Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 4 tuổi trong – Tài liệu text

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 4 tuổi trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.4 MB, 40 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể nói rằng việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm
của nhà nước, của xã hội, của nhà trường và của mỗi gia đình. Đối với việc giáo
dục và phát triển kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non thông quac các
hoạt động học cũng như hoạt động chơi, giao lưu của trẻ hàng ngày ở trường,
trong gia đình giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ nhỏ về mọi
mặt như: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Thông qua các hoạt
động hàng ngày như hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ hoàn
thiện hơn nhân cách cũng như kỹ năng sống của mình ngay từ lứa tuổi mầm
non
Trong xã hội hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đã trở thành một nhu cầu
thiết yếu. Bởi sự bùng nổ của thông tin, với những văn hóa không phù hợp thuần
phong mỹ tục của dân tộc, với những suy thoái về đạo đức, với những đua đòi
của thế hệ trẻ, cùng với những mặt trái của công nghệ thông tin, mặt trái của xã
hội, với muôn ngàn cạm bẫy … giới trẻ hiện nay tiếp cận rất nhiều loại tác động,
tốt có, xấu có, thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và
tiêu cực, luôn bị đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu
với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực từ gia đình và xã hội.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng trở nên thiết yếu
nhằm góp phần đào tạo ” con người mới ” với đầy đủ các mặt: ” đức, trí, thể, mỹ
“. Như Bác Hồ đã từng nói : “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây – Vì lợi ích trăm năm
trồng người”. Sở dĩ Bác nói như vậy là để khẳng định một lần nữa với chúng ta
rằng việc giáo dục trẻ để trẻ trở thành những công dân tốt cho xã hội cho đất
nước là một nhiệm vụ hàng đầu. Giáo dục kỹ năng sống trẻ lứa tuổi mầm non
cũng vô cùng quan trọng, bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá
nhân, tính cách, nhân cách. Trẻ có kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết mình
phải giao tiếp với ông bà, bố mẹ như thế nào, biết cách bảo vệ mình trước người
lạ ra sao, biết cách phối hợp với các bạn chơi như thế nào cho đúng. Ngay ở lứa
tuổi mầm non trẻ đã bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai, điều
gì cần làm và điều gì không được làm…Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp
1

trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ
thích nghi được với môi trường xung quanh, không những thế còn giúp cho trẻ
biết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết cách phối hợp
với các bạn chơi trong nhóm.
Để giúp trẻ có kỹ năng sống không có nghĩa là phải dạy trẻ những gì cao
siêu vượt quá tầm hiểu biết của trẻ, mà chúng ta giúp trẻ trải nghiệm những hoạt
động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: làm việc, sinh hoạt, vận động, giao
tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình, và môi trường xã hội,
những người lạ không quen biết. Để giúp trẻ sống hài hòa, thích nghi và thoải
mái trong đời sống xã hội, biết cách đối phó với những tình huống bất thường
phát sinh hay không bị mất bình tĩnh trước những nguy cơ đột ngột,.. trẻ cần
được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự nhiên như việc học ăn,
học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ,.. đến việc học để có kiến thức và nhận thức về
bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xung
quanh ta, và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người.
Giáo dục kỹ năng sống trên thực tế lớp C3 của tôi trẻ chưa được mạnh
dạn tự tin, khả năng tự phục vụ kém, trong khi tham gia các hoạt động trẻ chưa
đoàn kết, hợp tác trong khi học và chơi. Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ 3 – 4 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất
về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra cho tôi. Từ những trăn trở suy nghĩ trên tôi
đã chọn đề tài:” Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu

giáo bé 3 – 4 tuổi trong trường mầm non “
* Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở
trường mầm non Duyên Hà.
Xây dựng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo
bé 3 – 4 tuổi tại trường mầm non Duyên Hà.

* Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi.
* Phạm vi áp dụng:
2

Lớp mẫu giáo bé C3 trường Mầm Non Duyên Hà – Thanh Trì – Hà
Nội năm học 2013 – 2014.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Giáo dục kỹ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình chăm
sóc và giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay, việc đưa giaó dục kỹ năng sống vào nhà
trường, nhất là từ bậc học mầm non đã được thực hiện ở hầu hết các nước trên
thế giới và mỗi nước có một phương thức giáo dục khác nhau. Tại Việt Nam thì
việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào lứa tuổi mầm non cũng được chú trọng vào
các năm gần đây.
Có thể nói rằng môi trường xã hội có tác động, ảnh hưởng rất lớn tới
việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Điều đó được biểu hiện qua hành vi phù
hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với văn hoá và môi trường
xung quanh. Vì vậy thế giới xung quanh trẻ luôn luôn muôn sắc màu. Trẻ sẽ
nắm bắt và cảm nhận từ từ. Bởi vậy vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường
và đặc biệt là cô giáo có vai trò quan trọng trong việc phát triển sức khoẻ theo
nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả
năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi nói riêng,

việc dạy trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết nhưng dạy trẻ kỹ năng gì? Dạy như
thế nào? Thì người giáo viển phải biết lựa chọn nội dung cho phù hợp với lứa
tuổi và nhận thức của trẻ như:
– Tự nhận thức bản thân là dạy trẻ tự nhận ra những sở trường, năng lực
của bản thân.
– Kỹ năng hợp tác với bạn bè là dạy trẻ tham gia các hoạt động cùng
các bạn, trẻ luôn biết nhường nhịn, cùng hợp tác với các bạn để hoàn thành
nhiệm vụ tốt nhất.
– Kỹ năng sống tự tin dạy trẻ luôn mạnh dạn, tự tin tham gia mọi hoạt
động của trường, của lớp.
– Kỹ năng tự lập là dạy trẻ biết hành động một cách chủ động, năng
động.
– Tính trách nhiệm là dạy trẻ biết hoàn thành công việc được giao.
4

– Kỹ năng quan hệ xã hội là dạy trẻ các mối quan hệ trong xã hội, biết
giao tiếp và hòa hợp với mọi người
– Kỹ năng thích tò mò ham học hỏi, khả năng thấu hiểu là dạy trẻ biết
tò mò, khám phá những điều mới lạ về mọi vật xung quanh. Qua đó, phát
triển cho trẻ toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mĩ.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trường mầm non Duyên Hà nằm ven sông Hồng ngoài bãi. Trường được
phân bổ ở 3 khu theo địa bàn dân cư 3 thôn trong xã.
Năm học 2013 – 2014 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo
bé – C3. Lớp có 2 cô , 1 cô đạt trình độ trên chuẩn, 1 cô đang theo học đại học.
Lớp có 25 cháu, 12 cháu nam , 13 cháu nữ trong đó có 2 cháu tự kỷ, trong số đó
có nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ dẫn đến tính ỷ lại và một số trẻ lại
nhút nhát quá không tham gia vào các hoạt động của trường, của lớp.

Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số
thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
– Luôn được sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo
dục huyện, ban giám hiệu nhà trường.
– Được sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhà
trường.
– Bản thân tôi có trình độ đại học nhiều năm dạy lớp 3 tuổi, có tinh thần trách
nhiệm, luôn quan sát nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ
trong lớp. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình
với công việc. Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên
cứu tài liệu tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc giáo dục
trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ.
– Giáo viên trong lớp đoàn kết biết cùng nhau đưa ra các biện pháp giáo dục
kỹ năng sống sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
5

– Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ
ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô
giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
– Học sinh của lớp đều được học qua các khối từ nhà trẻ, mẫu giáo bé, nhỡ
– Trẻ có kiến thức của các lứa tuổi.
– 100% trẻ học bán trú tại trường.
2. Khó khăn:
– Cơ sở vật chất nhà trường còn khó khăn, diện tích lớp chật hẹp.
– Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo
viên nghiên cứu , tham khảo.
– Đối với giáo viên: chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung

để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
– Trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong các hoạt động .
– Trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có những kỹ năng sống cần thiết phù
hợp theo độ tuổi.
– Xuất phát từ đặc điểm chung của trường, của lớp và tầm quan trọng của
việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tôi đã
nghiên cứu.
III. BIỆN PHÁP.

1. Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ:
a. Xác định những kỹ năng sống.
Để dạy trẻ, giúp trẻ hoàn thiện tốt hơn kỹ năng sống của mình là một giáo
viên mầm non trước tiên chúng ta phải hiểu được khái niệm thế nào là kỹ năng
sống. Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân
có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng
ngày. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non thì kỹ năng sống là tất cả những kiến thức,
những hành vi, ngôn ngữ, cách ứng xử mà trẻ đã học hỏi được qua những giờ
học, giờ chơi, qua giao tiếp với mọi người xung quanh mình.Đặc điểm tâm sinh
lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết
trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều
6

cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm
học chính là những kỹ năng sống như: Nhận thức, sự hợp tác, tính tự tin, tự lập,
tinh thần trách nhiệm, quan hệ xã hội. Cụ thể:
– Kỹ năng tự nhận thức: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng cần
có ở trẻ vào giai đoạn này. Tự nhận thức giúp trẻ nhận ra năng lực, sở trường
của bản thân để phát huy một cách tối đa đồng thời nhận ra những điểm yếu để
trẻ lường trước những khó khăn, thách thức qua đó trẻ chủ động tìm cách khắc

phục những thiếu sót .
Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng: tò mò, khám
phá các sự vật xung quanh như đặt câu hỏi, tại sao? Vì sao?
Nhận biết mối quan hệ đơn giản của các sự vật hiện tượng, giải quyết các
vấn đề đơn giản.
VD: Cháu nhận biết được tên gọi, đặc điểm của bản thân mình, biết sở
thích và những đồ dùng đồ chơi mà mình yêu thích.
– Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên là phát triển
sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Giáo viên thường xuyên trò chuyện, cùng chơi,
cùng học với trẻ để phát triển sự tự tin ở trẻ, trẻ cần được yêu thương và tôn
trọng. Qua đó, giúp cháu biết mạnh dạn, không sợ nói trước đông người, trẻ cảm
thấy tự tin trong mọi tình huống, dám làm điều mình nghĩ và biết bày tỏ cảm xúc
của mình với người khác mà không e ngại. Biết giới thiệu về bản thân và gia
đình mình trước đám đông, biết mình đang học lớp nào, thích cái gì và điạ chỉ
nhà mình ở đâu. Nhận biết các ưu khuyết điểm của bản thân. Biết cách ứng xử
với mọi người xung quanh. Học cách lắng nghe mọi người và đối đáp.Nhận biết
những hoàn cảnh không an toàn, cách giữ an toàn cho mình nơi công cộng
(trong sân trường, công viên, siêu thị, ngoài đường, khi gặp người lạ,…)
VD: Trẻ tự giới thiệu về bản thân mình trước bạn bè hoặc tự tin múa hát,
biểu diễn văn nghệ.
– Kỹ năng tự lập: Tự lập giúp trẻ trở thành những con người năng động,
có khả năng tự bắt đầu hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày, biết hành động
một cách chủ động, năng động.
7

– Tính trách nhiệm: giúp trẻ cố gắng làm hết khả năng, luôn hoàn thành
công việc của mình và biết quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc người khác
VD: Trẻ biết giúp cô sắp xếp đồ chơi gọn gàng hay thể hiện tốt vai chơi của
mình.

Ngoài ra nghi thức văn hóa trong ăn uống là một nét văn hóa mà trong
thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng ít được quan tâm chú ý tới và ít
người biết được rằng: Văn hóa trong ăn uống là một trong những tiêu chí đánh
giá nhân cánh của con người. Vì thế, trẻ cần được rèn luyện kỹ năng thực hiện
các nghi thức văn hóa ăn uống.
– Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát tôi giúp
trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ
lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với
các bạn.
VD: Trẻ cùng nhau vẽ một bức tranh hoặc trẻ cùng tham gia chơi ở góc
xây dựng.
– Kỹ năng quan hệ xã hội: Cần dạy trẻ biết hợp tác để làm việc, để chơi
với nhau, sống hòa thuận với các bạn….. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá
quan trọng đối với trẻ. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nào
để hòa hợp với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn.
VD: Qua các hoạt động như lễ hội, các giờ chơi, giờ hoạt động góc trẻ
biết đóng vai người khác, học cách sử xự, trao đổi ý kiến, chia sẻ với người
khác, biết nhường nhịn đồ chơi, hướng dẫn bạn chơi nếu bạn chưa làm được.
– Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một kỹ
năng quan trọng cần có ở trẻ vào giai đoạn này là trẻ khao khát được học. Giáo
viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để gợi tính tò mò, tự nhiên
của trẻ. Nhiều nghiên cứu và các câu chuyện cho thấy rằng các hoạt động và các
tư liệu khác lạ thường gợi suy nghĩ nhiều hơn những thứ có thể đoán trước được
VD: Qua câu hỏi của trẻ thắc mắc nói với cô: Cô ơi tại sao mùa hè lại
mưa nhiều. Có trẻ lại hỏi: Cô ơi sao mùa đông lại lạnh .
b.Khảo sát
8

Sau khi nghiên cứu và xác định đúng kỹ năng sống tôi đã tiến hành khảo

sát để đánh giá kỹ năng sống của trẻ ở lớp, kết quả khảo sát như sau:

Số
trẻ

KN

KN

nhận

sống tự

thức

tin
C


25

TL

9
7

64

tự lập

C

Tính

KN

trách

sống

nhiệm

hợp tác

C

C

KN

KN ham

QHXH

học hỏi

C

C

C

CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ
1
8
1
1
1
9
1
9
1
9
1
8
1
1

16
T

Kỹ năng

15
2

36

10
6

60

16
4

40

9
6

64

15
3

36

10
6

60

17
3

40

8
6

68

17
3

32

8
6

68

15
3

32

10
6

60

3
40

%
Kết quả: Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi đã
giúp tôi luôn chủ động, sáng tạo vận dụng các phương pháp giáo dục phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lý trẻ, lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ

những kỹ năng sống cơ bản, giúp trẻ nắm được kiến thức độ tuổi có hệ thống.
2.Tạo môi trường thân thiện dạy trẻ về kỹ năng sống:
Sau khi khảo sát xác định được những kĩ năng mà trẻ đang có tôi nhân
thấy những kĩ năng sống của trẻ còn rất hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho trẻ
không chỉ thông qua các hoạt động mà môi trường thân thiện cũng giúp trẻ tiếp
nhận những kĩ năng sống một cách thân thiện, tự nhiên, thoải mái. Vậy môi
trường thân thiện là gì? Phải làm như thế nào để có được môi trường thân thiện
để giáo dục kĩ năng sống tốt nhất cho trẻ?
Môi trường thân thiện giữa cô giáo và phụ huynh: Thông tin thường
xuyên, kịp thời với cha mẹ học sinh. Phối hợp để tạo sự thống nhất trong chăm
sóc và giáo dục. Tìm hiểu thông tin về trẻ. Tạo mối quan hệ thân thiện giữa giáo
viên và cha mẹ. Tạo sự an tâm cho cha mẹ đó là vai trò dẫn dắt của giáo viên.
9

Thường xuyên tổ chức các hoạt động chung với phụ huynh trong lớp để tăng
thêm sự hiểu biết và sự gần gũi. Thu hút, mở rộng sự tham dự của phụ huynh
vào quá trình giáo dục. Không nhận xét sự tiêu cực của trẻ với cha mẹ. Thông
báo tình hình và cùng đưa ra giải pháp tích cực
Môi trường thân thiện giữa cô giáo và học sinh: Tôi luôn nhẹ nhàng,
gần gũi trẻ. Là người bạn thân thiết của trẻ, quan tâm, luôn lắng nghe và chia sẻ
với trẻ. Tôn trọng sở thích riêng của trẻ. Động viên, khuyến khích trẻ khi trẻ làm
sai.
Môi trường thân thiện giữa trẻ với trẻ: Tạo cho trẻ môi trường giao tiếp
thông qua các giờ học, giờ chơi. Trẻ được giao lưu với nhau. Tạo nhiều tình
huống, tổ chức các trò chơi giúp trẻ gần gũi với nhau.
Trang trí môi trường lớp học: Trường, lớp học an toàn, sạch sẽ, thoáng
mát, ánh sáng, đủ đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi …là những điều kiện
thuận lợi giúp trẻ hoạt động. Chính vì vậy môi trường học tập là yếu tố không
thể thiếu trong quá trình hình thành và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy

giải pháp không thể thiếu là tạo môi trường phù hợp để giáo dục. Môi trường
trong nhà trường phải theo phương châm lấy trẻ làm trung tâm, tạo cho trẻ biết
cách giải quyết vấn đề. Môi trường hoạt động để giáo dục trẻ ở đó người lớn
phải luôn mẫu mực và làm gương cho trẻ noi theo. Tạo môi trường thân thiện
với trẻ ,gần gũi thương yêu và luôn giúp đỡ để trẻ thấy tự tin , thoải mái, cụ thể
tôi đã xây dựng như sau:
Đối với góc văn học tôi đã xây dựng và tạo ra các kệ để nhiều sách báo
kết hợp trang trí theo nhiều chủ đề khác nhau: “ Thư viện trường mầm non” “ tủ
sách gia đình” “ dinh dưỡng cho trẻ thơ ” “ mùa hè của bé ”. Tôi thiết kế nhiều
ngăn để sách, truyện nhiều kích cỡ, vừa tầm tay với trẻ. Ngoài ra tôi tiếp tục
thực hiện việc xây dựng thư viện cho bé tại nhóm lớp. Khuyến khích các bậc cha
mẹ tăng cường đọc sách cho trẻ nghe
Thiết kế, bố trí tạo không gian hợp lý ở các góc chơi, xây dựng nội dung
chơi cụ thể ở các góc theo từng chủ đề, đặt tên góc sao cho dễ hiểu nhưng lại
hấp dẫn như “Họa sĩ tí hon”, “Bé tập làm bác sĩ”, “ bé kể chuyện sáng tạo”…
10

Sau mỗi chủ đề tôi thay đổi cách trang trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm
giác mới lạ hấp dẫn trẻ
Cùng với các cô giáo trong trường tham gia tổng vệ sinh môi trường, dọn
dẹp trường lớp vào chiều thứ hai và chiều thứ sáu hàng tuần, thường xuyên vệ
sinh lớp học, đồ dùng cá nhân của trẻ theo đúng lịch vệ sinh của nhà trường.
Tôi dành thời gian làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu của phụ
huynh ủng hộ và thu gom được để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc và giáo
dục trẻ. Ngoài ra tôi thường động viên các cháu tham gia làm đồ dùng đồ chơi
sáng tạo và trang trí góc cùng cô. Qua đó giúp trẻ cảm thấy mình là người có
ích, vui vẻ tự hào khi giúp đỡ được cho người khác, đó cũng chính là một hình
thức truyền tải kỹ năng sống cho trẻ nhẹ nhàng mà lại hiệu quả.

Hình ảnh rối dây góc văn học
Kết quả: Qua việc xây dựng môi trường lớp học tôi thấy trẻ hứng thú
tham gia vào các hoạt động, có sáng tạo trong các hoạt động, cố gắng đạt
được mục đích của mình, đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm
việc sau này.
3. Thông qua các hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống:
11

Có thể nói rằng thời gian trẻ bên cô giáo rất nhiều cùng sinh hoạt học tập
với cô, vì vậy cô giáo phải tạo cho trẻ một môi trường thân thiện, cô vừa là cô,
vừa là bạn của trẻ. Thông qua các hoạt động hàng ngày, trong giờ học, giờ chơi,
khi đi dạo ngoài trời…. cô luôn khuyến khích động viên trẻ để trẻ tích cực tham
gia các hoạt động từ đó tạo nên vốn sống phong phú sau này cho trẻ.
a.Trong các giờ học: Tạo sự tự tin, mạnh dạn cho trẻ, biết hoạt động độc
lập và hoàn thành sản phẩm của mình
Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân mình. Tôi vẫn nhớ một câu nói
mà tôi luôn luôn tâm đắc: ” Một người làm chủ và một người không làm chủ
thường khác nhau ở chỗ họ có hay không có ý chí và lòng tự tin”. Vậy thì cha
mẹ cũng như các cô có thể giúp trẻ tạo sự tự tin bằng cách tạo cho chúng thật
nhiều cơ hội để rèn luyện và thành thục các kỹ năng sống mới. Hãy tỏ ra thích
thú và vui mừng mỗi khi trẻ thể hiện cho mình thấy trẻ đã tạo thành một kỹ năng
mới và khen ngợi trẻ khi trẻ đạt được mục tiêu mình đề ra. Bởi lẽ trẻ con không
phải trẻ nào cũng có sự tự tin luôn mà còn rất nhiều trẻ nhút nhát, sợ mình làm
không được việc cô giao và sợ bị cô mắng, sợ các bạn cười chê cho nên dẫn đến
việc trẻ không dám làm, dám nói và dám phát biểu.
VD : Giờ âm nhạc: Bài hát “ Chị ong nâu và em bé ” dạy trẻ biết cùng làm
việc chăm chỉ, cần mẫn giúp ích cho đời.
Bài hát “Vui đến trường” Dạy trẻ trước khi đi học biết đánh răng, rửa
mặt, thay quần áo… để chuẩn bị đến trường.

Trẻ được cô giáo dạy hát và vận động bài “ Gia đình nhà gấu” chủ đề
“ Bé và gia đình”. Qua trò chơi trẻ yêu quý gia đình mình hơn. Sau khi
dạy trẻ hát xong, dạy vận động trẻ cùng bắt tay nhau, trẻ ở vòng tròn nhỏ sẽ
xoay đi một vị trí để mỗi trẻ sẽ gặp một bạn khác và tiếp tục chào hỏi nhau. Như
vậy với tiết học âm nhạc tôi đã lồng ghép nội dung phát triển quan hệ xã hội ở
trẻ.
Khám phá khoa học: Chủ đề bản thân tôi giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ
sinh các nhân như: biết tự đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, biết tắm gội sạch sẽ,
biết rửa tay khi bẩn, có nhu cầu thay quần áo khi bị ướt…
12

Chủ đề thế giới động vật tôi tổ chức cho trẻ quan sát khám phá con cá
vàng, tìm hiểu về các con vật, qua đó trẻ rất tò mò, muốn khám phá để thỏa mãn
khát khao có được sự hiểu biết.
Trong giờ tạo hình tôi luôn động viên, gợi ý, giúp đỡ trẻ yếu hoàn thành
sản phẩm của mình để trẻ cảm thấy tự tin vào chính bản thân mình rằng mình
cũng có thể làm được như các bạn
Văn học: Bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề ” giáo dục trẻ biết chăm chỉ lao
động, yêu quý các nghề trong xã hội, biết giúp đỡ mọi người.
Để giúp trẻ tự nhận thức về mình, tôi thường trò chuyện với trẻ để trẻ nói
lên ý muốn của mình, sau đó động viên trẻ để trẻ thực hiện. Trong các giờ học,
tôi động viên khuyến khích trẻ để trẻ trả lời câu hỏi, kể chuyện, múa hát, gợi ý
để trẻ nói những điều mà trẻ biết qua đó trẻ tự khẳng định mình, tự tin vững
vàng hơn.
VD: Trong lớp tôi cháu Gia Huy là cháu tự kỷ, rất nhút nhát ít tham gia
vào các hoạt động của lớp. Qua quá trình quan sát, nắm bắt được điều đó tôi đã
nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp để giúp cháu tiến bộ hơn. Trong các giờ
học khi đặt ra câu hỏi tôi thường gọi cháu trả lời, giờ âm nhạc một mình cháu
không dám lên múa hát, tôi cho cháu lên biểu diễn cùng các bạn. Trong khi cháu

biểu diễn tôi luôn luôn tạo cho trẻ thật thoải mái đó là cho cháu lên chọn những
đạo cụ âm nhạc mà trẻ yêu thích nhất . Bên cạnh đó tôi cùng lên hát và biểu diễn
với trẻ. Mỗi khi trẻ hát xong tôi động viên và cho các bạn vỗ tay thật to. Nhờ
vậy trẻ đã tự tin hơn rất nhiều, thích tham gia các hoạt động của lớp…Đến thời
điểm này cháu đã mạnh dạn rất nhiều, thường xuyên trả lời các câu hỏi của cô
trong các tiết học.

13

Cháu Gia Huy hát cùng với cô
Ngoài việc động viên, khen ngợi, tạo nhiều cơ hội để trẻ thêm tự tin thì
việc kích thích sự tò mò ở trẻ để giúp trẻ trở nên tự tin hơn. Bởi vì đó chính là
lúc bé khám phá thế giới xung quanh và kiểm nghiệm xem mình có thể làm gì.
Những lúc trẻ tìm tòi, khám phá như vậy, tôi cần luôn theo sát để đảm bảo sự an
toàn cho trẻ và những lúc trẻ không hiểu hết những sự vật, hiện tượng xung
quanh mình cô sẽ giải thích để trẻ dễ hiểu hơn. Nhưng để giúp trẻ học được một
kĩ năng mới, tôi không trực tiếp tham gia vào hoạt động của trẻ mà tạo điều kiện
để trẻ tự thử nghiệm, trải nghiệm. Để phát triển lòng tự tin của trẻ, tôi quan sát
kỹ lưỡng những đặc tính nổi bật ở mỗi trẻ và khuyến khích trẻ tham gia vào các
hoạt động thích hợp với năng khiếu của bản thân. Rất nhiều trẻ thích khám phá
thế giới xung quanh và tìm hiểu về sự vật hiện tượng đó như: Tại sao thìa inốc
lại chìm trong nước, tại sao thìa nhựa lại nổi trên mặt nước…có những trẻ lớp
tôi chỉ thích chơi trò lắp ghép và sau một thời gian trẻ đã biết lắp ghép ra các đồ
dùng có ý nghĩa
14

b. Thông qua mọi lúc, mọi nơi.
* Thông qua giờ đón trẻ:

Trên thực tế tôi nhận thấy những trẻ tự tin mạnh dạn thì trẻ tự tìm được
cho mình một trò chơi phù hợp nếu trẻ đã biết cách trẻ có thể lừa chọn cho mình
một trò chơi mới khác lạ hấp dẫn hơn, nhưng những trẻ nhút nhát thì có khi cả
giờ chỉ ngồi một chỗ, không dám chơi với cô, với bạn hoặc có những trẻ do
công việc gia đình hoặc ốm đau phải nghỉ học lâu ngày thì khi đi học trở lại trẻ
thường rất lạ lẫm không được tự tin khi giao tiếp với cô và bạn khi bắt đầu một
ngày hoạt động mới. Ngoài ra tôi luôn chú trọng việc tổ chức chơi trong giờ đón
trẻ nhằm để thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ giúp trẻ có tâm trạng vui vẻ để
bước vào một ngày mới, tạo cho trẻ tình yêu đối với lớp. Ở giờ đón trẻ, lớp tôi
có 2 giáo viên nên chúng tôi thường phân công nhau đón trẻ. Một cô ở ngoài cửa
lớp để đón trẻ, cô còn lại sẽ ở trong lớp để ổn định trẻ và tổ chức một số trò chơi
cho trẻ hoạt động. Giờ đón không quy định hay ép buộc trẻ phải chơi trò này
hay trò kia mà trẻ được chơi theo nhu cầu và sở thích của mình. Có trẻ thì về
góc hoạt động, có trẻ lại thích xem đĩa hoạt hình của mình đem đến lớp nhưng
có những trẻ thì lại rất thích gần gũi với cô giáo để trò chuyện…
Ví dụ : Khi đón trẻ vào lớp để thu hút trẻ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái
tôi có thể kể cho trẻ nghe câu truyện về một bạn nhỏ khi ở nhà bạn đã làm được
những việc gì giúp đỡ ông, bà, bố, mẹ . Qua đó để trẻ biết cách lắng nghe mọi
người và đối đáp. Sau khi kể xong tôi yêu cầu trẻ kể lại trình tự những sự việc
xảy ra trong ngày nghỉ của trẻ. Điều này giúp trẻ sử dụng lời nói trong giao tiếp
hàng ngày, phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ: kể rõ ràng, có trình tự về sự vật,
hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được. Thông qua câu truyện kể tôi
đặt câu hỏi giúp các trẻ khác đưa ra ý kiến thảo luận, trả lời, đưa ra ý kiến của
mình về câu truyện bạn vừa kể. Qua đó giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin, biết cách
giao tiếp ứng sử với mọi người xung quanh.
* Thông qua hoạt động góc:
Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động chơi là hoạt động vô cùng quan trọng
trong cuộc sống và là hoạt động chủ đạo với trẻ mẫu giáo. Qua chơi trẻ được
15

giao tiếp với các bạn và cô giáo, trẻ phản ánh thế giới xung quanh thông qua vai
chơi, các hình tượng. Vì vậy khi tổ chức giờ chơi, trong quá trình thỏa thuận
chơi tôi cho trẻ nêu các góc chơi trong lớp và giúp trẻ nói được thao tác, kỹ năng
thể hiện từng vai chơi.
Ví dụ: Ở góc phân vai tôi đặt câu hỏi gợi mở: Hôm nay gia đình có dự
định gì? Bố mẹ làm gì? Làm như thế nào? Con làm gì? Qua đó giáo dục trẻ biết
quan tâm chia sẻ, yêu bạn và người thân trong gia đình.
Ở góc xây dựng: Tôi phân công một trẻ làm nhóm trưởng có nhiệm vụ
thỏa thuận và phân công công việc cho các bạn trong nhóm. Cô có thể hỏi trẻ
nếu đang xây dựng mà bác thợ bị đau tay thì phải làm gì?. Tương tự như vậy ở
góc bác sỹ cô gợi mở cho trẻ bằng cách hỏi trẻ: Bác sỹ khám bệnh cho bệnh
nhân phải có thái độ như thế nào? Nhẹ nhàng, niềm nở hay cáu gắt? Các bác góc
gia đình nấu những món ăn gì? Qua đó giúp trẻ thiết lập mối quan hệ giữa các
nhóm chơi với nhau, sau khi chơi cất đồ chơi đúng nơi quy định.
Khi đến góc xây dựng tôi hỏi trẻ: “các bác đang làm gì đấy? Khi khát
nước các bác làm gì? Có thể trẻ trả lời theo các cách khác nhau. Mặc dù trẻ chưa
biết cách giải quyết nào là hợp lý nhất nhưng đã tìm ra cách giải quyết cho
nhiệm vụ chơi của mình. Như vậy đã liên kết các nhóm chơi với nhau từ đó giúp
trẻ mở rộng vốn hiểu biết về xã hội, trẻ biết hợp tác với nhau trong khi chơi,
phát triển khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho trẻ.

16

Giao lưu giữa các góc
Trong giờ chơi tôi hướng dẫn trẻ giao nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm
chơi qua đó trẻ đã có ý thức trách nhiệm về công việc của mình và tìm cách
hoàn thành tốt công việc được giao.
* Thông qua hoạt động ngoài trời:

Với trẻ lứa tuổi mầm non tâm hồn như một tờ giấy trắng. Các cháu thấy
mọi vật xung quanh mình đều rất lạ, muốn khám phá. Trẻ mầm non khi đến lớp
được tham gia rất nhiều các hoạt động khác nhau. Là một cô giáo tôi luôn đề cao
hiệu quả của từng hoạt động. Khi cho trẻ tham gia hoạt động tôi luôn đặt ra cho
mình một câu hỏi : Để mỗi một hoạt động tôi phải dùng những biện pháp phù
hợp nhất để đạt hiệu quả. Qua hoạt động đó các cháu được học hỏi và tiếp thu
điều gì?. Chính vì vậy với tôi không chỉ chú trọng giờ học mà tôi luôn chú trọng
vào các hoạt động chơi của trẻ. Nếu như trong các tiết học và hoạt động góc,
môi trường của trẻ thường xuyên ở trong lớp. Với hoạt động ngoài trời trẻ được
ra ngoài , được tận hưởng những điều kiện của tự nhiên như: Nước, ánh nắng
mặt trời, không khí trong lành, được vận động tự do thoải mái, đáp ứng nhu cầu
vận động của trẻ. Đây là một hoạt động giúp cô giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

17

rất hiệu quả đặc biệt là các kỹ năng như: Nhận thức, giao tiếp, tình cảm quan hệ
xã hội, thẩm mỹ.
Khi tổ chức cho trẻ hoạt động lao động, tôi không để trẻ làm tập chung về
một nhóm mà tôi phân công tổ 1 tưới cây, tổ 2 nhổ cỏ, tổ 3 nhặt rác và lá vàng.
Khi trẻ đang làm,tôi cùng làm với trẻ và trò chuyện với trẻ: Tại sao phải tưới
nước cho cây? Nhổ cỏ để làm gì? Sao lại phải nhặt rác cho vào thùng rác? Ở nhà
con cũng trồng cây thì con phải làm gì cho cây phát triển tốt? Qua đó cô giáo
dục trẻ thực hiện một số quy định ở lớp, gia đình như vâng lời ông, bà, bố, mẹ,
nơi công cộng như ăn bánh kẹo phải bỏ vỏ vào thùng rác. Khi cho trẻ tham gia
vào hoạt động lao động: Trẻ được chăm sóc cây xanh: tưới nước, làm cỏ cho
cây. Khi trẻ thực hiện tôi luôn quan sát, hướng dẫn và trò chuyện với trẻ. Các
con đang làm gì? Tưới cây để làm gì? Trồng cây có ích lợi gì? Với hình thức trò
chuyện nhẹ nhàng như vậy trẻ hiểu hơn về kỹ năng sống: Trẻ biết quan tâm đến
mọi người, mọi vật xung quanh. Trẻ biết tầm quan trọng của việc mình làm, có ý

thức hơn trong cuộc sống. Trẻ không hái hoa, bẻ cành ngược lại trẻ biết giữ cho
môi trường luôn xanh, sạch, đẹp. Từ đó làm nhiểu việc có ích cho xã hội.

Ảnh: trẻ lao động và chăm sóc vườn trường
18

* Thông qua giờ ăn:
Đối với trẻ mầm non giờ ăn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo
dục kỹ năng tự phục vụ và kỹ năng vệ sinh văn minh trong ăn uống. Chính vì
vậy thông qua giờ ăn tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trên trẻ.
Tôi dạy trẻ cách sử dụng các đồ dùng, vật dụng khác nhau trong ăn uống để sử
dụng đúng với chức năng một cách chính xác. Dạy trẻ biết giữ gìn những đồ
dùng đó sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Dạy trẻ ăn uống từ tốn không vội vã, biết
nhặt cơm rơi để vào đĩa. Biết giúp cô xếp thìa vào đĩa, bê về từng bàn, biết chia
cơm cho bạn. Dạy trẻ ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm để có đủ chất cho cơ
thể phát triển khỏe mạnh. Thông qua đó dạy trẻ một số món ăn, thực phẩm
thông thường và ích lợi của chúng. Biết công sức lao động của các cô, các bác
nông dân, quý trọng sức lao độngThực hiện được một số việc tự phục vụ trong
sinh hoạt, có một số thói quen và hành vi tốt trong sinh hoạt.
Thói quen này chỉ hình thành ở mỗi cá nhân trẻ khi chúng ta cho trẻ hàng
ngày được thực hiện. Một ngày, hai ngày trẻ có thể không nhớ nhưng nhiều
ngày trẻ sẽ có thói quen và ý thức khi tham gia bất cứ hoạt động nào của lớp.
Kết quả đạt được đó là giờ ăn lớp tôi các cháu không còn nói chuyện riêng,
không rơi vãi cơm ra bàn. Các cháu ăn ngon miệng, ăn nhanh, ăn hết suất của
mình.

19

Hình ảnh trẻ trong giờ ăn
* Các hoạt động khác
Ngoài giờ học, các hoạt động chơi, hoạt động ăn cô cần giáo dục kỹ năng
cho trẻ mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động khác nhau. Khi ở nhà bé vẫn được
bố mẹ lau mặt hoặc khát nước bé lại được bố mẹ lấy nước cho trẻ uống. Còn
mỗi khi trẻ ngã bẩn tay, chân quần áo bé lại được bố mẹ bế đi thay quần áo, rửa
tay chân sạch sẽ. Nhưng khi bé đến trường phải thực hiện theo đúng chế độ sinh
hoạt một ngày của trẻ. Một ngày của trẻ bao gồm những công việc gì mà trẻ phải
tự làm như: trẻ phải biết tự mình rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh,
phải biết xúc cơm như thế nào cho đúng, biết lấy khăn lau miệng…Đây là công
việc trẻ phải tự làm chứ không thể nhờ ai làm hộ mình được và đó là kỹ năng
không thể thiếu trong mỗi trẻ vì nó còn giúp trẻ hình thành hành vi và thói quen
tốt cho trẻ sau này.

20

Trẻ rửa tay trước giờ ăn

Trẻ xúc miệng nước muối sau giờ ăn

Trẻ tự cởi áo khi thấy nóng

Trẻ đang học cách gấp

Tôi làm bảng phân công và theo dõi trẻ trực nhật, nói rõ công việc, vai trò
của những trẻ trực nhật. Người thực hiện nhiệm nhật vụ trực phải làm chu đáo
và có trách nhiệm với việc được phân công. Trong giờ học tổ trực nhật lấy đồ
dùng phát cho các bạn, thu dọn và cất đồ dùng đồ chơi …Qua đó rèn cho trẻ thói
quen nề nếp, sự cố gắng, sáng tạo và đề cao tinh thần trách nhiệm với tập thể

VD: Trong các hoạt động hàng ngày tôi cho trẻ chia bút, vở, kê bàn, xếp
ghế, lau bảng, thu bài, phơi khăn mặt,sắp xếp đồ chơi, giờ ngủ cho trẻ giúp cô kê
giát giường, trải chiếu …
21

Hình ảnh trẻ giúp cô sắp xếp đồ chơi
Trong các giờ hoạt động ngoài trời, vệ sinh cá nhân tôi luôn hướng dẫn và
thực hiện cùng trẻ, tôi vừa làm vừa trò chuyện cùng trẻ tạo cho trẻ môi trường
gần gũi, thân mật, từ đó trẻ tự tin, mạnh dạn, hoạt bát hơn.
VD: Tôi cùng trẻ nhổ cỏ, chăm sóc cây cảnh, nhặt rác trên sân trường, lau
rửa, sắp xếp các giá đồ chơi, gấp chăn chiếu, phơi khăn rửa mặt, kê giát
giường….Bác Hồ đã nói “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.Vì
vậy tôi luôn khuyến khích động viên trẻ tự hoạt động, tự phục vụ bản thân mình
từ những công việc nhỏ nhất để hình thành cho trẻ tính tự lập
Ngoài ra trường còn tổ chức các ngày hội, ngày lễ: Trung thu, noel, ngày
quốc tế phụ nữ mùng 8 tháng 3, ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Trong năm
học 2014 vừa qua các con đã được sang Bát tràng thăm quan. Qua hoạt động
ngoại khóa này trẻ hiểu hơn và thêm yêu những nghề truyền thống của dân tộc
mình… Việc cho trẻ đi tham quan, cũng là giáo dục trẻ các kỹ năng sống rất cần
thiết như đi lại nơi công cộng, cách ứng xử – hành vi văn minh đối với mọi
người. Qua đó giúp trẻ trải nghiệm thực tế và những kỹ năng sống cũng được
hình thành tốt hơn.
22

Cô giúp trẻ tập gói bánh trưng trong ngày tết nguyên đán
Kết quả: Qua việc tổ chức các giờ học, các các hoạt động trong ngày ở
trường mầm non, qua các hoạt động ngoại khóa cho trẻ đã rèn luyện cho trẻ nề
nếp thói quen tốt, rèn tính kiên nhẫn, kỹ năng hợp tác với mọi người, phát triển

cho trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tự tin, phát triển tình cảm nhận thức ở
trẻ, hình thành cho trẻ tính tự lập không ỷ lại vào người khác, đây chính là
những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này.
4. Kết hợp phương pháp dùng trò chơi, tạo tình huống:
Trẻ học được các kỹ năng bằng cách tham gia vào các trò chơi. Thông qua
trò chơi, giúp cháu có sự tự tin, biết phối hợp chơi cùng bạn và có trách nhiệm với
nhóm chơi của mình. Nên tôi đã tìm và cho trẻ chơi nhiều trò chơi như:
Trò chơi đóng vai, khi đóng vai trẻ được hòa nhập vào xã hội thu nhỏ,
biết bản thân mình thể hiện vai gì và có những ứng xử và hành động phù hợp.
Hoặc các trò chơi có luật như: Trò chơi vận động, trò chơi dân gian, giúp trẻ có
23

sự hợp tác với nhau trong nhóm chơi, biết phối hợp và đoàn kết chơi với nhau.
Qua đó tôi giáo dục cháu các kỹ năng sống như: Nhường nhịn, chia sẻ, mạnh
dạn, tự tin thể hiện mình.
VD; Trong giờ hoạt động giao lưu tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Đội
nào chiến thắng”,Trò chơi kéo co, bịt mắt bắt dê…Qua trò chơi này tôi rèn cho
trẻ kỹ năng hợp tác, tinh thần đoàn kết .

Hình ảnh trẻ chơi trò chơi “Cùng tìm nhanh”
VD : Trong một ca hoạt động lao động của lớp tôi có 25 trẻ. Với buổi hoạt
động lao động gồm các nội dung lau lá cây, tưới cây. Khi chuẩn bị đồ cùng cho
hoạt động lao động tôi cố tình chuẩn bị không đủ đồ dùng cho trẻ sử dụng Khi
xảy ra tình huống đó tôi thấy các nhóm trẻ đã bàn bạc, thỏa thuận và đưa ra các
cách giải quyết khác nhau.
+ Trẻ có thể nhường nhau
+ Trẻ có thể thưa cô để cô giải quết
+ Có thể trẻ sẽ tranh giành đồ dùng của nhau
24

Như vậy chỉ với một tình huống rất nhỏ mà tôi đưa ra tôi đã rèn cho trẻ
cách xử trí thông minh, nhanh nhẹn và tìm giải pháp đúng đắn nhất
Ngoài hoạt động trên tôi thường tạo những tình huống cho trẻ xử lý để tập
tính nhanh nhẹn, bình tĩnh tìm giải pháp đúng đắn nhất.
Kết quả: Đây là phương pháp có hiệu quả nhất. Bởi qua trò chơi trẻ sẽ có
được những thái độ, hành vi tích cực, những kỹ năng ứng xử đúng đắn, phù hợp,
nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với tập thể. Và đặc biệt trò chơi
còn giúp cho trẻ tăng cường khả năng giao tiếp với bạn, với cô, với người lớn
dần mang đến sự tự tin, mạnh dạn cho trẻ. Như vậy, qua hoạt động này, tôi thấy
trẻ lớp tôi đã “trưởng thành” hơn hẳn. Trẻ độc lập, chủ động giải quyết các tình
huống có vấn đề và hơn hết là biết giải quyết cùng nhau, biết bàn luận, mạnh
dạn đưa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn và lựa chọn giải pháp phù
hợp.
5. Động viên, khuyến khích, nêu gương, khen thưởng kịp thời:
Một điều không thể thiếu để giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp của mình
đó chính là bầu không khí trong lớp học rất ảnh hưởng tới sự giao tiếp của trẻ.

25

trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻthích nghi được với môi trường xung quanh, không những thế còn giúp cho trẻbiết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết cách phối hợpvới các bạn chơi trong nhóm.Để giúp trẻ có kỹ năng sống không có nghĩa là phải dạy trẻ những gì caosiêu vượt quá tầm hiểu biết của trẻ, mà chúng ta giúp trẻ trải nghiệm những hoạtđộng hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: làm việc, sinh hoạt, vận động, giaotiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình, và môi trường xã hội,những người lạ không quen biết. Để giúp trẻ sống hài hòa, thích nghi và thoảimái trong đời sống xã hội, biết cách đối phó với những tình huống bất thườngphát sinh hay không bị mất bình tĩnh trước những nguy cơ đột ngột,.. trẻ cầnđược học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự nhiên như việc học ăn,học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ,.. đến việc học để có kiến thức và nhận thức vềbản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xungquanh ta, và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người.Giáo dục kỹ năng sống trên thực tế lớp C3 của tôi trẻ chưa được mạnhdạn tự tin, khả năng tự phục vụ kém, trong khi tham gia các hoạt động trẻ chưađoàn kết, hợp tác trong khi học và chơi. Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năngsống cho trẻ 3 – 4 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhấtvề mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra cho tôi. Từ những trăn trở suy nghĩ trên tôiđã chọn đề tài:” Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫugiáo bé 3 – 4 tuổi trong trường mầm non “* Mục đích nghiên cứu:Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ởtrường mầm non Duyên Hà.Xây dựng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáobé 3 – 4 tuổi tại trường mầm non Duyên Hà.* Đối tượng nghiên cứu:Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi.* Phạm vi áp dụng:Lớp mẫu giáo bé C3 trường Mầm Non Duyên Hà – Thanh Trì – HàNội năm học 2013 – 2014.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. CƠ SỞ LÝ LUẬNGiáo dục kỹ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình chămsóc và giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay, việc đưa giaó dục kỹ năng sống vào nhàtrường, nhất là từ bậc học mầm non đã được thực hiện ở hầu hết các nước trênthế giới và mỗi nước có một phương thức giáo dục khác nhau. Tại Việt Nam thìviệc đưa giáo dục kỹ năng sống vào lứa tuổi mầm non cũng được chú trọng vàocác năm gần đây.Có thể nói rằng môi trường xã hội có tác động, ảnh hưởng rất lớn tớiviệc hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Điều đó được biểu hiện qua hành vi phùhợp và tích cực khi tương tác với người khác, với văn hoá và môi trườngxung quanh. Vì vậy thế giới xung quanh trẻ luôn luôn muôn sắc màu. Trẻ sẽnắm bắt và cảm nhận từ từ. Bởi vậy vai trò của xã hội, gia đình, nhà trườngvà đặc biệt là cô giáo có vai trò quan trọng trong việc phát triển sức khoẻ theonghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khảnăng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này.Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi nói riêng,việc dạy trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết nhưng dạy trẻ kỹ năng gì? Dạy nhưthế nào? Thì người giáo viển phải biết lựa chọn nội dung cho phù hợp với lứatuổi và nhận thức của trẻ như:- Tự nhận thức bản thân là dạy trẻ tự nhận ra những sở trường, năng lựccủa bản thân.- Kỹ năng hợp tác với bạn bè là dạy trẻ tham gia các hoạt động cùngcác bạn, trẻ luôn biết nhường nhịn, cùng hợp tác với các bạn để hoàn thànhnhiệm vụ tốt nhất.- Kỹ năng sống tự tin dạy trẻ luôn mạnh dạn, tự tin tham gia mọi hoạtđộng của trường, của lớp.- Kỹ năng tự lập là dạy trẻ biết hành động một cách chủ động, năngđộng.- Tính trách nhiệm là dạy trẻ biết hoàn thành công việc được giao.- Kỹ năng quan hệ xã hội là dạy trẻ các mối quan hệ trong xã hội, biếtgiao tiếp và hòa hợp với mọi người- Kỹ năng thích tò mò ham học hỏi, khả năng thấu hiểu là dạy trẻ biếttò mò, khám phá những điều mới lạ về mọi vật xung quanh. Qua đó, pháttriển cho trẻ toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mĩ.II. CƠ SỞ THỰC TIỄNTrường mầm non Duyên Hà nằm ven sông Hồng ngoài bãi. Trường đượcphân bổ ở 3 khu theo địa bàn dân cư 3 thôn trong xã.Năm học 2013 – 2014 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáobé – C3. Lớp có 2 cô , 1 cô đạt trình độ trên chuẩn, 1 cô đang theo học đại học.Lớp có 25 cháu, 12 cháu nam , 13 cháu nữ trong đó có 2 cháu tự kỷ, trong số đócó nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ dẫn đến tính ỷ lại và một số trẻ lạinhút nhát quá không tham gia vào các hoạt động của trường, của lớp.Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một sốthuận lợi và khó khăn sau:1. Thuận lợi:- Luôn được sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáodục huyện, ban giám hiệu nhà trường.- Được sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhàtrường.- Bản thân tôi có trình độ đại học nhiều năm dạy lớp 3 tuổi, có tinh thần tráchnhiệm, luôn quan sát nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của từng trẻtrong lớp. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tìnhvới công việc. Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiêncứu tài liệu tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc giáo dụctrẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dụckỹ năng sống cho trẻ.- Giáo viên trong lớp đoàn kết biết cùng nhau đưa ra các biện pháp giáo dụckỹ năng sống sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.- Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻở nhà và luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với côgiáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.- Học sinh của lớp đều được học qua các khối từ nhà trẻ, mẫu giáo bé, nhỡ- Trẻ có kiến thức của các lứa tuổi.- 100% trẻ học bán trú tại trường.2. Khó khăn:- Cơ sở vật chất nhà trường còn khó khăn, diện tích lớp chật hẹp.- Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáoviên nghiên cứu , tham khảo.- Đối với giáo viên: chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chungđể rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non.- Trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong các hoạt động .- Trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có những kỹ năng sống cần thiết phùhợp theo độ tuổi.- Xuất phát từ đặc điểm chung của trường, của lớp và tầm quan trọng củaviệc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tôi đãnghiên cứu.III. BIỆN PHÁP.1. Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ:a. Xác định những kỹ năng sống.Để dạy trẻ, giúp trẻ hoàn thiện tốt hơn kỹ năng sống của mình là một giáoviên mầm non trước tiên chúng ta phải hiểu được khái niệm thế nào là kỹ năngsống. Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhâncó khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàngngày. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non thì kỹ năng sống là tất cả những kiến thức,những hành vi, ngôn ngữ, cách ứng xử mà trẻ đã học hỏi được qua những giờhọc, giờ chơi, qua giao tiếp với mọi người xung quanh mình.Đặc điểm tâm sinhlý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biếttrước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đềucho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của nămhọc chính là những kỹ năng sống như: Nhận thức, sự hợp tác, tính tự tin, tự lập,tinh thần trách nhiệm, quan hệ xã hội. Cụ thể:- Kỹ năng tự nhận thức: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng cầncó ở trẻ vào giai đoạn này. Tự nhận thức giúp trẻ nhận ra năng lực, sở trườngcủa bản thân để phát huy một cách tối đa đồng thời nhận ra những điểm yếu đểtrẻ lường trước những khó khăn, thách thức qua đó trẻ chủ động tìm cách khắcphục những thiếu sót .Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng: tò mò, khámphá các sự vật xung quanh như đặt câu hỏi, tại sao? Vì sao?Nhận biết mối quan hệ đơn giản của các sự vật hiện tượng, giải quyết cácvấn đề đơn giản.VD: Cháu nhận biết được tên gọi, đặc điểm của bản thân mình, biết sởthích và những đồ dùng đồ chơi mà mình yêu thích.- Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên là phát triểnsự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Giáo viên thường xuyên trò chuyện, cùng chơi,cùng học với trẻ để phát triển sự tự tin ở trẻ, trẻ cần được yêu thương và tôntrọng. Qua đó, giúp cháu biết mạnh dạn, không sợ nói trước đông người, trẻ cảmthấy tự tin trong mọi tình huống, dám làm điều mình nghĩ và biết bày tỏ cảm xúccủa mình với người khác mà không e ngại. Biết giới thiệu về bản thân và giađình mình trước đám đông, biết mình đang học lớp nào, thích cái gì và điạ chỉnhà mình ở đâu. Nhận biết các ưu khuyết điểm của bản thân. Biết cách ứng xửvới mọi người xung quanh. Học cách lắng nghe mọi người và đối đáp.Nhận biếtnhững hoàn cảnh không an toàn, cách giữ an toàn cho mình nơi công cộng(trong sân trường, công viên, siêu thị, ngoài đường, khi gặp người lạ,…)VD: Trẻ tự giới thiệu về bản thân mình trước bạn bè hoặc tự tin múa hát,biểu diễn văn nghệ.- Kỹ năng tự lập: Tự lập giúp trẻ trở thành những con người năng động,có khả năng tự bắt đầu hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày, biết hành độngmột cách chủ động, năng động.- Tính trách nhiệm: giúp trẻ cố gắng làm hết khả năng, luôn hoàn thànhcông việc của mình và biết quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc người khácVD: Trẻ biết giúp cô sắp xếp đồ chơi gọn gàng hay thể hiện tốt vai chơi củamình.Ngoài ra nghi thức văn hóa trong ăn uống là một nét văn hóa mà trongthời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng ít được quan tâm chú ý tới và ítngười biết được rằng: Văn hóa trong ăn uống là một trong những tiêu chí đánhgiá nhân cánh của con người. Vì thế, trẻ cần được rèn luyện kỹ năng thực hiệncác nghi thức văn hóa ăn uống.- Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát tôi giúptrẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻlứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc vớicác bạn.VD: Trẻ cùng nhau vẽ một bức tranh hoặc trẻ cùng tham gia chơi ở gócxây dựng.- Kỹ năng quan hệ xã hội: Cần dạy trẻ biết hợp tác để làm việc, để chơivới nhau, sống hòa thuận với các bạn….. Đây là một kỹ năng cơ bản và kháquan trọng đối với trẻ. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nàođể hòa hợp với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn.VD: Qua các hoạt động như lễ hội, các giờ chơi, giờ hoạt động góc trẻbiết đóng vai người khác, học cách sử xự, trao đổi ý kiến, chia sẻ với ngườikhác, biết nhường nhịn đồ chơi, hướng dẫn bạn chơi nếu bạn chưa làm được.- Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một kỹnăng quan trọng cần có ở trẻ vào giai đoạn này là trẻ khao khát được học. Giáoviên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để gợi tính tò mò, tự nhiêncủa trẻ. Nhiều nghiên cứu và các câu chuyện cho thấy rằng các hoạt động và cáctư liệu khác lạ thường gợi suy nghĩ nhiều hơn những thứ có thể đoán trước đượcVD: Qua câu hỏi của trẻ thắc mắc nói với cô: Cô ơi tại sao mùa hè lạimưa nhiều. Có trẻ lại hỏi: Cô ơi sao mùa đông lại lạnh .b.Khảo sátSau khi nghiên cứu và xác định đúng kỹ năng sống tôi đã tiến hành khảosát để đánh giá kỹ năng sống của trẻ ở lớp, kết quả khảo sát như sau:SốtrẻKNKNnhậnsống tựthứctin2Đ25TL64tự lậpTínhKNtráchsốngnhiệmhợp tácKNKN hamQHXHhọc hỏiCĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ16Kỹ năng15361060164064153610601740681732681532106040Kết quả: Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi đãgiúp tôi luôn chủ động, sáng tạo vận dụng các phương pháp giáo dục phù hợpvới đặc điểm tâm sinh lý trẻ, lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻnhững kỹ năng sống cơ bản, giúp trẻ nắm được kiến thức độ tuổi có hệ thống.2.Tạo môi trường thân thiện dạy trẻ về kỹ năng sống:Sau khi khảo sát xác định được những kĩ năng mà trẻ đang có tôi nhânthấy những kĩ năng sống của trẻ còn rất hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho trẻkhông chỉ thông qua các hoạt động mà môi trường thân thiện cũng giúp trẻ tiếpnhận những kĩ năng sống một cách thân thiện, tự nhiên, thoải mái. Vậy môitrường thân thiện là gì? Phải làm như thế nào để có được môi trường thân thiệnđể giáo dục kĩ năng sống tốt nhất cho trẻ?Môi trường thân thiện giữa cô giáo và phụ huynh: Thông tin thườngxuyên, kịp thời với cha mẹ học sinh. Phối hợp để tạo sự thống nhất trong chămsóc và giáo dục. Tìm hiểu thông tin về trẻ. Tạo mối quan hệ thân thiện giữa giáoviên và cha mẹ. Tạo sự an tâm cho cha mẹ đó là vai trò dẫn dắt của giáo viên.Thường xuyên tổ chức các hoạt động chung với phụ huynh trong lớp để tăngthêm sự hiểu biết và sự gần gũi. Thu hút, mở rộng sự tham dự của phụ huynhvào quá trình giáo dục. Không nhận xét sự tiêu cực của trẻ với cha mẹ. Thôngbáo tình hình và cùng đưa ra giải pháp tích cựcMôi trường thân thiện giữa cô giáo và học sinh: Tôi luôn nhẹ nhàng,gần gũi trẻ. Là người bạn thân thiết của trẻ, quan tâm, luôn lắng nghe và chia sẻvới trẻ. Tôn trọng sở thích riêng của trẻ. Động viên, khuyến khích trẻ khi trẻ làmsai.Môi trường thân thiện giữa trẻ với trẻ: Tạo cho trẻ môi trường giao tiếpthông qua các giờ học, giờ chơi. Trẻ được giao lưu với nhau. Tạo nhiều tìnhhuống, tổ chức các trò chơi giúp trẻ gần gũi với nhau.Trang trí môi trường lớp học: Trường, lớp học an toàn, sạch sẽ, thoángmát, ánh sáng, đủ đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi …là những điều kiệnthuận lợi giúp trẻ hoạt động. Chính vì vậy môi trường học tập là yếu tố khôngthể thiếu trong quá trình hình thành và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậygiải pháp không thể thiếu là tạo môi trường phù hợp để giáo dục. Môi trườngtrong nhà trường phải theo phương châm lấy trẻ làm trung tâm, tạo cho trẻ biếtcách giải quyết vấn đề. Môi trường hoạt động để giáo dục trẻ ở đó người lớnphải luôn mẫu mực và làm gương cho trẻ noi theo. Tạo môi trường thân thiệnvới trẻ ,gần gũi thương yêu và luôn giúp đỡ để trẻ thấy tự tin , thoải mái, cụ thểtôi đã xây dựng như sau:Đối với góc văn học tôi đã xây dựng và tạo ra các kệ để nhiều sách báokết hợp trang trí theo nhiều chủ đề khác nhau: “ Thư viện trường mầm non” “ tủsách gia đình” “ dinh dưỡng cho trẻ thơ ” “ mùa hè của bé ”. Tôi thiết kế nhiềungăn để sách, truyện nhiều kích cỡ, vừa tầm tay với trẻ. Ngoài ra tôi tiếp tụcthực hiện việc xây dựng thư viện cho bé tại nhóm lớp. Khuyến khích các bậc chamẹ tăng cường đọc sách cho trẻ ngheThiết kế, bố trí tạo không gian hợp lý ở các góc chơi, xây dựng nội dungchơi cụ thể ở các góc theo từng chủ đề, đặt tên góc sao cho dễ hiểu nhưng lạihấp dẫn như “Họa sĩ tí hon”, “Bé tập làm bác sĩ”, “ bé kể chuyện sáng tạo”…10Sau mỗi chủ đề tôi thay đổi cách trang trí và hoạt động ở các góc để tạo cảmgiác mới lạ hấp dẫn trẻCùng với các cô giáo trong trường tham gia tổng vệ sinh môi trường, dọndẹp trường lớp vào chiều thứ hai và chiều thứ sáu hàng tuần, thường xuyên vệsinh lớp học, đồ dùng cá nhân của trẻ theo đúng lịch vệ sinh của nhà trường.Tôi dành thời gian làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu của phụhuynh ủng hộ và thu gom được để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc và giáodục trẻ. Ngoài ra tôi thường động viên các cháu tham gia làm đồ dùng đồ chơisáng tạo và trang trí góc cùng cô. Qua đó giúp trẻ cảm thấy mình là người cóích, vui vẻ tự hào khi giúp đỡ được cho người khác, đó cũng chính là một hìnhthức truyền tải kỹ năng sống cho trẻ nhẹ nhàng mà lại hiệu quả.Hình ảnh rối dây góc văn họcKết quả: Qua việc xây dựng môi trường lớp học tôi thấy trẻ hứng thútham gia vào các hoạt động, có sáng tạo trong các hoạt động, cố gắng đạtđược mục đích của mình, đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làmviệc sau này.3. Thông qua các hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống:11Có thể nói rằng thời gian trẻ bên cô giáo rất nhiều cùng sinh hoạt học tậpvới cô, vì vậy cô giáo phải tạo cho trẻ một môi trường thân thiện, cô vừa là cô,vừa là bạn của trẻ. Thông qua các hoạt động hàng ngày, trong giờ học, giờ chơi,khi đi dạo ngoài trời…. cô luôn khuyến khích động viên trẻ để trẻ tích cực thamgia các hoạt động từ đó tạo nên vốn sống phong phú sau này cho trẻ.a.Trong các giờ học: Tạo sự tự tin, mạnh dạn cho trẻ, biết hoạt động độclập và hoàn thành sản phẩm của mìnhTự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân mình. Tôi vẫn nhớ một câu nóimà tôi luôn luôn tâm đắc: ” Một người làm chủ và một người không làm chủthường khác nhau ở chỗ họ có hay không có ý chí và lòng tự tin”. Vậy thì chamẹ cũng như các cô có thể giúp trẻ tạo sự tự tin bằng cách tạo cho chúng thậtnhiều cơ hội để rèn luyện và thành thục các kỹ năng sống mới. Hãy tỏ ra thíchthú và vui mừng mỗi khi trẻ thể hiện cho mình thấy trẻ đã tạo thành một kỹ năngmới và khen ngợi trẻ khi trẻ đạt được mục tiêu mình đề ra. Bởi lẽ trẻ con khôngphải trẻ nào cũng có sự tự tin luôn mà còn rất nhiều trẻ nhút nhát, sợ mình làmkhông được việc cô giao và sợ bị cô mắng, sợ các bạn cười chê cho nên dẫn đếnviệc trẻ không dám làm, dám nói và dám phát biểu.VD : Giờ âm nhạc: Bài hát “ Chị ong nâu và em bé ” dạy trẻ biết cùng làmviệc chăm chỉ, cần mẫn giúp ích cho đời.Bài hát “Vui đến trường” Dạy trẻ trước khi đi học biết đánh răng, rửamặt, thay quần áo… để chuẩn bị đến trường.Trẻ được cô giáo dạy hát và vận động bài “ Gia đình nhà gấu” chủ đề“ Bé và gia đình”. Qua trò chơi trẻ yêu quý gia đình mình hơn. Sau khidạy trẻ hát xong, dạy vận động trẻ cùng bắt tay nhau, trẻ ở vòng tròn nhỏ sẽxoay đi một vị trí để mỗi trẻ sẽ gặp một bạn khác và tiếp tục chào hỏi nhau. Nhưvậy với tiết học âm nhạc tôi đã lồng ghép nội dung phát triển quan hệ xã hội ởtrẻ.Khám phá khoa học: Chủ đề bản thân tôi giáo dục trẻ biết giữ gìn vệsinh các nhân như: biết tự đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, biết tắm gội sạch sẽ,biết rửa tay khi bẩn, có nhu cầu thay quần áo khi bị ướt…12Chủ đề thế giới động vật tôi tổ chức cho trẻ quan sát khám phá con cávàng, tìm hiểu về các con vật, qua đó trẻ rất tò mò, muốn khám phá để thỏa mãnkhát khao có được sự hiểu biết.Trong giờ tạo hình tôi luôn động viên, gợi ý, giúp đỡ trẻ yếu hoàn thànhsản phẩm của mình để trẻ cảm thấy tự tin vào chính bản thân mình rằng mìnhcũng có thể làm được như các bạnVăn học: Bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề ” giáo dục trẻ biết chăm chỉ laođộng, yêu quý các nghề trong xã hội, biết giúp đỡ mọi người.Để giúp trẻ tự nhận thức về mình, tôi thường trò chuyện với trẻ để trẻ nóilên ý muốn của mình, sau đó động viên trẻ để trẻ thực hiện. Trong các giờ học,tôi động viên khuyến khích trẻ để trẻ trả lời câu hỏi, kể chuyện, múa hát, gợi ýđể trẻ nói những điều mà trẻ biết qua đó trẻ tự khẳng định mình, tự tin vữngvàng hơn.VD: Trong lớp tôi cháu Gia Huy là cháu tự kỷ, rất nhút nhát ít tham giavào các hoạt động của lớp. Qua quá trình quan sát, nắm bắt được điều đó tôi đãnghiên cứu và đưa ra một số biện pháp để giúp cháu tiến bộ hơn. Trong các giờhọc khi đặt ra câu hỏi tôi thường gọi cháu trả lời, giờ âm nhạc một mình cháukhông dám lên múa hát, tôi cho cháu lên biểu diễn cùng các bạn. Trong khi cháubiểu diễn tôi luôn luôn tạo cho trẻ thật thoải mái đó là cho cháu lên chọn nhữngđạo cụ âm nhạc mà trẻ yêu thích nhất . Bên cạnh đó tôi cùng lên hát và biểu diễnvới trẻ. Mỗi khi trẻ hát xong tôi động viên và cho các bạn vỗ tay thật to. Nhờvậy trẻ đã tự tin hơn rất nhiều, thích tham gia các hoạt động của lớp…Đến thờiđiểm này cháu đã mạnh dạn rất nhiều, thường xuyên trả lời các câu hỏi của côtrong các tiết học.13Cháu Gia Huy hát cùng với côNgoài việc động viên, khen ngợi, tạo nhiều cơ hội để trẻ thêm tự tin thìviệc kích thích sự tò mò ở trẻ để giúp trẻ trở nên tự tin hơn. Bởi vì đó chính làlúc bé khám phá thế giới xung quanh và kiểm nghiệm xem mình có thể làm gì.Những lúc trẻ tìm tòi, khám phá như vậy, tôi cần luôn theo sát để đảm bảo sự antoàn cho trẻ và những lúc trẻ không hiểu hết những sự vật, hiện tượng xungquanh mình cô sẽ giải thích để trẻ dễ hiểu hơn. Nhưng để giúp trẻ học được mộtkĩ năng mới, tôi không trực tiếp tham gia vào hoạt động của trẻ mà tạo điều kiệnđể trẻ tự thử nghiệm, trải nghiệm. Để phát triển lòng tự tin của trẻ, tôi quan sátkỹ lưỡng những đặc tính nổi bật ở mỗi trẻ và khuyến khích trẻ tham gia vào cáchoạt động thích hợp với năng khiếu của bản thân. Rất nhiều trẻ thích khám pháthế giới xung quanh và tìm hiểu về sự vật hiện tượng đó như: Tại sao thìa inốclại chìm trong nước, tại sao thìa nhựa lại nổi trên mặt nước…có những trẻ lớptôi chỉ thích chơi trò lắp ghép và sau một thời gian trẻ đã biết lắp ghép ra các đồdùng có ý nghĩa14b. Thông qua mọi lúc, mọi nơi.* Thông qua giờ đón trẻ:Trên thực tế tôi nhận thấy những trẻ tự tin mạnh dạn thì trẻ tự tìm đượccho mình một trò chơi phù hợp nếu trẻ đã biết cách trẻ có thể lừa chọn cho mìnhmột trò chơi mới khác lạ hấp dẫn hơn, nhưng những trẻ nhút nhát thì có khi cảgiờ chỉ ngồi một chỗ, không dám chơi với cô, với bạn hoặc có những trẻ docông việc gia đình hoặc ốm đau phải nghỉ học lâu ngày thì khi đi học trở lại trẻthường rất lạ lẫm không được tự tin khi giao tiếp với cô và bạn khi bắt đầu mộtngày hoạt động mới. Ngoài ra tôi luôn chú trọng việc tổ chức chơi trong giờ đóntrẻ nhằm để thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ giúp trẻ có tâm trạng vui vẻ đểbước vào một ngày mới, tạo cho trẻ tình yêu đối với lớp. Ở giờ đón trẻ, lớp tôicó 2 giáo viên nên chúng tôi thường phân công nhau đón trẻ. Một cô ở ngoài cửalớp để đón trẻ, cô còn lại sẽ ở trong lớp để ổn định trẻ và tổ chức một số trò chơicho trẻ hoạt động. Giờ đón không quy định hay ép buộc trẻ phải chơi trò nàyhay trò kia mà trẻ được chơi theo nhu cầu và sở thích của mình. Có trẻ thì vềgóc hoạt động, có trẻ lại thích xem đĩa hoạt hình của mình đem đến lớp nhưngcó những trẻ thì lại rất thích gần gũi với cô giáo để trò chuyện…Ví dụ : Khi đón trẻ vào lớp để thu hút trẻ tạo cho trẻ cảm giác thoải máitôi có thể kể cho trẻ nghe câu truyện về một bạn nhỏ khi ở nhà bạn đã làm đượcnhững việc gì giúp đỡ ông, bà, bố, mẹ . Qua đó để trẻ biết cách lắng nghe mọingười và đối đáp. Sau khi kể xong tôi yêu cầu trẻ kể lại trình tự những sự việcxảy ra trong ngày nghỉ của trẻ. Điều này giúp trẻ sử dụng lời nói trong giao tiếphàng ngày, phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ: kể rõ ràng, có trình tự về sự vật,hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được. Thông qua câu truyện kể tôiđặt câu hỏi giúp các trẻ khác đưa ra ý kiến thảo luận, trả lời, đưa ra ý kiến củamình về câu truyện bạn vừa kể. Qua đó giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin, biết cáchgiao tiếp ứng sử với mọi người xung quanh.* Thông qua hoạt động góc:Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động chơi là hoạt động vô cùng quan trọngtrong cuộc sống và là hoạt động chủ đạo với trẻ mẫu giáo. Qua chơi trẻ được15giao tiếp với các bạn và cô giáo, trẻ phản ánh thế giới xung quanh thông qua vaichơi, các hình tượng. Vì vậy khi tổ chức giờ chơi, trong quá trình thỏa thuậnchơi tôi cho trẻ nêu các góc chơi trong lớp và giúp trẻ nói được thao tác, kỹ năngthể hiện từng vai chơi.Ví dụ: Ở góc phân vai tôi đặt câu hỏi gợi mở: Hôm nay gia đình có dựđịnh gì? Bố mẹ làm gì? Làm như thế nào? Con làm gì? Qua đó giáo dục trẻ biếtquan tâm chia sẻ, yêu bạn và người thân trong gia đình.Ở góc xây dựng: Tôi phân công một trẻ làm nhóm trưởng có nhiệm vụthỏa thuận và phân công công việc cho các bạn trong nhóm. Cô có thể hỏi trẻnếu đang xây dựng mà bác thợ bị đau tay thì phải làm gì?. Tương tự như vậy ởgóc bác sỹ cô gợi mở cho trẻ bằng cách hỏi trẻ: Bác sỹ khám bệnh cho bệnhnhân phải có thái độ như thế nào? Nhẹ nhàng, niềm nở hay cáu gắt? Các bác gócgia đình nấu những món ăn gì? Qua đó giúp trẻ thiết lập mối quan hệ giữa cácnhóm chơi với nhau, sau khi chơi cất đồ chơi đúng nơi quy định.Khi đến góc xây dựng tôi hỏi trẻ: “các bác đang làm gì đấy? Khi khátnước các bác làm gì? Có thể trẻ trả lời theo các cách khác nhau. Mặc dù trẻ chưabiết cách giải quyết nào là hợp lý nhất nhưng đã tìm ra cách giải quyết chonhiệm vụ chơi của mình. Như vậy đã liên kết các nhóm chơi với nhau từ đó giúptrẻ mở rộng vốn hiểu biết về xã hội, trẻ biết hợp tác với nhau trong khi chơi,phát triển khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho trẻ.16Giao lưu giữa các gócTrong giờ chơi tôi hướng dẫn trẻ giao nhiệm vụ cho các bạn trong nhómchơi qua đó trẻ đã có ý thức trách nhiệm về công việc của mình và tìm cáchhoàn thành tốt công việc được giao.* Thông qua hoạt động ngoài trời:Với trẻ lứa tuổi mầm non tâm hồn như một tờ giấy trắng. Các cháu thấymọi vật xung quanh mình đều rất lạ, muốn khám phá. Trẻ mầm non khi đến lớpđược tham gia rất nhiều các hoạt động khác nhau. Là một cô giáo tôi luôn đề caohiệu quả của từng hoạt động. Khi cho trẻ tham gia hoạt động tôi luôn đặt ra chomình một câu hỏi : Để mỗi một hoạt động tôi phải dùng những biện pháp phùhợp nhất để đạt hiệu quả. Qua hoạt động đó các cháu được học hỏi và tiếp thuđiều gì?. Chính vì vậy với tôi không chỉ chú trọng giờ học mà tôi luôn chú trọngvào các hoạt động chơi của trẻ. Nếu như trong các tiết học và hoạt động góc,môi trường của trẻ thường xuyên ở trong lớp. Với hoạt động ngoài trời trẻ đượcra ngoài , được tận hưởng những điều kiện của tự nhiên như: Nước, ánh nắngmặt trời, không khí trong lành, được vận động tự do thoải mái, đáp ứng nhu cầuvận động của trẻ. Đây là một hoạt động giúp cô giáo dục kỹ năng sống cho trẻ17rất hiệu quả đặc biệt là các kỹ năng như: Nhận thức, giao tiếp, tình cảm quan hệxã hội, thẩm mỹ.Khi tổ chức cho trẻ hoạt động lao động, tôi không để trẻ làm tập chung vềmột nhóm mà tôi phân công tổ 1 tưới cây, tổ 2 nhổ cỏ, tổ 3 nhặt rác và lá vàng.Khi trẻ đang làm,tôi cùng làm với trẻ và trò chuyện với trẻ: Tại sao phải tướinước cho cây? Nhổ cỏ để làm gì? Sao lại phải nhặt rác cho vào thùng rác? Ở nhàcon cũng trồng cây thì con phải làm gì cho cây phát triển tốt? Qua đó cô giáodục trẻ thực hiện một số quy định ở lớp, gia đình như vâng lời ông, bà, bố, mẹ,nơi công cộng như ăn bánh kẹo phải bỏ vỏ vào thùng rác. Khi cho trẻ tham giavào hoạt động lao động: Trẻ được chăm sóc cây xanh: tưới nước, làm cỏ chocây. Khi trẻ thực hiện tôi luôn quan sát, hướng dẫn và trò chuyện với trẻ. Cáccon đang làm gì? Tưới cây để làm gì? Trồng cây có ích lợi gì? Với hình thức tròchuyện nhẹ nhàng như vậy trẻ hiểu hơn về kỹ năng sống: Trẻ biết quan tâm đếnmọi người, mọi vật xung quanh. Trẻ biết tầm quan trọng của việc mình làm, có ýthức hơn trong cuộc sống. Trẻ không hái hoa, bẻ cành ngược lại trẻ biết giữ chomôi trường luôn xanh, sạch, đẹp. Từ đó làm nhiểu việc có ích cho xã hội.Ảnh: trẻ lao động và chăm sóc vườn trường18* Thông qua giờ ăn:Đối với trẻ mầm non giờ ăn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáodục kỹ năng tự phục vụ và kỹ năng vệ sinh văn minh trong ăn uống. Chính vìvậy thông qua giờ ăn tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trên trẻ.Tôi dạy trẻ cách sử dụng các đồ dùng, vật dụng khác nhau trong ăn uống để sửdụng đúng với chức năng một cách chính xác. Dạy trẻ biết giữ gìn những đồdùng đó sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Dạy trẻ ăn uống từ tốn không vội vã, biếtnhặt cơm rơi để vào đĩa. Biết giúp cô xếp thìa vào đĩa, bê về từng bàn, biết chiacơm cho bạn. Dạy trẻ ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm để có đủ chất cho cơthể phát triển khỏe mạnh. Thông qua đó dạy trẻ một số món ăn, thực phẩmthông thường và ích lợi của chúng. Biết công sức lao động của các cô, các bácnông dân, quý trọng sức lao độngThực hiện được một số việc tự phục vụ trongsinh hoạt, có một số thói quen và hành vi tốt trong sinh hoạt.Thói quen này chỉ hình thành ở mỗi cá nhân trẻ khi chúng ta cho trẻ hàngngày được thực hiện. Một ngày, hai ngày trẻ có thể không nhớ nhưng nhiềungày trẻ sẽ có thói quen và ý thức khi tham gia bất cứ hoạt động nào của lớp.Kết quả đạt được đó là giờ ăn lớp tôi các cháu không còn nói chuyện riêng,không rơi vãi cơm ra bàn. Các cháu ăn ngon miệng, ăn nhanh, ăn hết suất củamình.19Hình ảnh trẻ trong giờ ăn* Các hoạt động khácNgoài giờ học, các hoạt động chơi, hoạt động ăn cô cần giáo dục kỹ năngcho trẻ mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động khác nhau. Khi ở nhà bé vẫn đượcbố mẹ lau mặt hoặc khát nước bé lại được bố mẹ lấy nước cho trẻ uống. Cònmỗi khi trẻ ngã bẩn tay, chân quần áo bé lại được bố mẹ bế đi thay quần áo, rửatay chân sạch sẽ. Nhưng khi bé đến trường phải thực hiện theo đúng chế độ sinhhoạt một ngày của trẻ. Một ngày của trẻ bao gồm những công việc gì mà trẻ phảitự làm như: trẻ phải biết tự mình rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh,phải biết xúc cơm như thế nào cho đúng, biết lấy khăn lau miệng…Đây là côngviệc trẻ phải tự làm chứ không thể nhờ ai làm hộ mình được và đó là kỹ năngkhông thể thiếu trong mỗi trẻ vì nó còn giúp trẻ hình thành hành vi và thói quentốt cho trẻ sau này.20Trẻ rửa tay trước giờ ănTrẻ xúc miệng nước muối sau giờ ănTrẻ tự cởi áo khi thấy nóngTrẻ đang học cách gấpTôi làm bảng phân công và theo dõi trẻ trực nhật, nói rõ công việc, vai tròcủa những trẻ trực nhật. Người thực hiện nhiệm nhật vụ trực phải làm chu đáovà có trách nhiệm với việc được phân công. Trong giờ học tổ trực nhật lấy đồdùng phát cho các bạn, thu dọn và cất đồ dùng đồ chơi …Qua đó rèn cho trẻ thóiquen nề nếp, sự cố gắng, sáng tạo và đề cao tinh thần trách nhiệm với tập thểVD: Trong các hoạt động hàng ngày tôi cho trẻ chia bút, vở, kê bàn, xếpghế, lau bảng, thu bài, phơi khăn mặt,sắp xếp đồ chơi, giờ ngủ cho trẻ giúp cô kêgiát giường, trải chiếu …21Hình ảnh trẻ giúp cô sắp xếp đồ chơiTrong các giờ hoạt động ngoài trời, vệ sinh cá nhân tôi luôn hướng dẫn vàthực hiện cùng trẻ, tôi vừa làm vừa trò chuyện cùng trẻ tạo cho trẻ môi trườnggần gũi, thân mật, từ đó trẻ tự tin, mạnh dạn, hoạt bát hơn.VD: Tôi cùng trẻ nhổ cỏ, chăm sóc cây cảnh, nhặt rác trên sân trường, laurửa, sắp xếp các giá đồ chơi, gấp chăn chiếu, phơi khăn rửa mặt, kê giátgiường….Bác Hồ đã nói “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.Vìvậy tôi luôn khuyến khích động viên trẻ tự hoạt động, tự phục vụ bản thân mìnhtừ những công việc nhỏ nhất để hình thành cho trẻ tính tự lậpNgoài ra trường còn tổ chức các ngày hội, ngày lễ: Trung thu, noel, ngàyquốc tế phụ nữ mùng 8 tháng 3, ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Trong nămhọc 2014 vừa qua các con đã được sang Bát tràng thăm quan. Qua hoạt độngngoại khóa này trẻ hiểu hơn và thêm yêu những nghề truyền thống của dân tộcmình… Việc cho trẻ đi tham quan, cũng là giáo dục trẻ các kỹ năng sống rất cầnthiết như đi lại nơi công cộng, cách ứng xử – hành vi văn minh đối với mọingười. Qua đó giúp trẻ trải nghiệm thực tế và những kỹ năng sống cũng đượchình thành tốt hơn.22Cô giúp trẻ tập gói bánh trưng trong ngày tết nguyên đánKết quả: Qua việc tổ chức các giờ học, các các hoạt động trong ngày ởtrường mầm non, qua các hoạt động ngoại khóa cho trẻ đã rèn luyện cho trẻ nềnếp thói quen tốt, rèn tính kiên nhẫn, kỹ năng hợp tác với mọi người, phát triểncho trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tự tin, phát triển tình cảm nhận thức ởtrẻ, hình thành cho trẻ tính tự lập không ỷ lại vào người khác, đây chính lànhững kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này.4. Kết hợp phương pháp dùng trò chơi, tạo tình huống:Trẻ học được các kỹ năng bằng cách tham gia vào các trò chơi. Thông quatrò chơi, giúp cháu có sự tự tin, biết phối hợp chơi cùng bạn và có trách nhiệm vớinhóm chơi của mình. Nên tôi đã tìm và cho trẻ chơi nhiều trò chơi như:Trò chơi đóng vai, khi đóng vai trẻ được hòa nhập vào xã hội thu nhỏ,biết bản thân mình thể hiện vai gì và có những ứng xử và hành động phù hợp.Hoặc các trò chơi có luật như: Trò chơi vận động, trò chơi dân gian, giúp trẻ có23sự hợp tác với nhau trong nhóm chơi, biết phối hợp và đoàn kết chơi với nhau.Qua đó tôi giáo dục cháu các kỹ năng sống như: Nhường nhịn, chia sẻ, mạnhdạn, tự tin thể hiện mình.VD; Trong giờ hoạt động giao lưu tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Độinào chiến thắng”,Trò chơi kéo co, bịt mắt bắt dê…Qua trò chơi này tôi rèn chotrẻ kỹ năng hợp tác, tinh thần đoàn kết .Hình ảnh trẻ chơi trò chơi “Cùng tìm nhanh”VD : Trong một ca hoạt động lao động của lớp tôi có 25 trẻ. Với buổi hoạtđộng lao động gồm các nội dung lau lá cây, tưới cây. Khi chuẩn bị đồ cùng chohoạt động lao động tôi cố tình chuẩn bị không đủ đồ dùng cho trẻ sử dụng Khixảy ra tình huống đó tôi thấy các nhóm trẻ đã bàn bạc, thỏa thuận và đưa ra cáccách giải quyết khác nhau.+ Trẻ có thể nhường nhau+ Trẻ có thể thưa cô để cô giải quết+ Có thể trẻ sẽ tranh giành đồ dùng của nhau24Như vậy chỉ với một tình huống rất nhỏ mà tôi đưa ra tôi đã rèn cho trẻcách xử trí thông minh, nhanh nhẹn và tìm giải pháp đúng đắn nhấtNgoài hoạt động trên tôi thường tạo những tình huống cho trẻ xử lý để tậptính nhanh nhẹn, bình tĩnh tìm giải pháp đúng đắn nhất.Kết quả: Đây là phương pháp có hiệu quả nhất. Bởi qua trò chơi trẻ sẽ cóđược những thái độ, hành vi tích cực, những kỹ năng ứng xử đúng đắn, phù hợp,nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với tập thể. Và đặc biệt trò chơicòn giúp cho trẻ tăng cường khả năng giao tiếp với bạn, với cô, với người lớndần mang đến sự tự tin, mạnh dạn cho trẻ. Như vậy, qua hoạt động này, tôi thấytrẻ lớp tôi đã “trưởng thành” hơn hẳn. Trẻ độc lập, chủ động giải quyết các tìnhhuống có vấn đề và hơn hết là biết giải quyết cùng nhau, biết bàn luận, mạnhdạn đưa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn và lựa chọn giải pháp phùhợp.5. Động viên, khuyến khích, nêu gương, khen thưởng kịp thời:Một điều không thể thiếu để giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp của mìnhđó chính là bầu không khí trong lớp học rất ảnh hưởng tới sự giao tiếp của trẻ.25