơ bản và quan trọng nhất của mình là thay mặt nhà nước ghi nhận những thỏa thuận cuối cùng của các bên với tư cách là một người làm chứng ngay thẳng và chung thực. Như vậy có thể khẳng định rằng Công chứng có vai trò quan trọng trong các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại…nhất là các giao dịch mà pháp luật bắt buộc phải có sự tham gia chứng kiến của công chứng viên, cho dù các giao dịch này được thể hiện dưới hình thức giao dịch điện tử. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.

Ở Việt Nam vấn đề công chứng các giao dịch, hợp đồng điện tử vẫn đang bị bỏ ngỏ. Với sự phát triển nhanh chóng của các giao dịch điện tử như hiện nay, thì nhu cầu chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng điện tử của các bên tham gia là điều cần thiết. Để thiết chế công chứng có thể đáp ứng được những nhu cầu chính đáng, hợp pháp của công dân và tổ chức, thì việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài về mô hình tổ chức và hoạt động của công chứng đối với loại hình giao dịch này là cần thiết. Đây là vấn đề nếu không được giải quyết tốt rất có thể sẽ trở thành lực cản đối với giao kết hợp đồng điện tử. Bởi trong giao kết hợp đồng điện tử luôn tiềm ẩn một mức độ rủi ro đáng kể và công chứng viên được hi vọng có thể trở thành một trong những tác nhân quan trọng góp phần quản lý rủi ro về mặt pháp lý.

 

4. Khách hàng bị lộ thông tin cá nhân trong khi giao kết hợp đồng điện tử

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin các doanh nghiệp, người bán hàng có thể thu thập được nguồn thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời với chi phí thấp, giúp doanh nghiệp và người bán hàng triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh toàn cầu ngày càng khắc nghiệt. Nếu như trước đây, việc tiếp cận, thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin khách hàng thường gặp nhiều khó khăn, mất thời gian và tốn kém thì với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, thì giờ đây người bán hàng có thể thực hiện công việc này nhanh chóng và với chi phí rất thấp. Tuy nhiên, cùng với sự tiện lợi đó, những vi phạm liên quan đến thông tin cá nhân cũng ngày một nhiều hơn, gây tâm lý e ngại cho các cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch điện tử.

Do đặc thù của giao dịch điện tử là được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, các đối tác thực hiện giao dịch mua bán, thanh toán, nhận hàng mà không phải gặp mặt trực tiếp, nên nhu cầu về thông tin cá nhân là rất lớn, bao gồm cả những thông tin riêng tư, nhạy cảm nhất. Bên cạnh đó, nhiều công nghệ hiện đại như cookies, phần mềm gián điệp, định vị toàn cầu, và các cơ sở dữ liệu số hóa cũng cho phép các doanh nghiệp chuyên kinh doanh trên Internet có thể dễ dàng thu thập và xử lý thông tin cá nhân phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Các tổ chức quảng cáo trực tuyến, cũng luôn đẩy mạnh hoạt động thu thập, thiết lập, thậm chí kinh doanh các hồ sơ thông tin về người tiêu dùng. Thông tin cá nhân đã và đang  trở thành thứ hàng hóa có giá trị kinh doanh trên thị trường. Cá nhân, người tiêu dùng khó có thể hình dung hết được những nguy cơ thông tin cá nhân của mình bị khai thác bất hợp pháp khi tham gia giao dịch, mua bán trên môi trường mạng.

Cho đến thời gian gần đây, khái niệm bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường điện tử vẫn còn là một vấn đề nan giải ở Việt Nam. Người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn nhiều bỡ ngỡ với khái niệm này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, đặc biệt là sự xâm nhập sâu rộng của Internet vào mọi mặt đời sống xã hội, những tác động tiêu cực của việc sử dụng thông tin cá nhân bất hợp pháp đã ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Thực tế này đã khiến cho vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trở thành một chủ đề lớn, thu hút sự quan tâm rộng rãi của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cả xã hội.

Trước tình trạng trên, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đưa các quy định liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân vào các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, vẫn chưa có một đạo luật riêng, toàn diện về bảo vệ thông tin cá nhân. Bên cạnh đó, việc thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân khi thực hiện giao dịch điện tử thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Nguy cơ bị xâm phạm và lạm dụng thông tin cá nhân luôn tiềm ẩn. Đây là một trong những rào càn không nhỏ đối với việc đẩy mạnh ứng dụng giao dịch điện tử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong giao kết hợp đồng nổi cộm một số hành vi vi phạm thông tin cá nhân như sau:

 

4.1 Sử dụng trái phép địa chỉ Email

Một trong những hình thức vi phạm thông tin cá nhân rất phổ biến trong thời gian qua là việc thu thập địa chỉ thư điện tử cá nhân trái phép để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, từ quảng cáo trực tuyến đến bán các danh sách này cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Với các công nghê hiện đại, hiện nay việc thu thập địa chỉ thư điện tử tương đối dễ dàng. Việc nhiều cá nhân, doanh nghiệp công khai rao bán hàng triệu địa chỉ thư điện tử đang gây tác động tiêu cực tới hoạt động quảng cáo điện tử, gây bất lợi cho người tiêu dùng, làm giảm sút niềm tin của cộng đồng khi tham gia giao dịch điện tử.

Bất kỳ ai sử dụng hộp thư điện tử cũng đều cảm thấy phiền phức vì những thư gửi hàng loạt có nội dung quảng cáo, tiếp thị, chào hàng hoặc đem đến những thông tin mà phần lớn trong số đó người đọc không quan tâm. Sự phát tán thư rác là hệ quả của việc thông tin cá nhân (trong trường hợp này là địa chỉ thư điện tử) bị vi phạm. Nhiều người không thể ngờ rằng, chính địa chỉ Email mà mình cung cấp khi thực hiện giao dịch điện tử một ngày nào đó sẽ trở thành món hàng được mua đi, bán lại. Sự tràn ngập thư rác chào hàng, quảng cáo, không chỉ gây ra sự khó chịu, bức xức và phiền hà cho chủ hộp thư điện tử, mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý công việc, tắc nghẽn đường truyền, làm quá tải hộp thư và nhiều khi còn xóa sạch dữ liệu máy tính do những thư này có đính kèm virut.

 

4.2 Ăn cắp, lừa đảo lấy thông tin cá nhân

Trong giao kết hợp đồng điện tử, sự e ngại lớn nhất là bị mất các thông tin cá nhân liên quan đến tài khoản cá nhân hoặc các thông tin về giao dịch sử dụng thẻ tín dụng trong quá trình diễn ra giao dịch. Thanh toán điện tử khi giao kết hợp đồng là một phương thức hiện đại, khá tiện lợi, nhưng lại là một trong những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và là một bài toán khó đối với cả người tiêu dùng và các cơ quan chức năng ở nước ta hiện nay. Lợi dụng điều đó, nhiều đối tượng tượng tội phạm đã thực hiện các vụ ăn cắp, lừa đảo lấy thông tin tài khoản của cá nhân hoặc doanh nghiệp để rút tiền hoặc mua bán hàng hóa kiếm lợi phi pháp. Các tệp chứa dữ liệu tài khoản của khách hàng thường là những mục tiêu hấp dẫn đối với tin tặc khi tấn công vào các website. Ngoài ra, chúng còn có thể đột nhập vào các website thương mại điện tử hoặc lập ra các website giả mạo để lừa đảo, lấy cắp các thông tin cá nhân của khách hàng như tên, địa chỉ, email, số điện thoại. Với những thông tin này chúng  có thể mạo danh khách hàng thiết lập các tài khoản tín dụng mới nhằm thực hiện những giao dịch bất chính. Đây đang là hiện tượng tội phạm khá nổi cộm ở nước ta hiện nay. Ngoài ra một số đói tượng làm việc trong lĩnh vực ngân hàng còn lấy cắp mật khẩu cá nhân của người có thẩm quyền hoặc lợi dụng các kẽ hở trong quản lý đê thực hiện các hanh vi phạm pháp, chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Thông tin cá nhân dễ bị chiếm đoạt và sử dụng trái phép trên môi trường mạng kéo theo những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra đã tạo ra tâm lý e ngại cho người tiêu dùng, đang là một trong những trở ngại lớn đối với sự phát triển của giao kết hợp đồng điện tử qua Internet ở nước ta hiện nay. Vì vậy bên cạnh những biện pháp về mặt kỹ thuật thì việc hoàn thiện và thực thi có hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy giao dịch điện tử phát triển và tạo niềm tin để cá nhân, tổ chức tận dụng tất cả những lợi ích mà Internet mang lại.

Hãy gọi: 1900.6162 để được

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến hợp đồng điện tử và những rủi ro khi giao kết thông qua hình thức hợp đồng điện tử,để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến