Một số lưu ý khi chăm sóc cây hồng xiêm sai trĩu quả

Hồng xiêm là một loại cây ăn quả đã trở nên thân thuộc và gần gũi với đời sống con người. Thức trái thơm ngon giàu dưỡng chất, vitamin tốt cho sức khỏe. Hương vị thanh thanh, ngon ngọt cùng hương thơm vô cùng đặc trưng đã để lại dấu ấn trong rất nhiều người. Và đặc biệt, với sức sống tốt cùng sức chống chịu cao, cây hồng xiêm hiện nay được trồng rất phổ biến. Nhiều gia đình đã có được nguồn thu nhập ổn định từ việc canh tác cây trồng này. Vậy thì kỹ thuật cũng như một số lưu ý khi chăm sóc cây hồng xiêm sai trĩu quả là gì? Nếu bạn quan tâm, theo dõi ngay bài viết để biết thêm chi tiết nhé!

Tưới nước cho cây hồng xiêm

Kỹ thuật và một số lưu ý khi chăm sóc cây hồng xiêm sai trĩu quả 1Kỹ thuật và một số lưu ý khi chăm sóc cây hồng xiêm sai trĩu quả 1

  • Lúc cây con: Tưới 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều giúp rễ đâm mạnh, bám chặt.
  • Lúc cây trưởng thành: 2-3 ngày/lần. Chú ý vào giai đoạn ra hoa, đậu quả thì cần tưới đều đặn nhằm tăng tỷ lệ đậu quả.
  • Lúc sắp thu hoạch: Cần giảm lượng nước tưới để đảm bảo độ ngọt của quả, tưới trung bình 7 -10 ngày/lần.

Bón phân cho cây hồng xiêm

Mỗi năm, nhà vườn nên tiến hành bón cho cây một lượng khoảng 0,6 – 1kg phân bón urê, 1kg phân lân và khoảng 0,6 – 1kg phân kali cho mỗi gốc. Tổng lượng phân bón này sẽ được chia thành hai lần bón. Một lần vào đầu mùa, một lần vào cuối mùa.

Giai đoạn mà cây mang quả thì mọi người rất nên bón thêm phân bón hữu cơ. Liều lượng là 20 – 50kg phân hữu cơ hoai mục cho mỗi gốc cây. Phải bón theo hình chiếu của tán cây trồng. Đồng thời, kết hợp xới nhẹ nhàng lớp đất bên trên bề mặt trước khi bón.

Tủ gốc cho cây hồng xiêm

Tủ gốc là một công tác cần thiết nhưng nhiều người lại vô tình bỏ qua. Hãy tiến hành che phủ gốc cây, áp dụng cho những vùng đất đang có tình trạng bị khô hạn. Sử dụng những chất trồng hữu có có sẵn như là cây phân xanh, rơm rạ. Như vậy sẽ giúp hạn chế được sử sinh trưởng và phát triển của cỏ dại. Đồng thời cũng giúp giữ ẩm cho cây được hiệu quả hơn.

Xới đất trồng cây hồng xiêmXới đất trồng cây hồng xiêmViệc xới đất cho cây hồng xiêm mỗi năm nên thực hiện từ 2 – 3 lần thì mới đảm bảo hiệu quả. Hơn hết là ta phải kết hợp cùng với công tác bón phân cho hiệu quả vượt trội. Sau những trận mưa to, mưa xối xả thì hãy xới phá váng vùng đất ở xung quanh gốc cây. Đặc biệt, duy trì công tác xới toàn bộ khu vườn mỗi năm một lần.

Cắt tỉa, tạo hình cho cây hồng xiêm

Khi cây hồng xiêm của bạn đạt chiều cao 60 – 80cm thì hãy bấm ngọn để tạo điều kiện cho cành bên phát triển. Trong quá trình chăm bón thì nên kết hợp tỉa bỏ những cành mà chúng mọc từ trong thân, cành sâu bệnh, cành tăm,… Và ngoài ra, sau những đợt thu hoạch thì thực hiện cắt bỏ hết những cành không còn khả năng mang quả, cành sức khỏe yếu,… Công tác này là cần thiết để giúp cây trồng ra quả thuận lợi vào mùa sau.

Mặt khác, với những cây đã già, năng suất nhìn chung không còn cao nữa thì tất nhiên, việc trồng mới lại cây cũng sẽ rất khó khăn. Đồng thời thời gian cây cho thu hoạch quả cũng lâu. Vậy, mọi người nên cưa bỏ bớt đi những cành già để những cành mới đâm ra khỏe mạnh.

Sâu bệnh trên cây hồng xiêm

Một số lưu ý khi chăm sóc cây hồng xiêm sai trĩu quả 4Một số lưu ý khi chăm sóc cây hồng xiêm sai trĩu quả 4Chăm sóc cây ăn quả nói chung hay cây hồng xiêm nói riêng thì tác nhân sâu bệnh luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của nhà vườn. Đơn giản vì chúng sẽ tấn công, gây hại và làm ảnh hưởng đến sức khỏe cây. Làm giảm năng suất thu hoạch cũng như chất lượng quả.

Mặc dù với đặc tính sinh trưởng của cây trồng là khả năng chống chịu bệnh hại tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp trồng số lượng lớn để kinh doanh thì tỷ lệ lây nhiễm cực kỳ cao. Một số tác nhân sâu bệnh hại trên cây hồng xiêm phổ biến như là ruồi đục quả, rệp, ngài, đốm thân hay đốm lá,…

Rệp hại

Với tác nhân bệnh hại, đối tượng này gây hại chủ yếu trên lá, quả và hoa. Chúng sẽ tiến hành hút hết toàn bộ dịch lá rồi truyền bệnh cực kỳ nguy hiểm. Nếu như trong trường hợp mật độ tăng cao, mất kiểm soát thì nhà vườn nên sử dụng những sản phẩm thuốc đặc trị như chế phẩm sinh học. Hoặc không có thể sử dụng thuốc bảo vê thực vật để phun cho cây ăn quả này nhé.

Ruồi đục quả

Tác nhân này gây hại rất lớn đến năng suất mùa vụ của cây hồng xiêm. Nhà vườn cần tiến  hành bỏ đi những quả đã bị tấn công. Thu hết quả rơi rụng và cho ra khỏi khu vực canh tác. Đồng thời, rải vô rồi chôn chúng cho thật cẩn thận.

Sử dụng thêm bẫy bả để có thể dụ ruồi hại quả đến nơi khác. Bẫy bả này có thể là hỗn hợp 1 – 2 giọt Methyleugenol và vài giọt Dipterex 5%. Mỗi ha canh tác đặt từ 1 – 2 bẫy, mỗi bẫy cắt mặt đất chừng 1m. Cứ 5 – 7 ngày ta phải thay bã mới 1 lần cho đảm bảo hiệu quả.

Ngài

Ngài gây hại hoa, lá, quả có thể xuất hiện, tấn công bất cứ khi nào. Và thậm chí chúng sẽ gây hại cực kỳ mạnh mẽ khi cây ăn quả bắt đầu xuất hiện cành non. Việc của nhà vườn là sử dụng thuốc vảo vệ thực vật để phun lên cây thời điểm trước khi hoa nở.

Bệnh đốm lá, đốm cành

Sử dụng thuốc có gốc đồng ví dụ như là oxit clorua đồng, boocđô hay là quét vôi trực tiếp lên gốc cây. Như vậy sẽ giúp hạn chế mầm bệnh một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Thu hoạch, bảo quản hồng xiêm đúng cách

Kỹ thuật và một số lưu ý khi chăm sóc cây hồng xiêm sai trĩu quả 3Kỹ thuật và một số lưu ý khi chăm sóc cây hồng xiêm sai trĩu quả 3Một số lưu ý khi chăm sóc cây hồng xiêm thì không thể thiếu công tác bảo quản và thu hoạch. Thời gian thu hoạch nên là từ 8 – 10 tháng kể từ lúc cây bắt đầu ra hoa. Quả đủ tiêu chuẩn để thu hoạch đó là quả có lớp vỏ bên ngoài nhẵn, lớp phấn nứt, bong ra. Đặc biệt quả đã chuyển từ màu xanh sang màu vàng, ít hay không có mủ chảy lúc hái.

Bảo quản quả hồng xiêm ở nhiệt độ 30 độ C có thể giữ trong vòng 5 ngày. Còn nếu dưới 25 độ C thì thời gian giữ quả có thể lâu hơn.

Như vậy, Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn kỹ thuật cũng như một số lưu ý khi chăm sóc cây hồng xiêm tốt nhất. Hi vọng bạn có thể áp dụng hiệu quả những kinh nghiệm canh tác này. Xin cám ơn vì đã theo dõi, ủng hộ!

Xem thêm:

Một số lưu ý khi chăm sóc cây vú sữa cho quả to tròn ngọt thơm

Trồng cây ăn quả trên ban công sân thượng – Sạch ngon tốt cho sức khỏe