Một số biện pháp dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3 -4 tuổi, thông qua mọi lúc mọi nơi tại lớp 3 tuổi …

Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” Đúng vậy chúng ta cần phải dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ và bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như: Kê bàn, kê giường, xúc cơm…Kỹ năng tự phục vụ là yếu tố quan trọng có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công. Dạy cho trẻ biết những kỹ năng tự phục vụ và giúp trẻ ý thức được bản thân, đây là cơ hội tốt nhất giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống. Giúp trẻ nâng cao tính tự giác, tự lập, trẻ còn tạo dựng được tính tập thể, biết quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh.

Sự tự tin, cách ứng xử của trẻ và hiểu biết của chúng về thế giới xung quanh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường giáo dục mầm non và quan hệ tương hỗ giữa giáo viên và trẻ. Nhận thức được điều đó nên tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số biện pháp dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Mẫu giáo 3 – 4 tuổi, thông qua mọi lúc mọi nơi tại lớp 3 tuổi C1 Trường mầm non Bản Ngoại”.

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2019- 2020 của nhà trường, năm học 2019- 2020,

tôi được phân công giảng dạy tại lớp mẫu giáo 3 tuổi C1 Trường Mầm non Bản Ngoại với tổng số trẻ là 27 cháu, trong đó có 13 trẻ nam và 14 trẻ nữ. Các cháu đều khỏe mạnh,  ngoan ngoãn, hiếu động, thích khám phá, học hỏi, tích cực tham gia vào các hoạt động. Để phát huy ở trẻ khả năng sáng tạo, tính độc lập, sự mạnh dạn, tự tin, và biết thực hiện thành thạo các kỹ năng tự phục vụ, bản thân tôi nhận thấy cần tích cực dạy cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ mọi lúc mợi nơi.

         Để giúp trẻ thực hiện tốt các kỹ năng tự phục vụ, tôi đã áp dụng một số biện pháp như:

Lựa chọn những kỹ năng phù hợp với độ tuổi như: Dạy trẻ tự rửa mặt, vệ sinh cá nhân, tự lấy ghế, cất đồ chơi đúng nơi quy định, kê bàn, kê giường…

Cô giáo có thể trẻ phát triển các kỹ năng tự phục vụ thông qua việc tổ chức lồng ghép các hoạt động và ở mọi lúc mọi nơi. VD: Khi chơi ở hoạt động góc trẻ tự lấy đồ chơi và cất đúng nơi quy định, giờ ăn trẻ có thể hộ cô kê bàn và lấy khăn lau lấy đĩa đựng cơm rơi, giờ ngủ trẻ tự kê giường lấy gối, buổi chiều trẻ cùng cô sắp xếp đồ dùng… Cô giáo có thể sử dụng nhiều hình thức khuyến khích động viên trẻ hứng thú thực hiện các kỹ năng tự vục vụ.

Xây dựng kế hoạch

dạy

kỹ năng tự phục vụ cho trẻ

: Cô giáo cần xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm dựa trên kế hoạch của nhà trường để đưa ra những nội dung phù hợp tránh tình trạng bỏ sót các hoạt động.

– Cô giáo và phụ huynh cần xây dựng môi trường để dạy kỹ năng cho trẻ: Gia đình và nhà trường đều phải phối hợp tạo môi trường, và là những tấm gương cho trẻ noi theo.

– Lồng ghép nội dung dạy kỹ năng cho trẻ vào các hoạt động mọi lúc mọi nơi: Trong các hoạt động cô đều có thể dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ:

VD: Hoạt động chuyện: Gấu con bị sâu răng. Cô kể cho trẻ nghe và giáo dục trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh bị sâu răng.

-Công tác tuyên truyền với phụ huynh:

Việc phối hợp với phụ huynh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ để giúp các kỹ năng mà trẻ được dạy ở lớp được rèn luyện và thực hành ngay tại nhà là điều vô cùng cần thiết. Tuyên truyền cho phụ huynh thấy rằng nên cân bằng giữa việc nuôi dưỡng và khuyến khích sự độc lập để trẻ khám phá và trải nghiệm giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống. Thường thì phụ huynh thấy trẻ tiếp xúc với một việc làm mới mẻ thường sợ trẻ không làm được. Trong số các nguyên nhân trẻ không làm những công việc tự phục vụ là do phụ huynh không hướng dẫn trẻ làm và thường làm hộ trẻ. Nhiều phụ huynh vì quá yêu thương bao bọc trẻ làm hết hộ trẻ mà không biết rằng điều đó vô tình dẫn đến việc trẻ thiếu hụt không biết cách tự phục vụ bản thân. Do đó trẻ thường hay ỷ lại nên việc rèn trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Cô nên trao đổi với phụ huynh về lợi ích của việc rèn kỹ năng tự phục vụ để phụ huynh nắm được nội dung, phương pháp hướng dẫn dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ từ đó cô phối hợp cùng với phụ huynh dạy trẻ.

Qua thời gian nghiên cứu, với sự nỗ lực của bản thân và học sinh, cô và trẻ đều phấn khởi hào hứng, trẻ đã thực hiện tốt các kỹ năng tự phục vụ và phối hợp cùng với các bạn cùng thực hiện, trẻ đã mạnh dạn, tự tin, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết khi tham gia các hoạt động, và đặc biệt trẻ có thể thực hiện tốt các kỹ năng tự phục vụ ở mọi lúc mọi nơi mà không cần sự giúp đỡ của người lớn.