Một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THCS
Năm an toàn giao thông 2021 có chủ đề ““Nâng cao hiệu lực, hiệu cuả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông”. Để thực hiện hiệu quả các giải pháp bào đảm trật tự an toàn giao thông trong tháng cao điểm (tháng 9), lực lượng cảnh sát gia thông toàn tỉnh đã phối hợp các đơn vị chức năng thực hiện quyết liệt đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Theo số liệu thống kê, qua 8 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh Nghệ An có vụ tai nạn giao thông, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid – 19 nên năm nay Ban ATGT tỉnh vá các địa phương không tổ chức ra quân tháng cao điểm bào đảm trật ATGT. Tuy nhiên công tác tuyên truyền vẫn được đặc biệt chú trọng.
Với đơn vị là trường học đối tượng HS là bậc THCS nên việc giáo dục an toàn giao thông ngay từ đầu năm học là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay trong các trường học. Với vai trò là một giáo viên, tôi nhận thức được vấn đề đội mũ bảo hiểm, đi đúng phần đường quy định, không điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi đối với HS cấp THCS là vấn nạn cần khắc phục bằng nhiều hình thức khác nhau.
Trường THCS Nghi Thủy đã cho kí cam kết việc thực hiện ATGT ngay từ đầu năm học. Siết chặt việc không đội mũ bảo hiểm bằng cách tịch thu xe gắn máy, xe điện khi bắt gặp bất cứ thời điểm nào trong ngày. Phạt tiền đối với những bạn chở 2, 3 mà không tuân thủ các yêu cầu nguyên tắc của pháp luật đã quy định. Đối với độ tuổi và phương tiện điều khiển.
Hàng ngày GV cần theo dõi chấm thi đua và kiểm tra trên xe điện có treo mũ bảo hiểm không. Nhắc nhở, đôn đốc thường xuyên không để HS có chỗ hở để lừa dối và thiếu trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh.
Cho các em HS phát hiện và tố cáo lẫn nhau. Phối hợp với khối xóm và đoàn viên thanh niên giám sát khi không đến trường vào thời điểm cũng như ngoài giờ học.
Phối hợp với đội công an giao thông thị xã tuyên truyền, giáo dục bằng các buổi ngoại khóa để giúp các em HS thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ chính mình và những người thân yêu khi tham gia giao thông. Có như vậy mới giảm thiểu được những điều không mong muốn xảy ra. Tiếng nói phát thanh măng non hàng ngày là cách truyền lửa nhanh và hiệu quả nhất đối với HS bậc THCS.
Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh:
– Giáo dục học sinh nắm vững các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, trọng tâm là: các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với từng cấp học; quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; quy định về điều kiện được điều khiển mô tô, xe gắn máy; quy định về nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi điều khiển mô tô, xe gắn máy.
– Phổ biến cho học sinh các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn và hậu quả phải gánh chịu khi vi phạm.
– Giáo dục, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong học sinh.
– Nếu đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm và chấp hành đúng luật giao thông đường bộ
– Đi xe đạp không không lạng lách, không đi hàng hai, hàng ba, không chở quá số người quy định khi tham gia giao thông
“Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông”; “An toàn giao thông – trách nhiệm của mỗi người”; “Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”; “Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường”; “Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông”; “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy”; “Ứng xử thân thiện và văn hóa khi tham gia giao thông”; “Chấp hành nghiêm túc mọi quy định của pháp luật về giao thông”.
Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, có hình thức kiểm tra, giám sát hàng ngày đối với học sinh.
– Tổ chức họp phụ huynh học sinh cho ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa có giấy phép lái xe và đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe đạp điện tham gia giao thông.
– Đưa các tình huống xảy ra khi tham gia giao thông để học sinh thảo luận và đề ra phương án giải quyết trong các giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa.
– Căn cứ vào những quy định về an toàn giao thông nếu học sinh lớp vi phạm căn cứ vào mức độ nặng nhẹ để xếp loại hạnh kiểm cuối năm.
Nhiều giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường
(ĐCSVN) – Với vai trò là Bí thư Đoàn Trường Đặng Trần Côn, phường Thuận Hòa, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, người trực tiếp tổ chức các hoạt động thanh niên và các phong trào thi đua của học sinh trong và ngoài nhà trường, tôi đã vận dụng tài liệu giảng dạy về ATGT được tâp huấn vào việc giáo dục các kỹ năng cho học sinh.
Các cuộc thi về ATGT được tổ chức thường xuyên để nâng cao nhận thức cho học sinh
Ảnh: Thế An
Hiện nay, tai nạn giao thông là vấn đề mang tính toàn cầu, là thách thức lớn đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới. Học sinh các cấp học là nhóm dễ bị tổn thương trong quá trình tham gia giao thông. Chính bởi vậy, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm hiện thực hóa chủ trương xây dựng “Văn hóa giao thông”.
Theo thống kê từ Ủy ban An toàn Giao thông (ATGT) Quốc gia, trong9 tháng đầu năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/9/2020), toàn quốc xảy ra 10.354 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.876 người, bị thương 7.609 người. So với 9 tháng đầu năm 2019, số vụ tai nạn giao thông (TNGT) giảm 2.321 vụ (giảm 18,31%), số người chết giảm 783 người (giảm 13,84%), số người bị thương giảm 2.010 người (giảm 20,9%).
Đặc biệt, tai nạn giao thông xảy ra đối với trẻ em ở lứa tuổi học sinh đang được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, là mối lo chung của toàn xã hội. Theo thống kê, trung bình mỗi năm có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả nước. Tình trạng trẻ em vi phạm quy tắc giao thông khi điều khiển xe máy điện diễn ra phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ TNGT.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng về TNGT tại lứa tuổi học sinh, một trong số đó phải kể tới nhận thức của các em chưa được nâng cao. Vấn đề đặt ra chính là làm thế nào để tăng cường ý thức tham gia giao thông cho trẻ, tăng cường nhận thức ATGT cho các bậc phụ huynh. Để thực hiện được điều đó, cần phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bên liên quan: Gia đình – Nhà trường – Xã hội. Trong đó, chủ động hướng học sinh vào viêc phát triển các kỹ năng nhận diện và đối phó một cách an toàn với các tình huống nguy hiểm là nhiệm vụ đăt ra hàng đầu trong công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường. Nhân diện và đối phó được với các tình huống nguy hiểm giúp các em hạn chế được TNGT và các rủi ro khác khi tham gia giao thông.
Với vai trò là Bí thư Đoàn trường, tôi đã trực tiếp tổ chức các hoạt động thanh niên và các phong trào thi đua của học sinh trong và ngoài nhà trường đã vận dụng tài liêu giảng dạy về ATGT được tâp huấn vào việc giáo dục các kỹ năng cho học sinh.
Qua đó, tôi đã triển khai 3 giải pháp gồm: Tổ chức các hội thi tìm hiểu về Luât ATGT, các buổi tuyên truyền dưới cờ; Tổ chức các hội diễn tiểu phẩm, Hội thi rung chuông vàng về ATGT; Tổ chức giảng dạy các nội dung về kỹ năng nhân diện và đối phó với các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông theo nội dung của tài liêu tập huấn về giáo dục ATGT trong trường học.
Để có được các kỹ năng cần thiết, theo tôi đầu tiên cần trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về luật ATGT. Để những kiến thức tiếp cận với học sinh một cách hiệu quả nhất chỉ thông qua hội thi trắc nghiêm.
Nhận thấy được điều đó ngay từ đầu năm học, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu để xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Luật giao thông đường bộ và tổ chức hội thi cho học sinh toàn trường. Đồng thời, tiến hành trao thưởng cho những tập thể và cá nhân xuất sắc trong hội thi.
Bên cạnh công tác tổ chức hội thi trắc nghiêm, công tác giáo dục tuyên truyền luât ATGT trước cờ cũng được chú trọng quan tâm, tôi đã tham mưu nhà trường mời các đồng chí Cảnh sát giao thông về nói chuyên tuyên truyền với các em trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.
Bên cạnh công tác giáo dục pháp luât, để nâng cao hiệu quả trong viêc giáo dục các kỹ năng cho học sinh, tôi đã phát động các hội thi Rung chuông vàng về an toàn giao thông tại cơ sở, thi cấp thành phố. Qua đó, các kiến thức về an toàn giao thông cũng như các tình huống nguy hiểm giả định, các kỹ năng đối phó cần thiết khi găp những tình huống nguy hiểm cũng được truyền tải đến học sinh dễ dàng hơn và đem lại hiêu quả cao hơn.
Để nâng cao hiêu quả của công tác giáo dục rèn luyên kỹ năng, tôi đã tổ chức hội diễn dưới dạng sân khấu hóa các tiểu phẩm về ATGT. Qua đó, các kiến thức pháp luât cũng như các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông được học sinh nghiên cứu, tìm hiểu và mang lại hiêu quả cao khi chính các em trải nghiêm và nhập vai vào các tình huống đó. Hiêu quả mang lại của các hội thi mang tính giáo dục và rèn luyên kỹ năng một cách hiệu quả hơn, mang lại hứng thú hơn cho các em.
Song song với viêc tổ chức các hoạt động trên, tôi đã nghiên cứu các bài dạy của tài liệu đã tâp huấn để giáo dục cho học sinh trước cờ. Cùng với viêc tham khảo thêm các video có liên quan từ youtube, anh đã truyền tải đến học sinh các kiến thức và các tình huống nguy hiểm thực tế khi tham gia giao thông, đồng thời sau mỗi đoạn phịm về tai nạn, học sinh đều được phát biểu về các tình huống nguy hiểm đó và cách phòng tránh các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông thực tế.
Qua các buổi sinh hoạt dưới cờ và các đoạn phim thực tế, các tình huống giả định theo tài liêu giảng dạy, hầu hết các em đều nắm được cách nhân diện các tình huống nguy hiểm và thảo luận được cách phòng tránh và đối phó với các tình huống nguy hiểm đó môt cách chủ động, an toàn. Qua các buổi sinh hoạt này, hiệu quả mang lại rất khả quan, các em hứng thú khi tham gia các hoạt động. Các câu hỏi thảo luận nêu lên được các em tiếp nhận một cách chủ đông, thảo luận sôi nổi và đều có các phần quà nhỏ cho mỗi câu hỏi nên các em tham gia môt cách tích cực và sáng tạo, giải quyết được các vấn đề đăt ra.
Ngoài các bài học theo tài liệu, tôi đã thiết kế riêng các khẩu hiệu ngắn gọn, dễ nhớ để học sinh tiếp cận nhanh hơn trong viêc rèn luyên các kỹ năng, đồng thời tải các đoạn phim tai nạn giao thông thực tế theo những vấn đề tuyên truyền để học sinh quan sát, đúc rút thêm kinh nghiêm cho bản thân trong quá trình tham gia giao thông…/.
Trần Thế An